Thảo luận:Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Thảo luận:Trần Dân Tiên)
Bài viết này đã được sử dụng làm một nguồn tham khảo trong báo chí. Xem Wikipedia:Wikipedia tiếng Việt được dùng làm nguồn cho báo chí để biết thêm chi tiết.

Bài được dùng đến hoặc nhắc đến tại: Quốc Phong (2 tháng 9 năm 2020). “Nhân ngày Bác mất, thử "giải mã" tác giả cuốn "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch". VietTimes.

Bối cảnh lịch sử tác động đến hành trình cứu nước của Hồ Chí Minh[sửa mã nguồn]

Sao bạn xóa thông tin này ? Sgphoenix (thảo luận) 09:37, ngày 6 tháng 3 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Tôi chân trọng đề nghị cấm IP sửa bài này vì IP chỉ toàn sửa láo, phá hoại và gài bẫy các thành viên vào 3RR. Cầy Thay (thảo luận) 21:28, ngày 8 tháng 3 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Cầy Thay xem lại xem ai sửa láo trước nhể? Nội dung sửa ấy nó là của HCM hay của TDT? Đưa vào đây sai lè lè rồi. Cày Thuê (thảo luận) 05:52, ngày 9 tháng 3 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Trong bài viết, tác giả đã dùng cụm từ "Người nhận xét" gián tiếp khẳng định Trần Dân Tiên là Hồ Chí Minh. Felo (thảo luận) 05:57, ngày 9 tháng 3 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Xem nào, Trần Dân Tiên viết về Hồ Chí Minh, thuật lại những gì có thể coi như Hồ Chí Minh nói với Trần Dân Tiên về các vị tiền bối cách mạng. Mà tác giả dùng từ Người để trích lại các câu nói của Hồ Chí Minh nói với Trần Dân Tiên, thế là chỉ ai nhể? Tôi nghi ngờ bạn có hiểu ở đây tác giả đang nói tới ai không đấy? Ông tác giả gián tiếp khẳng định TDT là HCM? Lí lẽ hơi nực cười. Các cụ nói uốn lưỡi 7 lần trước khi nói, giờ phải thêm xoa tay 7 lần trước khi gõ phím nữa cũng chẳng sai. Cày Thuê (thảo luận) 06:03, ngày 9 tháng 3 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Bạn đọc nguyên văn xem đây là lời của tác giả Trần Dân Tiên hay lời của Hồ Chí Minh do Trần Dân Tiên thuật lại:

Hồ Chủ tịch sinh năm 1890. Quê Người ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (Trung bộ). Phụ thân Người là một cựu Phó bảng, nhưng gia đình Người là một gia đình nông dân. Trong thời kỳ ấy, Pháp mới xâm chiếm Việt Nam. Nhân dân Việt Nam đều oán ghét bọn chủ mới. Các chiến sĩ du kích già thường nhắc đến cụ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, hai vị lãnh tụ đã lãnh đạo chiến tranh du kích chống Pháp.

Cụ Phan Đình Phùng là một học giả nổi tiếng và một vị quan to. Ở Trung bộ. Cụ là người chí sĩ yêu nước đầu tiên đứng lên chống lại bọn đế quốc Pháp xâm lược. Cụ tổ chức những phần tử trí thức và nông dân Trung bộ, lãnh đạo họ đấu tranh gian khổ chống bọn xâm lược, trải qua chín, mười năm. Tuy Cụ đã mất nhưng tên Cụ trở thành tượng trưng cho lòng yêu nước.

Cụ Hoàng Hoa Thám là một nông dân Bắc bộ. Trong mấy năm, Cụ lãnh đạo một số chiến sĩ du kích đấu tranh anh dũng. Năm 1913, trong khi sơ suất, Cụ bị tay sai của Pháp ám sát.

Đầu thế kỷ XX, để đắp con đường Cửa Rào, bọn Pháp bắt nông dân từ mười tám đến năm mươi tuổi phải đi phu. Vì bọn đốc công Pháp rất tàn bạo, nước độc và lương thực thiếu nên nhiều người phu bị chết, những người sống thì đều đau ốm. Điều đó khơi sâu thêm lòng căm thù của nhân dân ta đối với thực dân.

Kinh tế thuộc địa xâm nhập, đảo lộn kinh tế trong nước. Giai cấp tư sản dân tộc không ngóc đầu lên được. Giai cấp tiểu tư sản bắt đầu phá sản. Để củng cố thế lực còn yếu, thực dân Pháp ra sức giúp đỡ thế lực phong kiến và bọn tay sai của chúng. Hối lộ công khai. Nhân dân khốn khổ.

Thuế má nặng nề, sưu dịch phiền phức, bắt buộc phải uống rượu Pháp nấu, khuyến khích hút thuốc phiện… Tất cả những điều đó đã biến Việt Nam thành một địa ngục.

Cũng trong thời kỳ ấy, cuộc vận động cải lương phát triển ở Trung Quốc, trước thì có Lương Khải Siêu, sau thì có bác sĩ Tôn Dật Tiên. Đồng thời chiến tranh Nga - Nhật kết thúc. Đế quốc Nhật thắng Nga hoàng.

Cụ Phan Chu Trinh mở trường học, bí mật truyền bá chủ nghĩa yêu nước và công kích bọn cầm quyền Pháp. Vì vậy, Cụ bị kết án tử hình, nhưng được Hội Nhân quyền Pa – ri cứu.

Cụ Phan Bội Châu sang Nhật, sau sang Trung Quốc. Ở nước ngoài, Cụ kêu gọi nhân dân Việt Nam làm cách mạng. Những bài thơ của Cụ được bí mật truyền tụng trong nhân dân Việt Nam.

Năm 1907, lần đầu tiên nông dân các tỉnh Trung bộ nổi dậy chống thuế. Họ đi tay không, không có khí giới. Họ chỉ yêu cầu giảm thuế. Để tỏ tình đoàn kết nhất trí, họ đều cắt tóc ngắn và gọi nhau là "đồng bào".

Bọn Pháp dùng khủng bố đại quy mô để trả lời họ. Chúng giết hơn một nghìn người cầm đầu và những người bị nghi là có dính dáng đến việc đó. Nhà tù chật ních người. Những người cất giấu báo chí Trung Quốc hoặc báo chí gì khác, nếu giặc tìm ra, đều bị trừng phạt nặng.

Hầu hết các phần tử trí thức yêu nước đều bị bắt bỏ tù. Những nhà học giả nổi tiếng được nhân dân kính mến cũng bị chém đầu.

Bon Pháp gọi phong trào ấy là "án đồng bào cắt tóc" vì nông dân dùng hai tiếng "đồng bào" để gọi nhau.

Đó là tình trạng trong nước và ngoài nước, khi Chủ tịch Hồ Chủ tịch còn là người thiếu niên mười lăm tuổi. Người thiếu niên ấy đã sớm hiểu biết và rất đau xót trước cảnh thống khổ của đồng bào. Lúc bấy giờ, anh đã có chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Anh đã tham gia công tác bí mật, nhận công việc liên lạc. Anh khâm phục các cụ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu, nhưng không hoàn toàn tán thành cách làm của một người nào. Vì:

Cụ Phan Chu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương. Anh nhận điều đó là sai lầm, chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng thương.

Cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp. Điều đó rất nguy hiểm, chẳng khác gì "đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau".

Cụ Hoàng Hoa Thám còn thực tế hơn, vì trực tiếp đấu tranh chống Pháp. Nhưng theo lời người ta kể thì Cụ còn nặng cốt cách phong kiến.

Anh thấy rõ và quyết định con đường nên đi. Cụ Phan Bội Châu vào bậc chú bác của anh. Cụ Phan Bội Châu muốn đưa anh và một số thanh niên sang Nhật.

Nhưng anh không đi. Anh muốn làm gì?

Một vị trí thức ở Sài Gòn kể lại cho tôi:

"Trong khi còn học ở trường Sát–xơ–lúp Lô–ba (Chasseloup–Laubat) tôi gặp một người thanh niên ở Trung bộ vào Sài Gòn ở nhà một người bạn. Vì cùng một lứa tuổi, cho nên chúng tôi lập tức trở nên đôi bạn thân. Tôi đưa anh đến trước tiệm cà phê của Pháp xem đèn điện, xem chiếu bóng và máy nước. Những cái đó trước kia anh chưa hề thấy.

Một hôm tôi mời anh ăn kem. Anh rất lạ. Lần đầu tiên anh mới nếm mùi kem.

www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=9151&rb=08

Felo (thảo luận) 06:12, ngày 9 tháng 3 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Nếu bạn không có ý kiến khác tôi sẽ lùi về phiên bản cũ. Felo (thảo luận) 06:24, ngày 9 tháng 3 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Nên nhệp vào Bút hiệu của Hồ Chí Minh?Value (thảo luận) 10:40, ngày 11 tháng 3 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Phản đối đề nghị này vì bài Trần Dân Tiên có khối lượng thông tin lớn và cấu trúc phức tạp. Nếu nhập vào bài Bút hiệu của Hồ Chí Minh sẽ rất rối. Felo (thảo luận) 18:48, ngày 16 tháng 3 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Phản đối, vì việc Trần Dân Tiên có phải bút danh của Hồ Chí Minh hay không vẫn chưa được xác định rõ ràng. Faragona (thảo luận) 14:03, ngày 19 tháng 6 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Một số dẫn chứng minh Trần Dân Tiên không phải là Hồ Chí Minh[sửa mã nguồn]

Dẫn chứng: Đã tìm thấy Trần Dân Tiên Tôi yêu cầu hãy bỏ Trần Dân Tiên ra khỏi bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh và có thể nêu thêm một trường hợp khác của Bút danh Trần Dân Tiên (một nhóm những người sáng tác đã nêu trong liên kết) Lê Hải Hiệp (thảo luận) 16:29, ngày 19 tháng 5 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Nguồn tự xuất bản, không kiểm chứng được. Mà có nguồn kiểm chứng được cũng không thể xóa bỏ cả chục nguồn khác khẳng định. NHD (thảo luận) 17:10, ngày 19 tháng 5 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Ngoài ra, việc quảng cáo các bài viết trên Wikipedia tới bạn bè, người thân hoặc nhóm người cùng quan điểm với mình để họ đến Wikipedia và hỗ trợ bạn trong một cuộc tranh luận là rất không phù hợp, mời xem tại WP:MEAT. --CNBH (thảo luận) 17:11, ngày 19 tháng 5 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Bài viết chỉ có ý nghĩa tham khảo, không thể đưa làm luận cứ bác bỏ. Đã thêm luận cứ vào mục Ý kiến khác. Faragona (thảo luận) 14:06, ngày 19 tháng 6 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Tôi hoàn toàn ủng hộ bút danh Trần Dân Tiên không phải bút danh của Bác vì Bác đã viêt 1 cuốn sách rồi,văn phong của 2 cuốn khác hẳn nhau.

      • Tran Dan Tien chi'nh xa'c la` but' danh cua? Ho Chi Minh mot nguoi da~ tu*. viet de^? boi^ son tieu su cua? doi minh`.

Hay~ doc: "Nhan van giai pham va van de Nguyen Ai Quoc" Chuong 16 Nguyen Tat Thanh, Chuong 18: Nguyen Ai Quoc Lai lich va van ban?, Chuong 19: Khao sat van ban? Nguyen Ai Qua^'c/Quo^'c http://thuykhue.free.fr/NVGP/ trong cong trinh nghien cu*u' khoa hoc. hon 10 nam cua? tac' gia? Thuy Khue de~ biet ro~ hon ve Ho Chi'Minh, nguoi da~ tu*. mao. nha^.n mi`nh la` Nguyen Ai Quoc viet nen "ban? an' thu*.c da^n Pha'p". Kho^'n thay cho da^n to^.c Viet Nam, hon nu*?a the^' ky? bi. lu*`a bip. boi Dang Cong San? VN đu*'ng đa^`u la` Ba'c Ho Chi Minh cu?a chu'ng ta. The^' he^. tre? nên đọc va` ti`m hiểu vê` HCM trong "Nhan van Giai Pham" cua? Thụy Khuê de^? hieu^? ro~ hon*. Trong tac' pha^?m na`y nhu*~ng pha^n tich' deu co' da^~n chu*'ng ra^'t logic tu*` ca'c nguo^`n ta`i lie^u. trong nhu*~ng va(n kho^', thu* vien. Pha'p, My~ va` nhu*~ng nha^n chu*'ng so^'ng. Tac' pha^?m na`y kha'c ha(?n voi*' "Nhung mau chuyen ve doi hoat dong cua Ho Chu Tich" trong do' ba.n se~ khong ti`m thay duoc bat cu*' ta`i lieu. nao` lien quan de^'n da so^' nh*~ng nhan vat do^i' thoai voi "cu. Ho^`" ma` Tran Dan Tien de^` ca^.p to*i'.

      • Mot tac' pha^?m ma` nh*~ng ai quan ta^m den cuoc doi cua? Ho^` Chu? Tich. kho^ng the^? kho^ng do.c:

http://thuykhue.free.fr/NVGP/

Yêu cầu sửa đổi trang bị nửa khóa ngày 18 tháng 8 năm 2015[sửa mã nguồn]

Đối với vấn đề Trần Dân Tiên là Hồ Chí Minh, có hai luồng ý kiến phủ định và khẳng định. Đây là một vấn đề nhạy cảm, liên quan đến chính trị cũng như liên quan đến hình tượng của một danh nhân nổi tiếng thế giới, cố lãnh tụ có tầm ảnh hưởng lớn đối với dân tộc, đất nước Việt Nam. Là một trang bách khoa toàn thư của thế giới, công bằng và không định kiến, mong Wikipedia hãy cho phép đăng đồng thời cả hai luồng ý kiến này. Tôi mong trang web sẽ thêm mục "Những ý kiến phủ định" như sau


  • Theo Nguyễn Khôi - 75 tuổi nguyên chuyên viên cao cấp - phó vụ trưởng Văn phòng Quốc Hội, có thời gian làm Bí thư chi bộ có các bác Trường Chinh, Lê Thanh Nghị, Nguyễn Hữu Thọ cùng sinh hoạt, là Nhà văn Hà Nội, tác giả bộ Cổ pháp cố sự, Chuyện làng Đình Bảng xưa, 4 tập- 920 trang viết về cội nguồn nhà Lý, giải thưởng VHNT Thủ Đô 2008 :

"Cuốn " Những mẩu chuyện hoạt động của Hồ Chủ tịch" ra đời là do lúc đó (1945-1946) kể cả trong và ngoài nước, địch - ta ...ít ai biết về Hồ Chí Minh, mà chỉ biết có Nguyễn Ái Quốc, vì thế theo sáng kiến của ông Hoàng Quốc Việt (thường vụ Trung ương Đảng) gợi ý cho Trần Huy Liệu (Bộ trưởng bộ Tuyên truyền) viết giới thiệu về Bác, Trần Huy Liệu không viết mà giao cho Vũ Đình Huỳnh, thư ký trợ lý của Bác chấp bút, xong khởi thảo thì Trần Huy Liệu sửa, viết bổ sung (thêm bớt) rồi qua Hoàng Quốc Việt, Trường Chinh đọc "duyệt" cho ý kiến để hoàn thiện đem xuất bản. Ở thời điểm ấy bận trăm công nghìn việc, thù trong giặc ngoài như thế thì Bác làm sao mà ngồi chấp bút viết về mình được ? Hơn nữa, Hồ Chủ tịch là người bình sinh khiêm tốn không khi nào nói về mình. Tên bút danh "Trần Dân Tiên" có ý nghĩa : người công dân đầu tiên họ Trần của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Họ Trần có ý ngầm: mấy người chấp bút này (Vũ Đình Huỳnh, Trần Huy Liệu, Trường Chinh) đều là người quê Vua Trần - Trần Hưng Đạo (Nam Định) đều nêu cao tinh thần "Sát Thát"- chống ngoại xâm, chả thế mà khu rừng ở Cao Bằng nơi ra đời Giải phóng quân của Võ Nguyên Giáp cũng gọi là "Khu rừng Trần Hưng Đạo" ? Cuốn sách viết về Hồ Chủ tịch với các chi tiết rất trung thực, sống động, từ khi ra đời không hề có ai phản bác, chỉ có cái tên Trần Dân Tiên bị gán cho Bác, đã làm cho những kẻ thù địch xuyên tạc nói xấu mà thôi."

  • Nhiều người cho rằng có sự khác nhau trong tác phẩm "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch" khác với các tác phẩm khác của Hồ Chí Minh, có thể lấy một ví dụ tiêu biểu từ tác phẩm "Vừa đi đường vừa kể chuyện" (Sách 1) để đối chiếu với tác phẩm trên (Sách 2), tác phẩm duy nhất của Trần Dân Tiên

+ Tuy cùng viết về quá trình làm việc của Hồ Chí Minh, có chung nhiều sự kiện, đề tài nhưng sách 1 lại mang phong cách tròa lộng, đồng thời khá khiêm tốn trong khi sách 2 có nhiều tính chất suy tôn trong đó. Nếu thực sự là Hồ Chí Minh viết sách 2 thì điều này khá mâu thuẫn với cách viết sách 1

+ Về văn phong: Cùng là "những mẩu chuyện", trong sách 1 luôn có những đoạn văn liên kết để tạo sự hợp lý của một quá trình kể chuyện trong khi trong sách 2 thực sự là những mẩu chuyện riêng rẽ, tách biệt, thiếu tính liên kết. Trong sách 1, Hồ Chí Minh tự tin mô tả về nhân dạng của nhân vật, về phong cảnh - văn hóa địa phương trong khi sách 2 không làm được điều đó: "Quan thượng thư, đầu sói như quả bưởi, một mắt mang kính trắng, “uy phong lầm lẫm” ngồi chễm chệ bên một cái bàn rất rộng và chất đầy giấy tờ". Trong sách 1, Hồ Chí Minh thường chèn các câu ca dao, tục ngữ vào (đây là phong cách của Hồ Chủ tịch, có thể bắt gặp trong nhiều tác phẩm khác) trong khi sách 2 không có.

+ Sách 1 hoàn toàn là do Hồ Chí Minh viết còn sách 2 vẫn còn là một ẩn số. Bởi vậy các sự kiện trong sách 1 có độ chính xác khá chắc chắn, tuy nhiên nhiều sự kiện chung trong hai sách lại có sự khác nhau nhiều. Ví dụ như sự kiện Hồ Chí Minh tới Thụy Sĩ, Ý, Đức trong sách 1 là sau tháng 12/1927, trong khi trong sách 2 là thời điểm thuộc năm 1917-1923. Khi bị lao tù ở Trung Quốc, sách 1 cung cấp số lượng nhà lao là 18 nhưng sách 2 là "gần ba mười nhà tù"...

+ Cách gọi tên trong hai sách khác nhau. Tên vị luật sư Loseby đã bào chữa cho Hồ Chí Minh tại Hương Cảng: Lô-dơ-bi (sách 1) và Lô-dơ-bai (sách 2). Tên trùm phát xít Ý Mussolini: Mút-xô-li-ni (sách 1) và Mút–xô–lội–ni (sách 2). Địa danh (sách 1 / sách 2): Bá Linh / Béclin ; Mốt–cu / Mạc–tư–khoa. Nhân vật Lý tại nhà tù Hương Cảng: Hồ Chí Minh gọi là "anh Lý" trong khi sách 2 gọi "Già Lý".

  • Ngoài ra còn nhiều đánh giá khách quan khác:

+ Khoảng thời gian từ 1945 đến 1948 là thời kỳ cực kỳ cam go đối với vận mệnh của nhà nước non trẻ Việt Nam dân chủ cộng hòa: chiến đấu cùng một lúc với 3 tên giặc: đói, dốt và ngoại xâm trong bối cảnh "đơn thương độc mã", thiếu thốn đủ đường về kinh tế, lương thực, trang thiết bị quân sự, kinh nghiệm chiến đấu,.. mà không hề có sự trợ giúp quốc tế nào. Đó không phải là lúc thích hợp và cũng chẳng thể có thời gian để viết về mình đối với bất kỳ người lãnh đạo nào, đặc biệt là đối với một vị lãnh tụ được biết nhiều trên Thế Giới như Hồ Chí Minh.

+ Viết về mình không phải là thói quen của những người nổi tiếng ở Việt Nam bấy giờ nhưng cho dù nếu Hồ Chí Minh muốn điều đó thì cũng có rất nhiều ký giả, nhà văn, nhà báo muốn là người chấp bút. Hồ Chí Minh không nhất thiết phải tự viết. Ngay cả nhiều nhà báo, nhà văn quốc tế sau khi đã gặp Hồ Chủ Tịch, tất cả thu hoạch chỉ là những cuộc phỏng vấn về tình hình đất nước, chính sách của Việt Nam bấy giờ.

+ Khá là vô lý khi với quỹ thời gian hạn hẹp, Hồ Chí Minh lại phải viết thêm một cuốn sách có nội dung, chủ đề tương tự nhau cuốn "Vừa đi đường vừa kể chuyện" với thông tin sai khác nhau.

+ Nếu Hồ Chí Minh viết cuốn "Những mẩu chuyện..." thì chẳng có lý do gì bản thảo (hoặc những gì còn sót lại của nó) lại không được những người có trách nhiệm lưu giữ lại (như cuốn "Vừa đi đường vừa kể chuyện") vì hầu như bất cứ thứ gì liên quan đến Hồ Chủ tịch từ bấy giờ đã có giá trị hiện vật cao, được lưu giữ kĩ.

+ Có một sự kiện khá khác với thực tế là vụ việc Nguyễn Hải Thần. Mặc dù Nguyễn Hải Thần đã bỏ đất nước để theo quân Tưởng nhưng Hồ Chí Minh cũng rất bao dung đối với ông này chứ không "vạch mặt" như trong cuốn "Những mẩu chuyện ...". PGS. Song Thành trong bài "Khoan dung, nhân ái Hồ Chí Minh biểu tượng của vǎn hoá hoà bình Việt Nam" đã cho biết: "Chúng ta đều biết sự khoan dung của Hồ Chí Minh đối với Nguyễn Hải Thần khi ông ta từ bỏ nhiệm vụ, chạy theo quân Tưởng, sang Quảng Châu sinh sống, ngày càng lâm vào hoàn cảnh khốn đốn. Sau hoà bình lập lại bạn hỏi ta định xử trí với ông ta như thế nào? Với tấm lòng khoan dung, độ lượng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị với Thủ tướng Chu Ân Lai tru cấp cho ông ta mỗi tháng 100 nhân dân tệ cho đến cuối đời. Số tiền đó sẽ lấy từ khoản viện trợ không hoàn lại của Trung Quốc giúp nhân dân ta khôi phục kinh tế sau chiến tranh".

- Nếu Hồ Chí Minh là tác giả hoặc là người "đứng sau" tác phẩm này thì thật vô lý nếu phải mất đến hơn 2 năm để viết xong cuốn sách mỏng như vậy, trong khi mục đích là để "giới thiệu Hồ Chí Minh với nhân dân" (như giả thiết của nhiều người), nhất là thời điểm cần kíp cho nhu cầu này phải là trước 2/9/1945 (trước khi Hồ Chí Minh ra mắt quốc dân đồng bào) đến cuối 1946 (khi Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến - 20/12/1946).


Đây là những lý lẽ hoàn toàn khách quan và dựa trên thực tế, có dẫn chứng đầy đủ. Bởi vậy mong sẽ được trang web bổ sung thêm. Chính Bình (thảo luận) 18:22, ngày 18 tháng 8 năm 2015 (UTC) Chính Bình[trả lời]

Trần Ngọc Danh[sửa mã nguồn]

@Minh.sweden: Theo tôi hiểu thì học giả Olga Dror cho rằng tác giả của quyển Tiểu sử Hồ Chủ tịch ("Trần Ngọc Danh") thật sự không phải là nhân vật Trần Ngọc Danh mà có nhiều khả năng là Hồ Chí Minh hơn (tr. 440: "Were Trần Dân Tiên and Trần Ngọc Danh the same person, and was Trần Ngọc Danh's book published under the name Trần Dân Tiên? We can not exclude this possibility, though, as we will see below, Trần Ngọc Danh ascribes the work to Hồ Chí Minh himself" - dịch Có phải Trần Dân Tiên và Trần Ngọc Danh chính là một người, và có phải quyển sách của Trần Ngọc Danh đã được xuất bản dưới tên Trần Dân Tiên? Chúng ta không thể loại trừ khả năng này, tuy nhiên, như chúng ta sẽ thấy sau đây, Trần Ngọc Danh lại gán chính Hồ Chí Minh là tác giả của tác phẩm). Theo bà thì có một số lý do để đặt nghi vấn với giả thuyết Trần Dân Tiên là Trần Ngọc Danh (tr. 441):

  1. Trần Ngọc Danh (người thật) đã gửi thư đến Liên Xô nhiều lần phê phán Hồ Chí Minh, và sau đó đã bị thanh trừng khỏi ĐCSVN. Có lần ông đã tố cáo Hồ Chí Minh vì tội "thần thánh hóa các lãnh đạo một cách mù quáng".
  2. Để dẫn chứng luận điểm này, Trần Ngọc Danh (người thật) đã trích dẫn một số đoạn hiện diện trong phần lời nói đầu của quyển Tiểu sử Hồ Chủ tịch của tác giả "Trần Ngọc Danh" và cho rằng đây là bằng chứng Hồ Chí Minh đã thần thánh hóa chính mình. Điều đáng nói là Trần Ngọc Danh (người thật) cho rằng những đoạn này được lấy từ chính "tự truyện" của Hồ Chí Minh. Theo Dror thì "tự truyện" này chính là quyển Tiểu sử Hồ Chủ tịch (mà tác giả được ghi là "Trần Ngọc Danh").
  3. Việc lấy tên "Trần Ngọc Danh" làm tác giả của phiên bản tiếng Việt của quyển này có thể là do Trần Ngọc Danh (người thật) có tên tuổi trong cộng đồng Việt kiều thời đó (điển hình khi có nhiều người biểu tình khi ông bị bắt), và chính phủ Hồ Chí Minh lúc đó muốn tiếp cận với họ. Do đó, việc sử dụng tên "Trần Ngọc Danh" có thể sẽ gây ra hiệu ứng làm cho quyển này được "chính thống hóa", và nâng cao địa vị của Hồ Chí Minh trong mắt của cộng đồng Việt kiều tại Pháp.

NHD (thảo luận) 02:33, ngày 20 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@DHN: Mình có thêm vào cụm từ "Olga Dror cũng đưa ra một số lý do Trần Ngọc Danh có thể không phải là tác giả" để rõ hơn. Bạn có thể triển khai rõ ý này vào bài viết nếu thích. Mình không hiểu ý 2 tác giả nói gì, nghe không consistent với ý 3 cho lắm. Mình chỉ ghi là tác giả này có biết cuốn "tiểu sử hồ chí minh" ghi tên tác giả là Trần Ngọc Danh thôi, chứ không ghi quan điểm của bà này, cũng không muốn đưa ra các quan điểm cá nhân khẳng định hoặc phủ định "Trần Ngọc Danh" là "Trần Dân Tiên" hay không. Minh.sweden (thảo luận) 03:05, ngày 20 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Minh.sweden: Theo tôi hiểu thì ý 2 cho thấy Trần Ngọc Danh (người thật) có thể chỉ tiếp cận phiên bản tiếng Pháp của quyển này (có thể dưới tên tác giả khác). Có thể ông không hay biết về phiên bản tiếng Việt của quyển Tiểu sử Hồ Chủ tịch được xuất bản dưới tên mình. NHD (thảo luận) 03:27, ngày 20 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@DHN: Sách in 1949, trong khi ông Danh được Pháp thả ra từ 1/1949 tới khi rời Paris 8/1949 (lúc ông giải tán phái bộ) thì tại sao ông ấy không biết được nhỉ, trừ khi sách được in sau khi ông ấy rời đi. Cũng khá là mâu thuẫn khi ông Danh rất có uy tín với Việt Kiều ở Pháp, thế mà họ lại qua mặt với ông ư. Chỉ có 2 nhân viên chính phủ (tức phái bộ) ở lại Pháp từ 1946-1949, là ông Danh và ông Dương Bạch Mai nhưng ông Mai cũng về nước khi phái bộ giải tán rồi. Dựa vào đâu mà chính phủ của Hồ Chí Minh có thể can thiệp vào hội Việt Kiều cho xuất bản cuốn sách đó? Ý 1 thì phải rõ hơn là ông ấy chỉ gửi thư phê phán từ cuối 1949-đầu 1950, còn trước đó không đưa được bằng chứng nào thấy ông Danh mâu thuẫn lớn lao gì cho lắm với chính quyền Việt Nam Dân Chủ Công Hòa. Đây chỉ là ý kiến cá nhân. Mình thấy mọi suy luận đều yếu khi không có bằng chứng cụ thể. thảo luận quên ký tên này là của Minh.sweden (thảo luận • đóng góp).
@Minh.sweden: Theo tôi thì nếu chấp nhận được giả thuyết rằng tên tác giả đã bị giả mạo, thì chuyện nhà xuất bản bị giả mạo không có gì khó tin. NHD (thảo luận) 20:30, ngày 20 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
mọi thứ đều có thể, nhưng không loại trừ trường hợp tác giả Trần Ngọc Danh là thật. Như mình đã trích dẫn là còn một bản tái bản của hội việt kiểu năm 1951, để mình tìm trên các trang thư viện của Pháp xem còn bao nhiêu bản được lưu trữ. – Minh.sweden (thảo luận) 22:22, ngày 20 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đổi tên bài[sửa mã nguồn]

Bài này hiện nay có tên là Trần Dân Tiên, một bút danh gắn liền với chỉ một tác phẩm là Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch. Tôi nghĩ bài này nên đổi tên thành Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch và mở rộng nội dung để nói về tác phẩm, ảnh hưởng, các phiên bản, v.v., mà danh tính tác giả chỉ là một phần của nội dung bài. Tôi nghĩ như vậy thì mới dễ phát triển nội dung bài. Mọi người nghĩ sao? NHD (thảo luận) 02:20, ngày 21 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đồng ý. Nên đổi tên bài. – Minh.sweden (thảo luận) 05:39, ngày 21 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
☑YXong. NHD (thảo luận) 00:29, ngày 7 tháng 3 năm 2021 (UTC)[trả lời]