Thảo luận:Thành hoàng

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Văn hóa làng xã Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Văn hóa làng xã Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về văn hóa làng xã Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Nơi thờ[sửa mã nguồn]

Tôi thấy hình như người ta ai không thờ thành hoàng trong miếu hay đền cả?Dotuanhungdaklak (thảo luận) 07:31, ngày 18 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đình làng là một loại công trình công cộng riêng có của làng xã Việt Nam, có chức năng là nơi sinh hoạt cộng đồng của làng xã đó. Thành hoàng là nhân vật được bản thân các thành viên của cộng đồng làng xã đó tôn là làm ông tổ của làng mình, do vậy thường được thờ phụng ngay chính tại đình làng đó chứ không phải một nơi nào khác, như: miếu, đền, hay chùa.--Ngokhong (thảo luận) 07:44, ngày 18 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Cám ơn Ngokhong đã giải thích. Sau khi trả lời cho Dotuanhungdaklak thì tôi mong là Ngokhong sẽ trả lời câu hỏi này của tôi: đình làng có thể xếp vào loại đền hay miếu được không? hay đền/miếu phải xếp vào loại đình? Mekong Bluesman (thảo luận) 07:55, ngày 18 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Trong kiến trúc cổ Việt Nam, đình làng là một thể loại công trình kiến trúc riêng biệt không thể lẫn với các thể loại công trình kiến trúc cổ khác như:
  • đền miếu (đền, miếu, phủ, quán): (công trình kiến trúc của tín ngưỡng dân gian hay Đạo giáo, thường thờ thần, thánh, mẫu),
  • chùa tháp: công trình tín ngưỡng Phật giáo,
  • văn miếu, văn chỉ: công trình tín ngưỡng Khổng giáo, thờ Khổng Tử và các môn đệ,
  • từ đường: thờ tổ tiên dòng họ,
  • lăng mộ: loại công trình chôn cất tưởng niệm,
  • tháp Chăm: công trình tín ngưỡng của người Chăm.
Đình làng không chỉ là công trình tín ngưỡng tôn giáo, nó còn có chức năng thứ hai (đây là chức năng quan trọng nhất) là nơi sinh hoạt cộng đồng làng xã. Về mặt này đình làng có vai trò như nhà Rông của các buôn làng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Các bạn có thể tham khảo các sách:
  • Kiến trúc dân gian truyền thống Việt Nam của tác giả Chu Quang Trứ
  • Kiến trúc cổ Việt Nam của tác giả Vũ Tam Lang.
--Ngokhong (thảo luận) 10:57, ngày 18 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Cám ơn Ngokhong đã giải thích. Mekong Bluesman (thảo luận) 11:07, ngày 18 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Để tìm dẫn chứng, tôi đã tổng hợp thêm bài sắc phong từ tư liệu tìm thấy trên mạng, điều này cứ ngỡ rõ rồi vì hình như không một thành hoàng nào lại không có sắc phong thần, càng nhiều càng linh thì phải, vì vậy hiện tại người ta không xây đình mới nữa thì phảiDotuanhungdaklak (thảo luận) 09:11, ngày 18 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tầm nhìn hẹp[sửa mã nguồn]

Bài viết này cần mở rộng và thêm tư liệu tham khảo để tránh tầm nhìn hẹp, vì khái niệm "thành hoàng" không chỉ có ở Việt Nam. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 03:25, ngày 18 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Thành Hoàng ở Việt Nam đại đa số là Thành Hoàng Làng, còn Thành Hoàng (City God) ở của người Hoa thì là Thành Hoàng Thần, xây ở các thành thị. Nên tách làm 2.--Hiếu 05:57, ngày 1 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]