Thảo luận:Đại học Bách khoa Hà Nội

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

GS.TSKH Nguyễn Trọng Giảng?[sửa mã nguồn]

GS Nguyễn Trọng Giảng chỉ là TS, không phải TSKH. các bạn xem ở đây: http://www.hut.edu.vn/web/vi/45.thảo luận quên ký tên này là của 128.46.98.245 (thảo luận • đóng góp).

Linh tinh, ông Giảng là Tiến sỹ Khoa học bảo vệ tại Cộng hòa Pháp, do đó năm 2007 nhà nước mới phong học hàm Giáo sư, ở Việt Nam từ những năm 90 trở đi Tiến sỹ chỉ phong học hàm cao nhất là Phó Giáo sư thôi.--Linhnga (thảo luận) 12:15, ngày 29 tháng 5 năm 2010 (UTC)[trả lời]
Trời, "ở Việt Nam từ những năm 90 trở đi Tiến sỹ chỉ phong học hàm cao nhất là Phó Giáo sư thôi". Cái này mới là siêu tinh tinh, tôi đến là chịu bạn và xin lạy bạn ngàn lần. Lần sau biết thì thưa thốt nhé. Cũng xin nói thêm là câu này còn sai ở chỗ khác. Tôi không nhớ chính xác năm nhưng đầu những năm 90 thì nhà nước chưa chuyển đổi PTS thành TS. Do đó câu nói của bạn về những năm 90 còn có thể hiểu theo 1 cách nếu dùng thuật ngữ bây giờ là: "ở Việt Nam từ những năm 90 trở đi Tiến sỹ khoa học chỉ phong học hàm cao nhất là Phó Giáo sư thôi". Tự bản thân mình mâu thuẫn với mình. Xin đừng lấy lý do "Nhất trí với bạn, ta không bàn nữa vì nhiều lý do và đời tư nữa và đúng là web BK cũng...", thảo luận ở đây không cần đời tư gì hết. Có gì bạn cần hỏi thì cứ hỏi, không nhất thiết phải khẳng định làm gì.
Cái này thì thành viên --Linhnga hoàn toàn nhầm lẫn. Dung005 (thảo luận) 12:18, ngày 29 tháng 5 năm 2010 (UTC)[trả lời]
Tôi không nhầm đâu, đó là chắc chắn đấy. Nếu bạn là bảo quản viên, có điều kiện thì cứ liên lạc với ai ở ĐHBKHN là biết ngay (hoặc anh Quách Tuấn Ngọc ở BK sẽ biết, vì tôi thấy mấy lần anh Ngọc có dự gì với wiki tại Hà Nội). Tôi sẽ tìm nguồn vậy.--Linhnga (thảo luận) 12:23, ngày 29 tháng 5 năm 2010 (UTC)[trả lời]
Bình thường thì ở Wikipedia không được nói chuyện đời tư. Nhưng nếu tôi nói với bạn là tôi bắt đầu gắn bó với BK từ lúc học nhà trẻ. Cũng biết bác Giảng lúc bác làm tiến sỹ ở Grenoble. Và việc bây giờ được phong giáo sư không cần là TSKH nữa. Hệ thống giáo dục ở Pháp chỉ còn một bằng TS - Docteur des Sciences, đã bỏ Docteur d'Etat dịch là Tiến si khoa học (tiến sĩ hai bằng) từ rất lâu. Những người bây giờ chỉ là tiến sỹ mà được phong hàm giáo sư cũng không còn là lạ, môi trường quanh tôi cũng có nhiều người quen đang ngấp nghé. Và yêu cầu bạn đừng coi những thông tin có nguồn kiểm chứng đàng hoàng là linh tinh. Trang web của BK không bao giờ ghi nhầm học hàm học vị hiệu trưởng của họ. Dung005 (thảo luận) 12:33, ngày 29 tháng 5 năm 2010 (UTC)[trả lời]
Tôi thì biết chắc chắn là bác Giảng được phong Giáo sư năm 2007, còn việc bảo vệ ở Grenoble hay ở đâu đó ở Pháp thì tôi không chắc chắn lắm. Nhưng việc học hàm giáo sư là có thật và thử xem thêm [1].--Linhnga (thảo luận) 12:39, ngày 29 tháng 5 năm 2010 (UTC)[trả lời]
Nhất trí với bạn, ta không bàn nữa vì nhiều lý do và đời tư nữa và đúng là web BK cũng...--Linhnga (thảo luận) 12:42, ngày 29 tháng 5 năm 2010 (UTC)[trả lời]
  1. ^ “TIÊU CHUẨN CÁC CHỨC DANH GS, PS VÀ CÁC QUY ĐỊNH, VỀ XÉT CÔNG NHẬN CÁC CHỨC DANH GS, PHÓ GIÁO SƯ” (Microsoft Word Document). Trích hội nghị Tập huấn công tác xét công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư (06/2006). Đại học Cần Thơ. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2008. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
Hình như ta đang không bàn bác Giảng có là giáo sư hay không mà chỉ là bạn cứ thích nâng cấp cho bác ý từ TS (phó tiến sỹ cũ) lên TSKH (tiến sỹ cũ) :D Dù là một việc mừng và có lợi cho bác ý thì theo tôi nghĩ cũng không nên. Ở tiêu chuẩn bạn gửi tôi đã đọc lại vì sợ có những thay đổi so với lần trước nên tôi đọc lại và không thấy bất cứ khoản nào đòi hỏi GS phải là TSKH cả. Chỉ có mục là Có bằng tiến sỹ từ đủ 3 năm trở lên kể từ ngày cấp bằng đến ngày hết hạn nộp hồ sơ. Bạn còn có thắc mắc gì cứ tìm hiểu kỹ còn trong vấn đề này tôi sẵn sàng giải đáp tiếp. Dung005 (thảo luận) 13:22, ngày 29 tháng 5 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Nguyễn Trọng Giảng - 08/09/1954 Giáo sư - Tiến sỹ (không phải khoa học), quê quán Hà Tây học Đại học tại Liên xô cũ, Thạc sỹ và Tiến sỹ tại ĐH Aonesk - Pháp, chuyên ngành Cơ học vật liệu. Tiến sỹ khoa học hiện nay tại ĐHBK chỉ có 8 người: 1.Phan Đình Châu 02/02/1949 -Hoá hữu cơ- 2.Nguyễn Anh Dũng 21/10/1945 -Hóa Silicat- 3.Phạm Khắc Hùng 14/05/1958 -Vật lý chất rắn- 4.Trần Hoài Linh 17/07/1974 -Kỹ thuật điện- 5.Nguyễn Văn Mạnh 15/08/1954 -Nhiệt năng công nghiệp- 6.Đặng Quốc Phú 06/08/1949 -Nhiệt năng công nghiệp- 7.Nguyễn Phùng Quang 29/12/1953 -Điều khiển tự động- 8.Nguyễn Viễn Thọ 10/08/1946 -Vật lý lý thuyết. Còn ai thắc mắc gì thì email vào đây: hrchannels.hn@gmail.com

ĐH Chuyên nghiệp Bách khoa[sửa mã nguồn]

Xin hỏi cái tên gọi Đại học chuyên nghiệp Bách Khoa lấy từ đâu vậy. Tôi chưa thấy ai dùng tên này, google chỉ ra một kết quả chính là bài này.--Docteur Rieux 11:29, ngày 29 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Ở đây có nói, nhưng không rõ đây là tên chính thức (có vẻ vậy, theo cách viết ở đó) hay chỉ là cách nói về một trường đại học chuyên nghiệp (đào tạo nghề). --Á Lý Sa (thảo luận) 12:10, ngày 29 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi có hỏi các giáo sư của nhà trường đã về hưu và từng tham gia công tác giảng dạy từ khoá I thì đúng là khi mới thành lập, trường mang tên như trên.Hungbkct 12:40, ngày 31 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

GS Hà Học Trạc và Bộ Đại học[sửa mã nguồn]

Liên quan đến GS Hà Học Trạc, tôi đã cắt bỏ chức danh bộ trưởng bộ Đại học vì không tìm được dẫn chứng nào, thay bằng những chức danh kiểm chứng được. Xin xem chi tiết và thảo luận ở Thảo luận:Đức Thọ. Avia (thảo luận) 03:47, 25 tháng 9 2006 (UTC)

Nhận xét[sửa mã nguồn]

Đây là một bài về một trường đại học, do đó nó rất có thể được viết bởi các người học hay làm việc tại trường này, các người mà có trình độ đại học. Như vậy, tại sao bài này có quá nhiều cách dùng các dấu chấm câu (dấu, dấu.) cách xuống hàng, cách trình bày, cách viết hoa... không thống nhất (và nhiều chỗ thì sai)?!!

Tôi mong muốn là cộng đồng tạo ra một tiêu bản cho "Chất lượng trình bày kém" để tôi có thể treo vào các bài như bài này.

Mekong Bluesman 03:42, ngày 9 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Góp ý[sửa mã nguồn]

Anh Mekong này!Việc góp ý cho nhau là rất tốt.Ở trường,thường xuyên tôi được các bạn đồng nghiệp và các em sinh viên góp ý nhiều vấn đề,tôi rất trân trọng những góp ý đó.Tôi nghĩ ai cũng muốn người khác góp ý để sửa sai,nhưng góp ý sao cho tôn trọng nhau,cho người được góp ý cảm thấy nên và cần phải sửa.Ở đây anh góp ý chúng tôi,chúng tôi cảm ơn!Nhưng có cần đến mức anh phải dùng từ các người không? Nghe nó có vẻ gì thậm tệ quá!Tôi thấy rằng anh nên thay từ đó bằng từ những người thì tôn trọng nhau hơn.Hungbkct 06:28, ngày 9 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Bao giờ cũng vậy! Chúng ta thường dành những tình cảm ưu ái cho người thân, cho những kỉ niệm thân quen của mình. Vì thế mà tôi và các bạn là cán bộ, sinh viên Bách Khoa khi viết về trường mình không thể tránh khỏi có chút ưu ái, thế nên để công minh cần phải có sự bàn luận. Chỗ nào không được trung lập các bạn hãy góp ý cho chúng tôi, chúng tôi đang cố đưa bài này về một sự đánh giá khác quan nhất vì vậy mà chúng tôi đang có những sửa đổi, do đó các bạn không đồng ý chỗ nào nên thảo luận để đi tới thống nhất. Chỗ nào không hợp lý chúng tôi sẽ tự mình xoá, mong các bạn đừng tự ý xoá vì như thế các bạn thể hiện sự không tôn trọng chúng tôi và ngôi trường đã hơn 50 tuổi đời. Hungbkct 06:48, ngày 9 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

"Chúng ta thường dành những tình cảm ưu ái cho người thân...", Wikipedia không được phép có các ý kiến "yêu/ghét", "ca ngợi/chê bai"... hay dùng văn phong dẫn lái người đọc. Wikipedia chỉ đưa ra các thông tin có thể kiểm chứng được; quyền có ý kiến là quyền của người đọc, không phải là quyền của người viết. Mekong Bluesman 19:52, ngày 13 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Bác Mekong này xa Việt Nam đã lâu nên không sử dụng tiếng Việt giống như người trong nước. Mong bạn Thành viên:Hungbkct đừng quá để ý đến các tiểu tiết đó. Bác chỉ muốn nói "những người" mà thôi, nhưng viết nhầm thành "các người" mà không biết là hai cụm từ đó có ý nghĩa hơi khác nhau trong tiếng Việt hiện đại :-) QT 14:05, ngày 13 tháng 8 năm 2007 (UTC)QT[trả lời]
"Bác Mekong này xa Việt Nam đã lâu..." -- ~ 50 năm. Mekong Bluesman 19:52, ngày 13 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]
" Việc dùng đôi lúc sai chính tả không có gì là khó hiểu và cũng rất dễ để thông cảm, nhưng tôi nghĩ đã là diễn đàn và văn viết thì nên lưu ý vấn đề này!!! Làm sao để hạn chế ít nhất là tốt nhất!"

203.160.1.56 (thảo luận) 10:48, ngày 5 tháng 9 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Góp ý 2.0[sửa mã nguồn]

Bác Mekong này có trách thì đi trách Bộ Giáo dục đi, và trách cả cái xã hội này nữa. Áp lực thi cử và cách dạy môn Văn khiến cho tụi tôi chẳng buồn học văn (Cũng hơi áy náy)!Covac113 (thảo luận) 13:56, ngày 18 tháng 1 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Các cựu sinh viên ưu tú?[sửa mã nguồn]

Đây là các sinh viên ưu tú (học giỏi) hay danh sách các người nổi tiếng sau khi học? Mekong Bluesman 19:52, ngày 13 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Theo danh sách trong bài thì là cái sau. Avia (thảo luận) 01:33, ngày 14 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Các cựu sinh viên ưu tú ở đây đều là những người đã từng là sinh viên của Đại học Bách Khoa, sau khi tốt nghiệp với những nỗ lực, rèn luyện trong công tác họ làm nên cái ưu tú của mình, ưu tú ở đây là nhữngđóng góp được nhiều cho đất nước Việt Nam, cho khoa học, họ không nổi tiếng lắm đâu nhưng là nhưng tấm gương cho các em sinh viên của trường về sau noi theo, là niềm tự hào của truyền thống nhà trường.Hungbkct 08:02, ngày 24 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

HUT là trường đại học lâu đời thứ tư ở Việt Nam?[sửa mã nguồn]

Hiện chưa có nguồn kiểm chứng cho nhận định này nên tôi để chú thích cần dẫn nguồn. Lý do rất đơn giản là nhiều trường "tự nhận" nhưng không đưa ra được bằng chứng, trường hợp này cần lưu ý đến Đại học Khoa học tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh. Wikience (thảo luận) 16:03, ngày 23 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

"Trường đại học khoa học tự nhiên thành lập năm 1942 tại Hà Nội với tên Trường Cao đẳng Đông Dương, trường được chuyển vào Sài Gòn và tọa lạc trên phần đất của một bệnh viện Dejean de la Batie. Trường bắt đầu hoạt động từ tháng 10/1946". Như vậy có thể khẳng định HUT không phải là trường lâu đời thứ tư ở Việt Nam rồi! Wikience (thảo luận) 16:06, ngày 23 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Xin hỏi có gì liên quan ở đây ? 69.46.41.74 (thảo luận) 16:26, ngày 23 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Đáp: trong phiên bản trước khi bị xóa có ghi: "Đại học Bách khoa Hà Nội là trường đại học lâu đời thứ tư ở Việt Nam, sau Đại học Y Hà Nội, Đại học Tổng hợp Hà Nội (trước đây) và Đại học Sư phạm Hà Nội", nhưng theo nguồn (đã dẫn ở trên) thì rõ ràng HUT còn thành lập sau cả HCMUNS (Đại học Khoa học tự nhiên tp HCM) nên tôi xóa câu vừa rồi trong bài, không biết có sai xót gì không? Wikience (thảo luận) 16:31, ngày 23 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]
À, tôi đã đọc lại bài, như bạn nói ở trên trường Tự nhiên thành lập năm 1942 và khi đó nó là một trường cao đẳng, đến năm 1996 thì phải mới được nâng cấp lên đại học, và ta tính mốc thời gian thành lập tại đó (1996). 69.46.41.74 (thảo luận) 16:34, ngày 23 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]
ồ, 1946 chứ không phải 1996 đâu bạn nhé!Wikience (thảo luận) 16:41, ngày 23 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Mời bạn xem: Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh. 69.46.41.74 (thảo luận) 16:47, ngày 23 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Và đây là xác nhận của Trường trên Website của mình: "Được thành lập theo quyết định 1236/GDĐT của bộ GD & ĐT ngày 30/3/1996 trên cơ sở tách ra từ Trường ĐH Tổng hợp TPHCM để tham gia vào ÐH Quốc gia TPHCM"[1]. 69.46.41.74 (thảo luận) 16:56, ngày 23 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Đã đọc nhưng không hề thấy thông tin nào chứng tỏ nhận định của bạn rằng HCMUNS "đến năm 1996 thì phải mới được nâng cấp lên đại học" mà chỉ thấy ghi "Tháng 3/1996, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập trên cơ sở một số trường đại học". Cũng trong bài đó, có ghi "Trường Đại học Khoa học Tự nhiên là một trường đại học thành viên thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Tiền thân là Trường Cao đẳng Khoa học Đông Dương được thành lập ở Hà Nội vào năm 1942, chuyển vào Sài Gòn từ sau năm 1945 và chính thức hoạt động vào năm 1946. Năm 1956, trường này được đổi tên thành Trường Đại học Khoa học thuộc Viện Đại học Sài Gòn". Mời bạn kiểm tra lại. Như thế ít nhất có 4 trường đại học (Đại học Y Hà Nội, Đại học Tổng hợp Hà Nội (trước đây) và Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Khoa học tự nhiên tp HCM - tức Đại học Khoa học) thành lập trước Đại học Bách khoa Hà Nội, nên tôi xóa đoạn đã nói ở trên (rằng HUT là trường lâu đời thứ 4 - thông tin này sai). Wikience (thảo luận) 16:59, ngày 23 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Có lẽ bạn chưa đọc câu dẫn ra từ website trường Tự nhiên của tôi ?. 69.46.41.74 (thảo luận) 17:05, ngày 23 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]
  • Trong link mà bạn cung cấp dẫn đến trang chủ của Đại học Khoa học tự nhiên tp HCM ghi rõ rằng trường "Được thành lập theo quyết định 1236/GDĐT của bộ GD & ĐT ngày 30/3/1996 trên cơ sở tách ra từ Trường ĐH Tổng hợp TPHCM để tham gia vào ÐH Quốc gia TPHCM". Như vậy bạn đã bỏ qua ngữ cảnh mà chỉ hiểu ngôn từ, ở đây ý ám chỉ rằng HCMUNS được "tái thành lập" từ một trường mà HCMUNS từng "được sát nhập" (là thành viên) trước đó (sau giải phóng). Xin bạn lưu ý ngữ cảnh của câu đó và đừng cố tình nhầm lẫn nếu có thể. Không biết tôi có sai không? thảo luận quên ký tên này là của wikience (thảo luận • đóng góp).17:30, ngày 23 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]
"Tiền thân là Trường Cao đẳng Khoa học Đông Dương được thành lập ở Hà Nội vào năm 1942, chuyển vào Sài Gòn từ sau năm 1945 và chính thức hoạt động vào năm 1946. Năm 1956, trường này được đổi tên thành Trường Đại học Khoa học thuộc Viện Đại học Sài Gòn. Năm 1977, Trường Đại học Khoa học và Trường Đại học Văn Khoa (trước đó cũng thuộc Viện Đại học Sài Gòn) được sáp nhập với nhau để lập nên Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 3/1996, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập trên cơ sở một số trường đại học, trong đó có Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh". 69.46.41.74 (thảo luận) 17:47, ngày 23 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Trước năm 1956 nó vẫn là một trường cao đẳng thưa bạn. 69.46.41.74 (thảo luận) 17:49, ngày 23 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Thưa bạn, mời bạn đọc câu "Năm 1956, trường này được đổi tên thành Trường Đại học Khoa học thuộc Viện Đại học Sài Gòn" trong bài giới thiệu về HCMUNS trên chính Wikipedia này. Đây chính là link mà bạn vừa dẫn ra ở trên! [trường này tức Đại học Khoa học tự nhiên tp HCM ngày nay - tôi, người đang thảo luận chú thích]Wikience (thảo luận) 17:52, ngày 23 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]
"Trường này" tức là Trường Cao đẳng Khoa học Đông Dương lúc đó, và khi đó, nó vẫn chưa phải là một trường đại học --! 69.46.41.74 (thảo luận) 17:57, ngày 23 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]
"Tiền thân là Trường Cao đẳng Khoa học Đông Dương được thành lập ở Hà Nội vào năm 1942, chuyển vào Sài Gòn từ sau năm 1945 và chính thức hoạt động vào năm 1946. Năm 1956, trường này được đổi tên thành Trường Đại học Khoa học thuộc Viện Đại học Sài Gòn". Mời bạn đọc cả đoạn, có phải bạn chưa đọc cả đoạn này chăng, liệu có bao nhiêu người hiểu ý như bạn vừa nói? Tôi xin dừng thảo luận ở đây vì cảm thấy không cần thiết phải tiếp tục thảo luận về vấn đề này nữa. Xin phép bạn! Thật đáng tiếc! (Tôi có nói sai ngữ pháp không nhỉ?) Wikience (thảo luận) 18:02, ngày 23 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Có rất nhiều trường đại học được nâng cấp, hoặc được sát nhập vẫn phải tính ngày thành lập từ cái năm được sát nhập hoặc nâng cấp đó, có lẽ đó là lý do mà bạn ko hiểu ? 69.46.41.74 (thảo luận) 18:04, ngày 23 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Và đây, xin hãy đọc bài: Đại học Điện lực, một ví dụ cho bạn, Xin hãy cố gắng mà hiểu dùm tôi. 69.46.41.74 (thảo luận) 18:07, ngày 23 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Chà, ở đây nóng quá nhỉ. Chỗ tôi cuối mùa thu, lạnh lắm:). Theo tôi có thông tin chính thức của trường thì dùng, chúng ta không được công bố nghiên cứu của mình. Tất nhiên khi có nguồn thông tin trái ngược, ta bổ sung vào bài. Trong trường hợp đó, cả hai số liệu đều cần nguồn cụ thể. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 18:38, ngày 23 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

--->Một bầy thằng ngọng đứng xem chuông. Nó bảo nhau rằng...ấy ái uông203.160.1.77 (thảo luận) 19:21, ngày 23 tháng 10 năm 2008 (UTC).[trả lời]

Đại học Bách khoa Hà Nội là trường đại học lâu đời thứ tư ở Việt Nam, sau Đại học Y Hà Nội, Đại học Tổng hợp Hà Nội (trước đây) và Đại học Sư phạm Hà Nội Nguồn a. Tuy nhiên, nguồn b nói rằng ... Mỗi người có thể am hiểu một hai lĩnh vực, còn chỗ nào "ngọng" thì để người khác làm, nhanh hơn. Tôi thấy việc đó bình thường :). Thaisk (thảo luận, đóng góp) 19:58, ngày 23 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Bác Thaisk, khổ nỗi cái nguồn a mà bác nói chưa bao giờ có (ở bài đâu có nói hay dẫn nguồn nào) ngoài người viết tự đưa vào. Ở đây cũng không có thông tin hay số liệu được công bố theo nghiên cứu cá nhân của thành viên nào cả đâu bác ạ (trừ một bài viết về Nhật Bổn gì đó của thành viên Bình Giang, bác này lôi luôn nguồn đến một tệp tin .pdf trêm trang cá nhân bác ta trên googlepages!)Wikience (thảo luận) 04:19, ngày 24 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]