Thảo luận:Thụy hiệu

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Thụy hiệu ở các nước khác (Trung Quốc chẳng hạn) thì không rõ, nhưng tại Việt Nam, người dân thường cũng có thể tự đặt thụy hiệu cho cha mẹ mình hoặc do người đó tự đặt trước khi chết mà không nhất thiết phải là do vua ban tặng (chủ yếu trong các gia đình có truyền thống Nho học) và nó còn tồn tại đến ngày nay, cho dù những người này không có gì đặc biệt cả. Do vậy, bài này nên khảo cứu và viết lại cho đúng với thực tế hơn. Vương Ngân Hà 00:40, ngày 01 tháng 10 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Vâng, tôi đã bổ sung. Cảm ơn lời đề nghị khảo cứu. Tôi không muốn gì hơn là như vậy. --Baodo 00:52, ngày 01 tháng 10 năm 2005 (UTC)[trả lời]
Anh có thể tham khảo các bài ở đây:
  1. en:Posthumous name
  2. fa:نام پسامرگ
  3. ja:諡
  4. zh:谥号

và bài này có lẽ nên cho thuộc các chủ đề về các tên gọi của người Trung Quốc/Việt Nam/Triều Tiên hơn là các chủ đề về Phật giáo. Vương Ngân Hà 01:11, ngày 01 tháng 10 năm 2005 (UTC)[trả lời]

OK, để stub bài này, tôi sẽ xem bài họ viết ra sao rồi dịch. Rất hay, nhưng quá chi tiết. --Baodo 01:25, ngày 01 tháng 10 năm 2005 (UTC)[trả lời]
Thụy hiệu không thể nào là tên cúng cơm được. Tên cúng cơm là tên được đặt khi mới được sinh ra và là tên ghi trong giấy khai sinh. Casablanca1911 16:04, ngày 10 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy trên vdict.com định nghĩa thế này. CS thử kiểm tra lại trong từ điển tiếng Việt khác xem sao. Nguyễn Thanh Quang 16:16, ngày 10 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Định nghĩa trên vdict.com cũng đúng. Tên cúng cơm là tên thật, được gọi ra khi cúng giỗ. Sở dĩ như vậy vì hồi xưa, người ta ít khi dùng tên được đặt khi sinh để gọi, mà thường có một tên khác. Việc này để :

  • Tránh "phạm huý" ; nếu sau khi đã đặt tên xong mới biết cái tên đó trùng với tên quan, hay họ hàng của người đó, cô chú, bác v.v...thì bố mẹ sẽ gọi đưa con bằng một cái tên khác cho đỡ "thất lễ".
  • Cho dễ nuôi : tên thường gọi ở nhà có thể là : cún, bi, bin v.v...hay thậm chí là một cái tên bình thường khác như Hùng, Lan v.v...miễn là không phải tên thật.
  • Cho dễ nhớ. Ví dụ, ông chồng tên là Hồng, thì người vợ cũng thường được gọi là bà Hồng, chứ họ không gọi tên thật của bà đó ra.

Như vậy, tên cúng cơm có nhiều trường hợp bị quên lãng, ngay cả con cháu có khi cũng không biết tên cúng cơm, hay tên thật của cha mẹ mình là gì. Đến lúc chết, sang thế giới bên kia thì cái tên đó lại được yêu cầu sử dụng khi cúng hay mời về ăn giỗ...

Thuỵ hiệu là tên được đặt sau khi chết. Cái tên này sẽ được cộng đồng thế giới bên kia sử dụng để gọi người đó. Mà thuỵ hiệu thì hầu như người cao tuổi nào chết cũng có, không cần phải được ban tặng. Đàn ông thì thường có tên là Phúc Đạt, Phúc Vân,...gì gì đó, còn phụ nữ thì là Diệu Lục, Diệu Thanh,...ví dụ thế. Casablanca1911 10:40, ngày 11 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]