Thảo luận:Thuyết domino

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Sao Domino lại có thể là trò chơi mà dựa các quân vào nhau, quân này bị đổ thì các quân khác đổ theo được ???? Mth 06:36, ngày 08 tháng 3 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Người viết bài này đã lẫn lộn cái trò chơi có tên là Domino và cái trò chơi dùng các quân cờ của Domino. Trò chơi thứ hai là trò chơi đã dẫn đến cái tên của "Thuyết Domino". Hơn nữa, bài này hãy còn quá sơ khai. Mekong Bluesman 07:53, ngày 08 tháng 3 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ nên di chuyển bài này đến Thuyết domino, tại vì tên "domino" không phải là danh từ riêng. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 00:10, ngày 25 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi hoàn toàn đồng ý với Nguyễn Xuân Minh. Bài này nên có tên là "Thuyết domino", còn tên "Thuyết Domino" thì nên được redirect về đây. (Làm việc này cần một sysop vì phải xóa bài để có thể đặt tên lại.) Mekong Bluesman 02:49, ngày 24 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Tôi thì hiểu khác về thuyết domino "Một cách hiểu khác về hiệu ứng Domino là khi có một lực tác động lên một vật mà vật đó là một bộ phận trong một hệ thống thì sẽ đưa đến một tác động lên toàn bộ dây chuyền. Cách giải thích này dựa theo nguyên tắc của các quân cờ Domino khi được xếp thẳng đứng liên tục với nhau, dưới tác động bên ngoài làm các quân cờ đổ lần lượt lên nhau." Trò chơi xếp domino này có chiếu trong tivi, họ lập các kỷ lục về nó, không phải là dứng liên tục mà là đứng gần nhau mới đúng. Theo như cách giải thích mà tôi được đọc về thuyết này trước đây thì họ cho rằng khi xếp quân cờ liền sau lớn gấp đôi quân trước đó với khoảng cách một phần hai chiều cao con đứng trước thì chỉ cần hơn mười mấy con cờ là đã đủ đánh sập một tòa nhà 10 tầng, họ giải thích là trọng lượng quân cờ ở sau tuân theo quy luật cấp số nhân mà công bội là 2. Vấn đề là ở chỗ công để sắp các quân cờ lớn hơn công để đánh sập tòa nhà 10 tầng. Như vậy nếu các quân cờ đã có sẵn, gần gần nhau, thì nó sụp theo dây chuyền làm anh to cũng ngả. Chẳng hạn Việt Nam sụp đổ thì Thái Lan vốn là nước lớn mạnh gấp đôi Việt Nam cũng sụp và nước Pháp ở gần đó lớn gấp đôi Thái Lan cũng sụp theo, cứ như vậy anh Mỹ lớn gấp 64 lần Việt Nam cũng sụp theo (Mỹ cách Việt Nam 5 nước, 2 mũ 6 = 64). Công để giữ cho Việt Nam khỏi sụp thì ít hơn rất nhiều với công mà họ phải bỏ ra khi nó đã sụp tới nước thứ ba hoặc thứ tư. Tôi đọc bài này trên báo và lấy làm lạ tại sao các bạn giải thích khác lạ như vậy? Không biết báo Việt Nam căn cứ vào đâu để viết hay là có nhiều cách hiểu khác nhau về thuyết này?Vuonglenghi 09:59, 3 tháng 8 2006 (UTC)
Lý thuyết bảo toàn năng lượng không cho chúng ta dùng một lực chỉ đủ đẩy một con domino để làm ngã một tòa nhà -- ngoại trừ khi con domino đó rơi lên một quả mìn và làm nó nổ. Mekong Bluesman 15:24, 3 tháng 8 2006 (UTC)
Vẫn có thể được chứ sao lại không? Khi một con ngã thì momen do nó tạo ra xô vào gần với trọng tâm con kế tiếp, nếu lực ma sát của con kế tiếp không đủ lớn thì nó sẽ trượt hoặc ngã, võ judo cũng hay dùng nguyên lý này, kẻ cao to cũng bị quật ngã khi rời chân đế. Cái ý của thuyết domino theo tôi hiểu là tính chất dây chuyền, không phải theo ý chỉ nối từng con theo quy luật mà là gấp đôi, cứ một đứa ngã là tạo ra hiệu ứng làm hai đứa như nó ngã theo hoặc kẻ mạnh gấp hai cũng ngã vì vậy chậm ngăn cản mới gây ra tai vạ. Chứ giải thích như các bạn thì cứ việc bỏ mặc Việt Nam qua Thái Lan tạo nút chăn thật chắc chắn là đủ. Chính theo quan điểm này mà người ta cho rằng đánh "Việt Cộng" chính là việc của Mỹ, chứ không phải là việc riêng của VNCH.Vuonglenghi 03:46, 4 tháng 8 2006 (UTC)
Cuộc thảo luận này đã đi đến một ngã tư. Tôi đi phía tay trái và nói về lĩnh vực vật lý (có thể sai vì tôi vừa nghĩ ra là ngoài kinetic energy của con domino đầu tiên còn có potential energy nằm trong từng con domoni sau đó; nhưng, tuy nhiên, những giới hạn kích thước và sự ma sát sẽ lấy gần hết phần potential energy đó). Trong khi đó Vuonglenghi đi về phía tay phải và nói về góc cạnh chính trị của nó. Tiếp tục thảo luận như thế này không giúp ích cho bài viết.
Có người nói Thuyết domino là sự bắt buộc Mỹ phải tham chiến tại Việt Nam trước khi các con domino đổ và họ phải tham chiến ngay tại nước họ và có người nói Thuyết domino chỉ là một thuyết được tạo ra bởi các người "diều hâu" tại Hoa Kỳ để họ được Quốc hội Hoa Kỳ cho tiền để họ mua thêm súng, máy bay, tàu chiến... thì ngay hiện nay vẫn còn được tranh cãi bởi hai phe đó. Rất ít người, trong đó không có tôi, phủ nhận điều đó.
Mekong Bluesman 04:17, 4 tháng 8 2006 (UTC)

If I am correct you are discussing what the meaning of the term "domino theory" is. In English, a domino "falls" over, and can hit its neighbor. In English, when a government collapses, it "falls", too, when Russian Revolution occured, it was called the "Fall of Russia to Communism". "Domino theory" likens a government to a domino - if one government "falls" to "Communism", then others near it will fall to. It was not a very correct theory, because support for Communism had more to do with the level of land reform, and the presence of the remnants of colonial imperialism, at least in the developing world. As the article states: "Thuyết domino của chính phủ Hoa Kỳ không nhìn nhận thấy được phong trào Việt Minh có bản chất quyết định là phong trào giải phóng dân tộc , chống thuộc địa thực dân vì sự độc lập của Việt Nam, với sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam, một đảng được đại đa số nhân dân Việt Nam ủng hộ do sự lãnh đạo thành công của họ trong kháng chiến chống Pháp." This is currently what is accepted by most people in the United States, that the Viet Minh was a national liberation movement first - and a Socialist movement second. But in the 1950s and the 1960s, the US government thought that it was a Communist movement run by Moscow, and that was the mistake that led to the war. If you are interested in improving this article, you might want to read "Sources of Soviet Conduct", by George F. Kennan, the architect of the US policy towards the Communist nations in the Cold War. I am not sure if there is a Vietnamese translation available, but will provide a lot of background on why the US thought all Communists were the same. I apologize for using English, but I am an American, and I do not speak Vietnamese - I am using a computer translator to read this article. Good luck.Katana0182 (thảo luận) 08:00, ngày 5 tháng 1 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Thank you for your input, Katana0182, but we were discussing about something else that coincidentally has the term "domino" in it and is not much related to the topic at hand -- that's why I decided to end it for fear of going off topic. Mekong Bluesman (thảo luận) 17:15, ngày 5 tháng 1 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Miền Nam Việt Nam thuộc địa kiểu mới của Hoa Kỳ?[sửa mã nguồn]

Mình cho là lý luận trên là thiên vị, hầu biện minh cho lý do miền Bắc đổ quân vào miền Nam, gây nên cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Sau này những người có thân nhân trong miền Nam vào thăm như bà Dương Thu Hương, mới vỡ lẽ. DanGong (thảo luận) 13:54, ngày 10 tháng 2 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Hàng đống học giả Mỹ cũng nói thế, chắc họ bị hâm cả?Saruman (thảo luận) 02:01, ngày 11 tháng 2 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Ai có nói gì, tùy theo cặp mắt kiếng họ đeo, thân Hanoi hay thân Saigon. Những nước đổ quân vào Việt Nam không chỉ có Mỹ, ngoài ra còn có 320 ngàn lính Đại Hàn, hơn 7000 lính Úc cùng 60 ngàn người phía dân sự tham gia, Tân Tây Lan 3 ngàn lính, Philippines 10 ngàn lính, ngoài ra còn có sự trợ giúp của Thái Lan và Đài Loan (theo Wiki tiếng Mỹ). Hãy nhìn sang những nước mà bị Mỹ chiếm đóng trong thời gian đó như Nhật Bản, Đức hoặc đóng quân như ở Đại Hàn xem bây giờ tự do con người và kinh tế họ phát triển như thế nào, thì mới có thể hiểu được cái mà những người phe tả gọi là "thuộc địa kiểu mới của Hoa Kỳ". DanGong (thảo luận) 13:57, ngày 13 tháng 2 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Bạn DanGong còn thiếu, cứ nhìn VN hiện nay và so sánh với khái niệm thuộc địa kiểu mới xem giống và khác nhau thế nào !Motoro (thảo luận) 14:00, ngày 13 tháng 2 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Nguồn Nguồn gốc, nguyên nhân và bài học trong chiến tranh Việt Nam, Biên bản Quốc hội Mỹ, tài liệu lưu trữ tại Ban tổng kết chiến lược - Bộ Quốc phòng, 1973 không có chỗ nào nói Mỹ muốn biến VN thành thuộc địa kiểu mới hết. Saruman nói có thì chỉ rõ số trang. Motoro (thảo luận) 12:07, ngày 13 tháng 2 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Đồng minh[sửa mã nguồn]

Tôi nghĩ "đồng minh của Hoa Kỳ" thì trung lập hơn "chịu ảnh hưởng của Hoa Kỳ". Motoro (thảo luận) 06:35, ngày 13 tháng 2 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Không vi phạm trung lập khi dùng cụm từ cuối. Nal (thảo luận) 08:34, ngày 13 tháng 2 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Tôi đã đưa nguồn hàng lâm hàng đầu thế giới là Cambridge Dictionary của Cambridge University Press 2014 vào bài rồi. Motoro (thảo luận) 11:47, ngày 13 tháng 2 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Chết cười, không thấy cụm từ thế giới tự do đặt trong ngoặc à? Nó tiếp nối cho cái cái định nghĩa "Thuyết Domino" dành cho các nước khác, không phải là cái thế giới Phương Tây đâu nhé Motoro. Sang en mà đọc bài Free World nhé, cái này không phải nghĩa đen nhá, nó là thuật ngữ xuất hiện thời Chiến tranh Lạnh hiểu chưa? Còn nếu không hiểu ấy, thì thôi muốn hiểu kiểu gì cứ hiểu. Nal (thảo luận) 04:27, ngày 14 tháng 2 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Tôi đọc bài Free world bên en có thấy nó định nghĩa như Nal đâu. Nal không chấp nhận định nghĩa của đại học Cambridge thì cũng không được tự tiện nghĩ ra định nghĩa "thế giới tự do". Tôi đã xóa cái định nghĩa đó để khỏi tranh chấp nữa. Motoro (thảo luận) 04:41, ngày 14 tháng 2 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Thế thì tùy, nhờ người phân xử. Cái định nghĩa của Cambridge khác xa cái bài bên en nhé. Không chịu hiểu thì thôi. À mà có đọc cái đoạn ngay đầu bài Free world không đấy? Đọc rồi thì sẽ hiểu còn không đọc được thì sẽ là kiểu cố chấp trên mà thôi. Nal (thảo luận) 04:45, ngày 14 tháng 2 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Tôi đã đánh fact, sau 24h không nguồn là xóa. Motoro (thảo luận) 04:53, ngày 14 tháng 2 năm 2014 (UTC)[trả lời]