Thảo luận:Thuật ngữ văn học Nhật Bản

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Post tạm tí nội dung, bài này còn thiếu chút các thuật ngữ về trường phái, phong cách, thể loại thời hiện đại, và có thể cũng hơi thừa phần giai tầng xã hội, sự kiện lịch sử, thuật ngữ khác. Tuy nhiên bài đã hơi dài mà cách sắp xếp chưa khoa học lắm, tôi lại hơi uể oải nên chờ các bạn quan tâm đến Nhật Bản và văn học Nhật Bản viết bổ sung thêm. Cảm ơn nhiều. Khương Việt Hà 05:41, ngày 29 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi tạm bỏ phần "Sự kiện lịch sử" và "Khác" từ trang chính vào trang thảo luận, vì phần này ít liên quan. Nếu rảnh tôi sẽ cấu trúc lại và viết liên quan hơn đến văn học Nhật, nhất là phần sự kiện lịch sử:

Sự kiện lịch sử[sửa mã nguồn]

  • Cải cách Minh Trị: thực tế là một cuộc cách mạng đối với sự thống trị tuyệt đối của hoàng đế, diễn ra sau khi chính quyền Tokugawa Bakufu sụp đổ vào năm 1868.
  • Jinshin no ran (Nhâm thân chi loạn: loạn Nhâm thân): cuộc tranh chấp quyền kế vị xảy ra năm 672, nhờ đó Hoàng đế Temmu lên nắm quyền.
  • Ikkō ikki (Nhất hướng nhất quỹ): tên gọi những cuộc nổi dậy của nông dân thời Muromachi.
  • Jōkyū no ran: loạn Jōkyū, chỉ cố gắng không thành của Thái thượng hoàng Go-Toba nhằm đánh bại vị Shogun vùng Kamakura năm 1221. Còn có tên là Shōkyū no ran - loạn Shōkyū.
  • Okagemairi: những cuộc hành hương bột phát, rầm rộ và đông đúc đến Đại Thánh địa Ise (thuộc huyện Mie ngày nay). Khi bị sức hút của nó, thì không một bổn phận nào, dù với các thành viên trong gia đình hay với những bậc trưởng thượng ngoài xã hội, giữ được họ tại quê nhà. Họ thường ra đi mà không hề có bất kỳ sự chuẩn bị nào.
  • Sakoku (Tỏa quốc): chính sách đóng cửa đất nước thời Tokugawa.
  • Taika (Đại hóa): loạt cải cách từ năm 645, nhưng sau đó giới thống trị áp đặt vào hệ thống hành chính và chính quyền theo kiểu Trung Quốc lên Nhật Bản.
  • Utagaki (Ca đàn): những lễ hội làng quê xa xưa, ở đó thanh niên có thể gặp gỡ và đối đáp bằng những bài thơ tình yêu.
  • Gensei rieki (Hiện thế lợi ích): khái niệm Phật giáo Nhật Bản của những người cầu nguyện, cúng tế, hành lễ vì lợi ích thực tế.
  • Handen shujū (Ban điền chủ tòng): chế độ sở hữu đất đai, theo đó nông dân được thu hoa lợi trên những đất đai mình canh tác nhưng sau khi chết số đất đai này sẽ bị nhà nước thu hồi. Theo chế độ này, đất đai không canh tác có thể được thừa kế.
  • Hinayana: một từ tiếng Phạn, có nghĩa là "chiếc xe nhỏ" (tiểu thừa), được các tín đồ Phật giáo Mahayana khinh miệt gán cho Phật giáo Theravada (thoạt đầu gắn với Ấn ĐộĐông Nam Á). Khái niệm này gắn với cõi Niết bàn, nơi mà mỗi cá nhân có thể đến được nhờ những nỗ lực của chính mình.
  • Ichinen sanzen (Nhất niệm tham thiền): niệm Phật bằng những từ như Nam mô A-di-dà Phật.
  • Insei (Viện chính): hệ thống cai trị của một vị Thái thượng hoàng, theo đó Thái thượng hoàng nắm triều chính song hành nhưng độc lập với Hoàng đế đương vị.
  • Jōkamachi (Thành hạ đinh): các thị trấn phát triển xung quanh pháo đài quân sự thời phong kiến.
  • Junshi (Tuẫn tử): chết theo chủ để thể hiện lòng trung thành.
  • Kappa: loài thủy quái trong trí tưởng tượng của người dân Nhật Bản, thường xuất hiện trong hội họa và tiểu thuyết Nhật.
  • Kōan (Công án): là vấn đề không thể giải quyết được hoặc vô nghĩa, đặt ra trong Thiền nhằm khuấy động tâm trí người tham Thiền đạt đến sự đốn ngộ.
  • Kokubunji (Quốc phân tự): chỉ các chùa chiền lập ra ở mỗi vùng theo chỉ dụ của hoàng đế Shomu năm 741.
  • Kuruwa (Quách): các khu phố giải trí có môn bài. Nhà cầm quyền tìm cách giải quyết nạn mại dâm bằng cách dồn các cô gái bán dâm vào những khu vực có tường bao xung quanh. Những khu vực này thành một thế giới riêng, trong đó phép tắc, trật tự được nới lỏng, tuy nhiên trong thực tế nạn mại dâm vẫn lan ra bên ngoài.
  • Mahayana: từ tiếng Phạn, chỉ Phật giáo "Đại thừa", gắn bó chủ yếu với vùng Viễn Đông. Trong khi lý tưởng của Phật giáo Tiểu thừa là A-la-hán, người đã đến cõi Nirvana (Niết bàn) bằng nỗ lực của chính mình thì lý tưởng Phật giáo Đại thừa là Bồ tát, người đã từ chối thành Phật trước khi loài người được "cứu vớt".
  • Momiji (Hồng diệp): lá đỏ mùa thu.
  • Nembutsu: niệm Phật.
  • Nirvana: mục đích của Phật giáo Hinayana (Tiểu thừa): Niết bàn. Mặc dù nghĩa đen là "sự trống rỗng" hoặc "tuyệt diệt" song Nirvana trên thực tế là một quan niệm tích cực, đó là trạng thái tồn tại đã bị đứt gãy và mọi ham muốn trần tục đều chấm hết. * Ritsuryō (Luật lệnh): bộ luật cai trị, mô phỏng luật của Trung Quốc đời Đường, áp dụng cho nước Nhật từ cuối thế kỷ 7 đến thời Kamakura Bakufu.
  • Sain (Tả viện): cơ quan chính quyền do chính phủ Minh Trị dựng lên để soạn thảo và cố vấn về pháp luật. Hữu viện giám sát và cố vấn về hành chính.
  • Sakamari (Phòng nhân): những người lính gác. Một số bài thơ của những người này đã có mặt trong tập Manyōshū.
  • Sake (Tửu): rượu chế từ gạo, là thứ đồ uống dân tộc của Nhật Bản.
  • Sakura: hoa anh đào.
  • Satori (Ngộ): một mục tiêu của Phật giáo, đặc biệt gắn với Thiền, chủ trương tiếp nhận mọi vật như chúng trong thực tế.
  • Seppuku (Thiết phúc): tự tử bằng mổ bụng và được coi là một kết thúc danh dự đối với một võ sĩ.
  • Shitamachi (Hạ đinh): khu vực Tokyō lưu giữ tốt nhất những đặc điểm của một bộ phận nền văn hóa chònin Edo.
  • Shōen (Trang viên): trang viên rộng lớn thuộc quyền sở hữu của hoàng gia, quý tộc và chùa chiền Phật giáo lớn. Chúng hình thành từ bổng lộc là những khu đất miễn thuế dành cho quý tộc nhiều thế kỷ.
  • Shuinsen (Chu ấn thuyền): những tàu được cấp giấy phép buôn bán với nước người trong thời kỳ thống nhất và chưa có chính sách bế quan tỏa cảng của chính quyền Tokugawa.
  • Taihō Ritsuryō (Đại bảo luật lệnh): bộ luật này được ban bố vào năm đầu tiên của thời kỳ Taihò cai trị.
  • Tengu (Thiên cẩu): những con yêu mũi dài trong truyền thuyết Nhật Bản.
  • Terakoya (Tự tử ốc): thiền viện dạy những kiến thức cơ bản cho các tầng lớp ít đặc quyền, tồn tại suốt thời Tokugawa.
  • Yamato (Đại hòa): tên cũ của Nhật Bản, đặc biệt là trước khi chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc.
  • Yayoi thời cổ gọi là Ezo: một trong ba nền văn hóa tiền sử Nhật Bản có niên đại từ khoảng năm 200 trước Công nguyên đến năm 250 sau Công nguyên.
  • Yoshitsune: Minamoto Yoshitsune, nhân vật lịch sử và anh hùng truyền thuyết. Ra đời ngay trước khi bộ tộc cả mình là Genji bị chinh phục. Yoshitsune (ít nhất là trong truyền thuyết phổ biến sau này) có tầm vóc bé nhỏ, nhã nhặn, thiện chiến nhưng cuối cùng chịu thất bại. Anh ta đánh bại Benkei, một thầy tu to lớn và hiếu chiến, trong cuộc đấu kiếm trên cầu Kyòto và nhờ đó được phong Hầu tước.
  • Yoshiwara: các khu phố Edo được cấp môn bài và là trung tâm của thứ văn hóa phi chính thống. Đây là trạng thái cân bằng đáng kể giữa văn học và nghệ thuật của thời đại.
  • Zazen (Tọa thiền): ngồi Thiền.