Thảo luận:Quyền lực phân lập

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bình luận[sửa mã nguồn]

Đồng ý rằng khái niệm tam quyền phân lập được lần đầu tiên đề cập đến như bài viết “Tam quyền phân lập” trên Tự điển. Tuy nhiên, có vẻ như chưa có tài liệu nào nói rõ hơn về nguồn gốc xuất xứ của khái niệm quan trọng này. Ý nghĩa xuất xứ của khái niệm này quan trọng đến nỗi một số nhà nước đã cố tình gán ghép khái niệm trên vào bản chất của một mô hình chính quyền nào đó mà họ không theo đuổi, thường là nhà nước tư sản. Mục tiêu là nhằm phủ nhận tính tích cực của mô hình tam quyền phân lập. Tuy nhiên, những nguyên lý của tam quyền phân lập có vẻ như là bắt nguồn từ các tôn giáo. Phật giáo chẳng hạn, đã thể hiện nguyên lý của mô hình này khi có đủ ba công cụ như trên để quản lý muôn loài (tạm gọi là thế) Sách kinh: tượng trưng cho tinh thần của hiến pháp, tức sản phẩm bằng văn bản cao nhất của quá trình lập pháp. Phật tổ, Phật như lai, hệ thống các chùa: hành pháp. Trong đó, việc truyền bá những đạo lý có tính chất gần giống như luật pháp, nhưng có phần lý tưởng hơn và cao siêu hơn. Diêm vương và địa ngục: tư pháp Hay Thiên chúa giáo: Kinh thánh: tượng trưng cho tinh thẩn của hiến pháp. Đức Chúa, hệ thống các nhà thờ: tượng trưng cho hành pháp. Địa ngục, quỷ sứ: tượng trưng cho tư pháp Không biết còn tôn giáo nào có những mô phỏng như mô hình này hay không? Dĩ nhiên, sự so sánh và phân chia "quyền" trong tôn giáo không thể rạch ròi như khái niệm hiện có, vì tôn giáo trên đã ra đời hơn 2000 năm trước.Tuy nhiên. tính minh bạch, các đại diện quyền không can thiệp vào công việc của nhau trong mô hình của tôn giáo phải nói là lý tưởng, và vì thế vượt xa mọi mô hình tam quyền phân lập (three branches of government) hiện có. Như vậy, có vẻ như mô hình tam quyền phân lập còn biểu hiện cho những nguyện ước về mặt tâm linh của loài người ở cả đông và tây bán cầu. Đó là mơ ước được sống hòa bình trong công bằng. Điều này còn cho thấy, các mô hình quản lý nhà nước và các nguyên lý của tôn giáo có những điểm chung mà, nếu chống lại thì có vẻ giống như quay bánh xe lịch sử theo ý mình. Nếu xét trên quan điểm của quản trị học, tam quyền phân lập là sự phân quyền cho ba đối tượng riêng biệt thực hiện ba giai đoạn của quá trình quản lý: 1.Lập pháp thực hiện việc đề ra các định hướng, mục tiêu (planning) mà xã hội hướng dến. 2.Hành pháp thực hiện việc triển khai các công việc cụ thể (organising)nhằm đạt tới các mục tiêu đề ra 3.Tư pháp thực hiện việc kiểm tra, giám sát các công việc của xã hội (controlling) và mảng hành pháp xem có vận hành nhằm đạt đến các mục tiêu hay không. Tất nhiên nếu xét như thế có phần đơn giản, nhưng rõ ràng là việc phân quyền này giúp cắt khúc quá trình quản lý xã hội nhằm tránh việc có một thế lực độc tôn kiểm soát cả ba giai doạn của quá trình quản lý nói chung (tức lập kế hoạch, triển khai thực hiện và kiểm tra đánh giá).

Mô hình tam quyền phân lập cũng được áp dụng vào quản lý doanh nghiệp. Hội đồng quản trị, đại hội cổ đông có vai trò như lập pháp, với bản điều lệ công ty gần như là một dạng hiến pháp nội bộ. Giám đốc điều hành giữ vai trò hành pháp, Ban kiểm soát, các công ty kiểm toán giữ vai trò tư pháp.

Như vậy, việc chia nhỏ hay cắt khúc quy trình quản lý và giao cho những đối tượng khác nhau thực hiện là nhằm loại trừ việc kiểm soát hệ thống bởi một đối tượng duy nhất, điều chỉ có được ở các công ty TNHH một thành viên, hay các chế độ phong kiến ở Việt Nam hay Trung Hoa xa xưa. Suy ra chế độ phong kiến và một số chế độ độc tôn khác là phản khoa học, phản tín ngưỡng ở điểm chỉ có duy nhất một người hoặc nhóm người nắm cả ba quyền. Sự sụp đổ và biến mất của chế độ phong kiến kiểu cũ là sự vận hành bình thường của các quy luật về quản lý.

Một cách hết sức vắn tắt và đơn giản, tam quyền phân lập là sản phẩm của tôn giáo, là sự áp dụng khoa học quản lý vào lĩnh vực chính trị mà ngẫu nhiên (hay có chủ đích? Cần nhiều nghiên cứu hơn nữa) từ xa xưa đã được tôn giáo đề ra. Tam quyền phân lập không phải là sản phẩm cũng như thành tích của nhà nước tư sản. Đó là sự kết tinh trí tuệ của loài người ở cả đông và tây bán cầu. Nếu quả đúng như thế, Montesquieu trong Spirit of the Laws lẽ ra phải ghi nhận sự đóng góp của tôn giáo vào mô hình này. Có lẽ, Liên hiệp quốc phải nên công nhận và cũng như bảo trợ các nước thực hiện như đúng theo tinh thần thành lập LHQ, tức hợp tác quốc tế để gìn giữ hòa bình. Mà chiến tranh và mầm mống chiến tranh dường như là sản phẩm của các chế độ độc tài (dictatorship). Không nghi ngờ gì khi cho rằng đây là một nguyên lý quan trọng nhất của xã hội loài người mà chính Liên hiệp quốc phải có nghị quyết buộc các nhóm cầm quyền thực hiện. Không giải quyết tận gốc vấn đề, xem ra LHQ cũng chỉ là diễn đàn (tức là nơi trình diễn là chính, chứ không phải là nơi hành động thực sự diễn ra) của các chính trị gia, trong số đó không ít là những kẻ độc tài, mà thôi.

(Sửa ngày 4 tháng 7 năm 2007, Nguyễn Lê Vinh, email: vinhnle@gmail.com) 203.162.3.147 02:56, ngày 15 tháng 7 năm 2007 (UTC)0 Nov 25, 2008 Nguyễn Lê Vinh 58.186.86.167 (thảo luận) 02:32, ngày 25 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Không nhất thiết luôn là "Tam"[sửa mã nguồn]

Sự phân chia, kiềm chế, kiểm tra, cân bằng... quyền lực trong Nhà nước thường là ba nhánh: lập pháp, hành pháp và tư pháp; nhưng cũng có nhiều cách phân chia đa dạng khác. Cần đổi lại tên bài.--113.190.157.21 (thảo luận) 04:33, ngày 13 tháng 3 năm 2013 (UTC)[trả lời]

^ Đồng ý với ý kiến này, không nhất thiết là Tam, mà đây chỉ đơn thuần là sự phân chia quyền lực. Tam quyền phân lập có thể là một mục nhỏ trong bài này. A member of the Anime Brigade - My2ndAngelic 20:12, ngày 4 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Hành pháp quá nhiều quyền[sửa mã nguồn]

Nhánh Hành pháp có 2 quyền cơ bản là quyền hành chính và lập quy nhưng bản chất của nó là thi hành pháp luật đã làm sẵn, thì rõ rằng là 3 quyền còn gì 1 cơ quan của nhà nước mà có 3 quyền này thì e rằng sẽ lạm dụng quyền lực của mình sẽ đi đến chính phủ độc tài.các nhà chính trị và làm luật lên trả lại quyền lập quy về nhánh lập pháp .thì nhánh hành pháp 1 quyền hành chính thôi, trong khi Tam quyền phân lập này lên đổi lại quyền lực 3 cơ quan nhà nước 8.37.225.98 (thảo luận) 04:05, ngày 24 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Vậy theo bạn bài này có gì cần phải sửa? - jan Win (tl~đg) 04:07, ngày 24 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

"Tuy nhiên Quốc hội khóa XIV năm 2017 có hơn 95% số đại biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.[21][22][23]"[sửa mã nguồn]

Câu này hoàn toàn KHÔNG CÓ liên quan gì đến nội dung của đoạn văn là nói về chế độ phân quyền ở Việt Nam, và tôi cũng không hiểu là ai thêm câu này vào để làm cái gì. Tôi yêu cầu xóa bỏ nó ra khỏi bài viết. Còn nếu như các bảo quản viên và thành viên khác im lặng không có ý kiến thì tôi nói thằng tôi sẽ tự xóa. 115.74.39.100 (thảo luận) 16:31, ngày 19 tháng 8 năm 2018 (UTC)[trả lời]