Thảo luận:Trần Đức Thảo

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài viết này đã được sử dụng làm một nguồn tham khảo trong báo chí. Xem Wikipedia:Wikipedia tiếng Việt được dùng làm nguồn cho báo chí để biết thêm chi tiết.

Bài được dùng đến hoặc nhắc đến tại: “Chuyện người vợ "duy nhất" của... hai học giả lớn Việt Nam”. Vietimes (link chết, lấy link mới của viet-studies.info). 1 tháng 4, 2007.

Đánh giá[sửa mã nguồn]

"Giáo sư Trần Văn Giàu cho rằng, ở Việt Nam bản thân mình và các đồng nghiệp khác cũng chỉ là những người nghiên cứu và giảng dạy triết học, người duy nhất được coi là nhà triết học, chỉ có Trần Đức Thảo mà thôi."[1]

Sao lại dời đoạn này? Nếu có người đánh giá như thế thì cứ đưa vào chứ. Nguyễn Hữu Dng 15:17, 15 tháng 9 2006 (UTC)

Cao đẳng Sư phạm[sửa mã nguồn]

Tôi sửa Cao đẳng Sư phạm phố Ulm thành Đại học Sư phạm Paris vì École normale supérieure dịch là cao đẳng không đúng. Nếu để là Đại học Sư phạm phố Ulm người đọc cũng không hiểu trường này là gì. Trong bài fr:École normale supérieure (Ulm) trường này cũng được gọi ENS de Paris.--Sparrow 19:34, ngày 25 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Đường Trần Đức Thảo[sửa mã nguồn]

Search google từ khóa "Đường Trần Đức Thảo" không ra kết quả nào. Ngoài ra trong số Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cũng không có người tên Trần Đức Thảo mà chỉ có Trần Quốc Thảo (hiện ở TPHCM cũng có con đường này). Có lẽ người viết đoạn Hình ảnh công cộng đã nhầm giữa tên của hai người chăng. Tôi sẽ bỏ phần này. Adia (thảo luận) 06:48, ngày 10 tháng 9 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nhận xét về Trần Đức Thảo[sửa mã nguồn]

hồi ký ông Thảo viết là ông gặp HC Minh ở Pháp, nhưng ông Hồ khuyên ô Thảo nên ở lại Pháp. ông Thảo rất tức, không hiểu điều đó cho đến suốt đời, thậm chí có thái độ ko tốt với ông Hồ.

Nhưng thực tế về cuộc đời của ông Thảo, Hồ Chí Minh là người rất sâu sắc, nhìn ra được là Trần Đức Thảo không về VN là đúng.

Trần Đức Thảo lại trò chuyện với HCM và bàn về việc đã nghiên cứu chủ nghĩa Marx. HCM khuyên ông Thảo ko nên về và làm ngơ. Tại sao như vậy ?

Tại vì năm 1945, Hồ Chí Minh không cần 1 nhà lý luận, bản thân ông Hồ cũng chỉ là người theo chủ nghĩa quốc gia, ông thích làm hơn nói. Và dĩ nhiên, Trần Đức Thảo đâu phải người phù hợp đâu ? Chúng ta thấy những nhà chính trị như HCM rất thực tế, còn Trần Đức Thảo thì là 1 nhà triết học, ông nên sống ở Pháp để nghiên cứu thì đúng hơn.

171.227.242.70 (thảo luận) 03:19, ngày 26 tháng 10 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Nếu viết bài trên wiki cần có dẫn chứng. Trần Đức Thảo có gặp ông Hồ ở Pháp nhiều lần và được khuyên là ở lại năm 1946 khi ông ấy qua Pháp đàm pháp. Điều ấy quả thật hữu ích cho ông ấy, nên không bây giờ thế giới chả ai biết đến ông Thảo là một triết gia hiếm hoi của người Việt. Còn thông tin ông Thảo tức tối vì ông Hồ không cho về nứoc, thì không hiểu bản lấy từ đâu ra? từ nguồn có đáng tin cậy không? Sau khi về nước thì ông Hồ có trọng dụng ông Thảo, sau năm 1954 thì ông Hồ thực tế không có mấy quyền hành như Trường Chinh. Nhân vụ Nhân Văn Giai Phẩm, thì Trường Trinh và giới bảo thủ cũng muốn bỏ tù Trần Đức Thảo rồi. Có lẽ hai ông Phạm Văn Đồng, Hồ Chí Minh đã can thiệp nên ông Thảo dù cho mất chức giảng dạy và bị cô lập về chính trị thì vẫn còn được cho lui về để nghiên cứu. Minh.sweden (thảo luận) 23:52, ngày 8 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]