Thảo luận:Tiết canh

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Cộng đồng người Việt tại Slovakia, nơi tôi sinh sống rất nhỏ, nhưng mỗi năm tôi có nghe loáng thoáng một/hai lần đến tiết canh. Riêng tôi chỉ nhìn tiết canh là thấy ghê người rồi, nhưng chỉ mình tôi thế thôi, mấy anh em còn lại thưởng thức món này ngon lành. Món này tôi chỉ thấy đàn ông dùng. Bà xã tôi là người nước ngoài, dù đã nghiện mắm, nhưng chỉ cần nghe đến tiết canh là cô ấy rùng mình và bao giờ cũng cố lảng xa bàn tiệc này. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 21:18, ngày 15 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Bài này nếu có thêm 1-2 hình ảnh minh họa thì tốt hơn. Vương Ngân Hà 00:39, ngày 16 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Món này tôi không khoái lắm, tuy có thể chén ngon lành. Thấy mấy bác từ hôm offline, đặc biệt là thành viên:Genghiskhan, cứ nhắc đến nó, nên tôi viết bài về cái món "quái quỷ" này coi như theo thỉnh cầu của bác Tư Hãn. Lại thấy thành viên:Casablanca đề nghị viết tiếp món lòng lợn cho đủ bộ lolotica, các bác tính sao đây? Khương Việt Hà 01:51, ngày 16 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Rượu+Tiết canh[sửa mã nguồn]

Ai do viết Tiết canh không hợp khi uống rượu ngoại như Cô nhắc là không chuẩn. Thực ra Tiết canh là món ăn bình dân, có thể (trước đây) người dùng nó không có tiền xài rượu ngoại nhưng ngày nay thì khác, cứ xài với rượu mạnh để khỏi đau bụng là ok.Lưu Ly 04:01, ngày 16 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Hehe, đích thị là tui roài. Dưng mà...cái rượu dân tộc đi với tiết canh dân tộc là đúng điệu và tôi vẫn bảo lưu ý kiến của mình. Ăn đồ đó mà chơi Cô nhắc, Vốt ca xem ra tân cổ giao duyên, đông tây kết hợp quá nhỉ? Khương Việt Hà 05:43, ngày 16 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Người Masai ở châu Phi, sống nghề chăn bò, uống sửa bò và máu bò hằng ngày. Nguyễn Hữu Dng 01:15, ngày 16 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Trong văn chương tôi cũng gặp nhiều lần trường hợp chọc cổ con vật nào đó và hút máu :-) ghê wá hả? Thậm chí cả máu cá! Khương Việt Hà 01:51, ngày 16 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

"Tiết canh" trên thế giới[sửa mã nguồn]

Bài này viết "Tiết canh ... là món ăn rất thịnh hành trong ẩm thực của người Việt .. nhưng chưa từng thấy trong ẩm thực của một nơi nào khác trên thế giới" -- đây là tùy theo định nghĩa của từ "tiết canh", nghĩa là nấu như thế nào, trong một thời gian dài bao nhiêu và nấu bằng nhiệt hay bằng phản ứng hóa học... để được xếp loại "nấu"/"sống". Người Đức có Blutwurst, người Anh có Black pudding (hay Blood pudding), người Bắc Mỹ có Blood sausage, người Pháp có Boudin noir, người Ý có Sanguinaccio dolce, người Tây Ban Nha/Bồ Đào Nha có Morcilla/Morcela (hai cái này thì "nấu" nhiều hơn), người Bồ Đào Nha có Chouriço de sangue mà chỉ làm bằng máu, người Ba Lan có Kaszanka, người Nga có кровянка (krovianka)... và nhiều nữa. Mekong Bluesman 02:04, ngày 16 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Bác Mekong làm anh em choáng khi đưa ra một interlanguage ác liệt. Để tôi sửa lại tí phần định nghĩa thành: "cách chế biến như vậy...". Khương Việt Hà 02:48, ngày 16 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Tôi đã được ăn nhiều món bên trên rồi nên biết. Tôi không biết là sự "nấu"/"sống" của tiết canh có thay đổi tùy theo vùng hay người tại Việt Nam không (tôi nghĩ là không), nhưng các món bên trên thay đổi rất nhiều tuy theo vùng hay tùy theo người nấu/ăn -- có nhiều Black pudding, Blutwurst và đặc biệt là Chouriço de sangue tôi đã ăn là gần như "sống" (tôi ngửi thấy mùi của sắt) nhưng đa số là "nấu" (máu đã thành màu đen nên có các từ như black hay noir trong tên). Mekong Bluesman 03:50, ngày 16 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

OK, ở Việt Nam cũng có nhiều món tiết luộc, hấp: tiết bò, tiết ngựa, tiết lợn, tiết gà v.v. thậm chí còn dùng để làm gia vị chấm (tiết gà băm nhỏ trộn muối), món chêm vào bún (như bún riêu Nam Bộ, bún nước lèo Trà Vinh). Tuy nhiên tiết canh, với ý nghĩa, cách làm và tên gọi như vậy, là thuộc ẩm thực Việt Nam (tầm nhìn hẹp), có cách làm về cơ bản thống nhất trong cả nước. Khương Việt Hà 04:02, ngày 16 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Chuyện về tiết canh[sửa mã nguồn]

Đây là câu chuyện thật của nhà, kể cho vui thôi, không hề nói động chạm đến ai đâu nhé  ;)

Có bài tiết canh này, tôi mới nhớ câu chuyện cũ ở nhà hồi trước. Hồi trước nhà có nuôi 1 con chó, thấy bảo là giống chó Tây, chó béc giê vì trông vẻ ngoài giống hệt, nhưng có vài người thì nghi ngờ về cái giống Tây của nó. Có một lần, làm tiết canh vịt xong, quên mất câu "chó treo mèo đậy", tôi lại để đĩa tiết canh ở chỗ không cao lắm. Đến giờ đánh chén thì quay lại lấy đĩa tiết canh thì hỡi ôi, đĩa tiết canh sạch bách, không còn tí gì dấu vết, thủ phạm không ai khác chính là con chó yêu quý đó. Vừa tức vừa bực mình mà lại buồn cười vì bị mọi người trêu là chú chó đích thị là chó ta vì chó Tây làm sao mà biết ăn tiết canh !  ;) Casablanca1911 12:10, ngày 16 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Và kết quả là nó bị đền tội....Lưu Ly 12:39, ngày 16 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Ý Lưu Ly là đã có một món tiết canh chó phải không?--Bình Giang 13:28, ngày 16 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Kỹ thuật hãm tiết canh[sửa mã nguồn]

Tôi nghe đồn rằng có một cách hãm tiết canh cực kỳ tốt mà lại còn làm cho tiết canh thêm ngon, đó là cho chút nước tiểu vào. Có chuyện này thật không nhỉ. Máu sống đã hãi rồi, lại còn nước tiểu nữa thì thôi, hết xảy.--Bình Giang 04:00, ngày 16 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Thế là Bình Giang chưa biết chuyện chữa bệnh bằng niệu liệu pháp rồi. Có thời gian, người ta tranh nhau uống cái thứ nước đó.Lưu Ly 04:09, ngày 16 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Cái này tôi đọc trong một tuyển tập truyện ngắn mang tên Lưới tình, chưa nhớ là của ai. Mà phải là...nước tiểu đàn bà. Cũng theo truyện ngắn nhắc đến món tiết canh nước tiểu này, lại còn thêm món rượu đúng điệu phải có một hạt nho nhỏ...chất thải từ phía đuôi của chó cho vào khi chưng rượu. Hi, ghê wá! Vợ đang ngồi cạnh khi tôi gõ những dòng này, bảo "anh dân văn mà toàn thấy tiết canh lòng lợn, mất hết cả lãng mạn"! Khương Việt Hà 05:11, ngày 16 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Nói "anh dân văn mà toàn thấy tiết canh lòng lợn, mất hết cả lãng mạn" là sai, nhưng trong trường hợp này thì có thể đúng đấy bởi chị nhà đang đợi anh gõ xong nhanh... Phải không chị vợ của KVH? Lưu Ly 05:51, ngày 16 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Bài mới?[sửa mã nguồn]

Ai đó đã có "kinh nghiệm" viết luôn bài món óc khỉ :D.Lưu Ly 02:06, ngày 16 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Hihi, cái này là "ngoại đề" trong thảo luận bài viết này, tuy nhiên, tôi có khá nhiều tài liệu về 8 cái món ăn Từ Hy Thái Hậu thết liên quân 8 nước, lại nhớ bác Genghiskhan cũng nhắc đến 8 cái món này, có lẽ viết một bài về cái đó cũng hay. Rảnh rỗi sẽ viết. Món óc khỉ nó cũng được liệt vào "bát trân" này. Tuy nhiên, dân gian còn lưu truyền kinh nghiệm cho hai con khỉ (đực và cái) ở riêng vào 2 lồng, các chú động chạm vào nhau được nhưng...ko làm ăn được gì, để đầu óc các chú suốt ngày nghĩ đến...sex. Khi đó phạt óc chén sẽ bổ hơn vì "tăng cường sinh lực". Khương Việt Hà 02:53, ngày 16 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Như vậy thì ... ai muốn ăn óc của tôi?  ;-{)> Mekong Bluesman 03:53, ngày 16 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi thì không. Nhưng tôi muốn nhìn "con" bên cạnh nếu có thể.Lưu Ly 04:05, ngày 16 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Cái "con bên cạnh" đã ngủ rồi. Mekong Bluesman 04:38, ngày 16 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Máu không phải là từ tiếng Việt để chỉ thực phẩm. Ruột cũng thế không phải là từ tiếng Việt để chỉ một loại thực phẩm. Không dùng từ ăn uống máu và ruột mà dùng từ ăn huyết, tiếtlòng thôi. Nghe nói có ai ăn máu, ăn ruột thấy ghê ghê.

Ăn uống là thói quen. Thói quen tốt thì dân chúng sinh sôi nảy nở, khỏe mạnh, đất nước phát triển, thói quen tốt được duy trì. Ăn tiết canh có là thói quen tốt? Ăn cá sống, nem chua, mắm có là thói quen tốt? Nếu không tốt tại sao ngày nay vẫn còn có người ăn, nếu không tốt tại sao các dân tộc đó vẫn sinh sôi nảy nở, con người xinh đẹp thông minh và ăn susi còn được xem là một món ăn văn hóa quý tộc. Có món ăn nào được dọn trên cái dĩa quý giá, tinh khiết như susi. Nó từng được bày thức ăn trên tòa thiên nhiên dày dày sẵn đúc, xinh đẹp, sạch sẽ không gì bằng.

Nếu người Việt mai sau hùng cường, mạnh khỏe, thông minh, đông đúc như người Nhật thì món tiết canh cũng sẽ nổi tiếng như món susi? Ai lảng ra xa sẽ bị chê là không sành điệu. Ngược lại, nếu cứ nghèo, thấp tủn, đá banh chạy 45 phút đã phì phò, uể oải thì tiết canh sẽ bị chê là món ăn của mọi, của muỗi, sên. Bánh Ướt 04:23, ngày 16 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

"Huyết" là Hán-Việt của "máu". Mekong Bluesman 04:38, ngày 16 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Chỉ có "cháo huyết" không có "cháo máu", chỉ có "cháo lòng" không có "cháo ruột". Nam Bắc gì cũng vậy cả. Có uống máu kẻ thù, moi gan, móc ruột kẻ thù. Không có uống huyết kẻ thù, moi gan, móc lòng kẻ thù. Nói hoài thành quen, không phải tại từ Hán Việt hay không Hán Việt. Dịch thơ xưa uống bát máu nóng rợ Hồ để chứng tỏ lòng hào sảng của tráng sỹ, chứ đâu có dịch uống chén huyết? Tuỳ ngữ cảnh, vào khoa Huyết học để hiến máu cứu người, cầm "bịch huyết" or "bịch tiết" bác sỹ nói cám ơn!Bánh Ướt 07:52, ngày 16 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Thế cho nên trong bài này tôi ko nhắc đến máu, chỉ gọi là "tiết" (mà trong Nam hay gọi là "huyết"), còn bài lòng lợn tôi chỉ dùng chữ ruột khi nói về chế biến, đến khi nấu xong thì gọi là "lòng". Mấy bác sĩ soi siêu âm bụng người, gọi mấy cái lổn nhổn ở trong là "lòng" thì xem ra ko đúng "thuật ngữ khoa học" lắm hỉ? Khương Việt Hà 05:43, ngày 16 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]