Thảo luận:Trúng gió

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tác giả bài này hiểu biết quá ít về y học nhất là đông y viết như vậy là một cách gián tiếp không trung lập. Tôi đã tạm thời việt lại nhưng còn rất ít thông tin Có lẽ chúng ta cần 1 đông y sĩ thực thụ viết về đề tài này cho đàng hoàng tránh việc viết theo ý cá nhân

Tôi lại thấy ngược lại, bài này thể hiện kiến thức có tính căn bản về chuyên môn. Anh LĐ thử dẫn chứng chỗ sai của bài viết?
Ngoài ra, trúng gió và thống phong (gout) có biểu hiện hoàn toàn khác nhau, có cần phải ghi phân biệt trong bài này? --Á Lý Sa| 14:39, ngày 11 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]
Anh nói về 2 điểm:
1. -Phần viết nguyên thủy ngày 11 tháng 11 năm 2005:
.. cũng bị xem là trúng gió dẫn đến bệnh nhân không được nhập viện kịp thời. --Khúc này rất mù mờ gây cảm giác là không nên chửa bằng kiến thức y học cổ truyền -- tôi đã Viết lại
2. Chữ trúng gió còn được rất nhiều người gọi là trúng phong mà chữ trúng phong trong đông y có nhiều chứng liên quan đến phong lắm trong đó tôi chỉ viết ra cái tên thường bị lầm lẫn nhất. Nếu anh thấy không đúng chổ nào thì cứ mà sửa.

"Tác giả bài này hiểu biết quá ít về y học" câu này làm tôi nhớ lại Thảo luận:Tập tin#Chuyên gia. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 14:26, ngày 12 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]
Có vấn đề gì anh Trung ?? Anh muốn viết ra link này để có thêm mục đích gì?
Câu này thì không nên viết "Tác giả bài này hiểu biết quá ít về y học nhất là đông y ..." -- Vì nó mang cảm tính -- Đôi khi tôi không thấy câu viết của mình -- xin dừng chấp câu cú mà hãy xem lấy ý thôi -- LĐ

Trả lời anh LĐ

  1. Theo quan điểm dân gian, một người được coi là trúng gió người ta sẽ "cạo gió" hoặc các điều trị dân gian khác, làm chậm trễ chẩn đoán bệnh chính xác. Ngoài ra, một bệnh nhân TBMMN (stroke) trong giai đoạn cấp cứu, điều trị đông y với phương pháp nào (trong khả năng hiện tại của đông y và được chấp nhận)?
  2. Các từ anh đưa ra ở trên có thể dùng trong phân biệt tên gọi. Biểu hiện thì chúng khác nhau khá rõ.

--Á Lý Sa| 15:16, ngày 12 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Đúng vậy, tôi không phản đối tí gì. Cái chính là tôi chỉ muốn phân biệt tên gọi chứ trong chuyên môn thì ngừoi ta biết hết ráo. Cái khó là nhiều cách gọi rất nhập nhằng nên tôi để vào thôi: về việc động kinh chẳng hạn (ngừoi ta cũng gọi là "trúng gió" nhưng các sơ cứu bên đông y vẩn có (Bấm huyệt nhân trung và các huyệt trợ giúp khác) nhưng đó là chuyện điều trị còn chuyện cạo gió cũng nên công bằng với nó 1 tí. Đa số không nên lạm dụng cao gió và cạo như thế nào theo đúng cách ? Có sách nào nghiên cứu tới nơi chốn đâu? Việc phê phán thì cũng dể nhưng theo tôi nên có cái nhìn thận trọng, nếu cạo gió không tốt thì tại sao nó thể lưu truyền nhiều trăm năm nếu không nói là lâu hơn? Nếu anh hay bất kì ai trả lời câu hỏi này dứt diểm thì tôi xin chịu "khẩu phục tâm phục"! Còn nữa, tôi chỉ sợ mình phế bỏ nhiều thứ quá mà không xem thật kĩ rồi có lúc sau này đánh mất cái gì hay ho co thẻ rút ra trong đó (tôi không nói cạo gió là đúng cho mọi thứ vì như vậy là quá đáng! Nhưng cũng như trước đây đã có thời người ta phủ nhận "châm cứu" và "khí công" ... LĐ
Anh LD chớ giận, tôi đưa ra link ở trên muốn nói rằng nên tránh viết theo lối như cái link đó, vì nó có thể gây ra tranh luận gay gắt như trong link đó. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 10:55, ngày 13 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Người viết bài này cũng là người khởi đầu các bài cạo gió, đông y, tai biến mạch máu não, đúng là người đó hiểu biết quá ít, đặc biệt là về y học, nên mới lợi dụng Wikipedia để trau dồi, học hỏi. Mong được chỉ giáo thêm, đa tạ. Cái đoạn "tai biến mạch máu não cũng bị xem là trúng gió dẫn đến bệnh nhân không được nhập viện kịp thời" có ý nói "nhiều khi, người dân tưởng là trúng gió nên làm chậm quá trình cấp cứu một bệnh hiểm nghèo", không có ý hạ thấp Đông y. Đông y và Tây y đang phục vụ việc bảo vệ sức khỏe người Việt, bài đó chỉ nói về một đề tài dân gian, không thuộc về Đông hay Tây y.

Một "bộ môn" hoàn toàn tương tự (mà có thể kĩ thuật này có thể đã được tinh túy hóa từ "cạo gió" hay nó có thể là "anh em" của hành động này là kỹ thuật "đánh huyệt" hay "day huyệt" và "xoa bóp". Thực sự dọc theo đường sống lưng có hai đường huyệt nằm sát bên cột sống hai đường huyệt này chứa nhiều huyệt mạch căn bản (xin xem các bản đồ châm cứu thân thể người ở các sách châm cứu phổ thông) Trong đó có ba đại huyệt (3 cặp = 6 huyệt): Tâm du, Phế du, và Thận du. Việc đánh gió hay cạo gió tương đương với tác động "tả" hay "bổ" (bên châm cứu) vào trong các kinh mạch này. Phương pháp day đánh huyệt hoàn toàn đựa vào các kinh mạch mà khoa châm cứu dùng. Việc cạo gió rất tương tự, cái "sai" là người "cạo" có thể chỉ hành động mà không hề "biết" chính cái này mới gây nguy hại! Trong đông y hay tây y cũng vậy, không có phương pháp vạn năng cứ tưởng "Aspirin" trị bá chứng mà "cảm cúm" là cứ mà nốc vào xin thưa nó không trị được cúm "SARS" và "cúng gà" xét ra hành động này tương đưong với việc hở cái là đè ra "cạo" mà lại cạo quá tay cho "bầm thâm tím" thì quả là đáng ngại! Ngay trong việc dùng dầu cạo gió cùng không thể "lạm phát" bằng dầu hôi (thật là bậy bạ) Các loại dầu có thể đóng vai trò tích cực kích thích các huyệt trên cơ thể.
Theo thiển ý, việc Cạo gió có thể trở thành hành động thiếu cẩn trọng vì nó quá phổ biến (như là việc phổ biến của Aspirin ở các nước phương Tây) một cách không dủ hay không đúng và sự áp dụng có lẽ vẩn có ích trong nhiều ca nên nó mới tồn tại lâu dài. Nếu bác bỏ toàn bộ việc này thì cũng giống như những người "cạo gió" nhưng theo hướng ngược lại chống đối nó nhưng chả cần biết nó có chổ nào hay chổ nào dở.

Đề nghị[sửa mã nguồn]

Sau cuộc thảo luận này tôi mong là chúng ta đã học được một bài học, tuy bài học này không mới. Vì bất cứ ai cũng có thể viết về bất cứ đề tài nào nên rất có thể có các người không phải là chuyên gia, hay không có kiến thức chuyên gia, viết về các đề tài như y học, sức khỏe, pháp luật... ngay cả ẩm thực (có thể tạo ngộ độc). Cộng đồng, do đó, nên treo bảng phủ nhận cho các bài viết về các chủ đề này. Ngay lập tức sau khi chúng được viết vì tuy một người có thể cạo gió, bị nguy hiểm nhưng chưa chắc đã có đủ legality để mang các sysop ra toà, nhưng về khía cạnh morality chúng ta là người phạm tội vì sự thiếu thận trọng của chúng ta. Mekong Bluesman 19:32, ngày 13 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Đã có lời Phủ nhận chung ở cuối trang, cho nên việc mang vào lời phủ nhận ở mỗi trang có vẻ không cần thiết. Tuy nhiên, có thể cần xem xét lại bản Phủ nhận chung hiện tại, ngay cả cái tựa đề. --Á Lý Sa (thảo luận) 22:26, ngày 13 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]
Tôi đồng ý. Tiêu bản {{Bài thuốc}} cần phải sửa để:
  • giọng văn mạnh, nhưng không dài, hơn bây giờ
  • hình thức phải tạo nhiều chú ý hơn bây giờ.
Mekong Bluesman 15:06, ngày 14 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]
Using color ? It will be much better in color
Đã có lời phủ nhận thì có lẽ không cần thiết tiêu bản {{Bài thuốc}}. --Á Lý Sa (thảo luận) 10:29, ngày 15 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]