Thảo luận:Thời đại đồ đồng

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án bài cơ bản
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án bài cơ bản, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về bài cơ bản. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CBài viết đạt chất lượng C.
CaoBài viết được đánh giá rất quan trọng.
Dự án Lịch sử
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Lịch sử, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Lịch sử. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CBài viết đạt chất lượng C.
Đặc biệtBài viết được đánh giá đặc biệt quan trọng.

Văn hóa Đông Sơn với trống đồng Đông Sơn có thuộc thời đại này không? Newone 00:50, ngày 27 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Thời đại đồng thau?[sửa mã nguồn]

Sách giáo khoa Lịch sử và nhiều tài liệu tới giờ vẫn còn sai. Link hữu ích: Thời đại đồng thau và văn hóa đồng thau - những thuật ngữ phản khoa học, phản lịch sử--greenknight (thảo luận) 15:14, ngày 13 tháng 5 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Trước hết, phải nói rằng tôi không đồng ý với khái niệm thời đại đồng thau nhưng trong bài viết của Lê Mạnh Chiến, được sao chép lại trên phongdiep.net, một trang web chuyên về văn thơ, thì thấy có những điểm đáng ngờ sau:
  • ...Gọi là hợp kim tự nhiên, bởi vì nó được sản xuất từ một loại quặng đã chứa sẵn các kim loại vốn tồn tại cùng một chỗ hoặc được pha trộn, sau khi tinh luyện thì thành một hợp kim. Trong thiên nhiên, đồng thường tồn tại gần với thiếc, mà thứ quặng này lại dễ tinh luyện, cho nên loài người đã biết khai thác và chế biến nó trước tiên để mở ra thời đại đồ đồng.: Phải khẳng định luôn là quặng đồng và quặng thiếc trong tự nhiên rất ít khi nằm cùng một chỗ, do hàm lượng thiếc trong tự nhiên là khá thấp (~2 ppm) so với đồng (~50 ppm) và kẽm (~75 ppm), và các khu vực chứa nhiều quặng thiếc là Đông Nam Á-Úc (từ Vân Nam qua Đông Dương tới Úc), châu Âu (Anh, Đức, Séc, Tây Ban Nha, Italy), Trung và Nam châu Phi và Nam Mỹ, trong khi quặng đồng nằm khá phân tán ở khắp nơi và đồng + chì + kẽm thường hay nằm cùng một chỗ hơn là đồng + thiếc, do vậy hợp kim đồng + thiếc khó có thể là hợp kim tự nhiên, bởi vì nó được sản xuất từ một loại quặng đã chứa sẵn các kim loại vốn tồn tại cùng một chỗ hoặc được pha trộn. Điều này được nhiều nhà khảo cổ học công nhận khi họ cho rằng Bronze Age gắn liền với giao thương mua bán thiếc vượt qua những khoảng cách lớn.
  • Sau đó vài ngàn năm, vào khoảng thế kỷ 8 trước Công nguyên, loài người mới biết sử dụng loại hợp kim thứ hai của đồng có thành phần chủ yếu là đồng và kẽm, thích hợp với phương pháp gia công bằng áp lực như gò, tán, v.v... mà tiếng Anh gọi là brass, tiếng Pháp gọi là laiton, tiếng Hán gọi là hoàng đồng 黃 銅 , còn tổ tiên chúng ta gọi là đồng thau: Sai, người ta đã biết tới hợp kim Cu + Zn + N.T khác (đồng thau) từ khoảng thiên niên kỷ 5-3 TCN (nguồn: Thornton C. P. (2007) "Of brass and bronze in prehistoric southwest Asia"), tương đương với thời kỳ người ta biết nấu luyện đồng với thiếc để tạo ra bronze chứa thiếc (Cu + Sn + N.T khác). 118.70.209.225 (thảo luận) 12:13, ngày 11 tháng 12 năm 2013 (UTC)[trả lời]