Thảo luận:Trịnh Công Sơn

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Âm nhạc Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Âm nhạc Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Âm nhạc Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CBài viết đạt chất lượng C.
Đặc biệtBài viết được đánh giá đặc biệt quan trọng.
Dự án Nhân vật Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nhân vật Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nhân vật Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CBài viết đạt chất lượng C.
CaoBài viết được đánh giá rất quan trọng.

Đánh giá chất lượng[sửa mã nguồn]

Thành viên Newone nên cho biết vì sao bài này lại được bạn xếp loại "Sơ khai"? Kh. (thảo luận) 00:38, ngày 18 tháng 3 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Thuật ngữ[sửa mã nguồn]

Is nhạc sĩ a person who plays the music, or plays an instrument, as in musician? Or a person who writes the music, or songs, as in song-writer?

And, is it true that Trịnh Công Sơn was more of a song-writer than a singer?

Mekong Bluesman 04:58, 29 tháng 3 2005 (UTC)

Từ điển tiếng Việt của tôi cho biết nhạc sĩ là "người chuyên soạn hoặc biểu diễn âm nhạc". Theo sự hiểu biết của tôi, là một "songwriter". Ông ta là một người sáng tác và biểu diễn nhạc, cho nên tôi thấy "ca nhạc sĩ" là hợp nhất. DHN 05:03, 29 tháng 3 2005 (UTC)
Nhạc sĩ có thể là người soạn nhạc hoặc biểu diễn âm nhạc, nhưng thường được dùng với ý soạn nhạc hơn. Người biểu diễn âm nhạc được gọi là nhạc công.--Á Lý Sa 05:06, 29 tháng 3 2005 (UTC)
Thank you, Á Lý Sa. Somehow, I had forgotten about nhạc công! Mekong Bluesman

Dùng từ "ca nhạc sĩ" tôi thấy lủng củng sao á, như kiểu "y bác sĩ" "kỹ chiến thuật"... Ghi Trịnh là "nhạc sĩ, ca sĩ" thì phải hơn. Nhưng vai trò ca sĩ của Trịnh rất mờ nhạt so với vai trò nhạc sĩ, chưa kể ông cũng là hoạ sĩ nữa (có triển lãm tranh hẳn hoi). Nên ghi cho nổi bật vị trí nhạc sĩ nổi tiếng của ông, còn vai trò ca sĩ, hoạ sĩ thì chép xuống dưới. Avia 07:18, 29 tháng 3 2005 (UTC)

Tôi đồng ý với Avia. Mekong Bluesman
Tôi tưởng ca nhạc sĩ là một từ thông dụng. Tôi đã sửa thành nhạc sĩ. DHN 07:59, 29 tháng 3 2005 (UTC)

Tôi thì thấy khi giới thiệu người nào vừa sáng tác vừa biểu diễn âm nhạc thì báo chí dùng những từ phối hợp giống như: ông A là một ca sĩ, đồng thời là nhạc sĩ. Từ nhạc công không phải là người biểu diễn âm nhạc mà là người chơi các nhạc cụ trong một buổi biểu diễn âm nhạc. Còn người biểu diễn âm nhạc bao gồm nhạc công, ca sĩ, và cả nghệ sĩ múa nữa. Thứ tự trước sau là tùy theo công việc chính của người được giới thiệu. Trong trường hợp của TCS, tôi có thể giới thiệu như sau: TCS là một nhạc sĩ kiêm ca sĩ, họa sĩ và diễn viên, người Việt Nam. Hoặc chỉ cần giới thiệu nghề nghiệp chính của TCS là nhạc sĩ trước, sau đó bổ sung các ý khác sau. Cũng có thể dùng từ nghệ sĩ để nói chung cho nhạc sĩ, ca sĩ, diễn viên, nhà báo, họa sĩ, nhà văn, nhà thơ...Chắc như thế là hết tranh cãi:D. Ngoài ra, theo tôi thì không nhất thiết lúc nào cũng lôi từ điển ra vì từ điển thường được biên soạn lâu, không cập nhật kịp sự thay đổi ngôn ngữ của đời sống hằng ngày của nhân dân. Chỉ cần lấy ý phổ biến nhất của một từ là được Trananh1980 (thảo luận) 07:38, ngày 26 tháng 3 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Tôi xin vẫn giữ khái niệm "Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn" (music composer), tuy nhiên cần thêm dòng đánh giá về khả năng thể hiện sáng tác của chính mình - Với một số thính giả và với riêng một số bài hát của chính ông, Trịnh Công Sơn là ca sĩ thành công nhất trong sự thể hiện ca từ và giai điệu - có thể ví dụ: Một cõi đi về, Ru đời đi nhé... - tham chiếu đến loạt ca khúc Trịnh Công Sơn thu ở Bắc Mỹ (Canada) thập niện 1990 (mail4linh2001@yahoo.com) thảo luận quên ký tên này là của 203.162.3.145 (thảo luận • đóng góp).

chỉ "với một số" thôi, nên để Trịnh công Sơn làm nhạc sĩ sáng tác hay hơn là ca sĩ hát hay, dù ông hát một số bài của mình hay thật Quycuocthat

Cải tạo[sửa mã nguồn]

Ông Trịnh Công Sơn bị bắt cải tạo 4 năm kinh tế mới hồi nào vậy ? sao chưa thấy tài liệu nào nói cả ? thảo luận quên ký tên này là của 203.162.3.145 (thảo luận • đóng góp).

Theo bài viết của BBC [1] Nguyễn Hữu Dng 03:03, ngày 18 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]

chỉ dựa trên một nguồn tin như vậy có chắc không ? nói gì thì nói, BBC không thể coi là luôn luôn có một cái nhìn trung thực và trung lập được. Thử tìm trong các tài liệu viết về Trịnh Công Sơn, tôi chua7 thấy ai đề cập đến giai đoạn này. thảo luận quên ký tên này là của 222.253.192.111 (thảo luận • đóng góp).

Xin xem phỏng vấn với ca sĩ Khánh Ly ([2] Nguyễn Hữu Dng 04:03, ngày 19 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]
Đi cải tạo và đi kinh tế mới là hai khái niệm khác nhau.Lưu Ly 09:55, ngày 9 tháng 6 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Tôi không hiểu biết về sự kiện, nhưng chỉ thấy ở đây có hai chi tiết trái ngược. Nếu đọc đoạn Vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, quân đội...những năm ngay sau 1975, ông làm việc tại Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh thì người đọc thấy cùng một giai đoạn mà Trịnh Công Sơn vừa ở vùng kinh tế mới, vừa làm việc ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 16:40, ngày 5 tháng 6 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Bài Em ở nông trường em ra biên giới là viết về vùng kinh tế mới, nếu bị đem đi cải tạo mà vẫn có hứng sáng tác nhạc thì cũng lạ. Tmct 22:36, ngày 5 tháng 6 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Không lạ đối với thiên tài, nhiều người chỉ sáng tác hay trong môi trường khắc nghiệt. Lưu Ly 09:55, ngày 9 tháng 6 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Vấn đề là ở chỗ người như Trịnh Công Sơn chắc không ngụy tạo ra cảm xúc để sáng tác mà sáng tác bằng cảm xúc thật. Hoàn cảnh "cải tạo" (như người ta thường muốn người khác hiểu) liệu có thể sinh ra các cảm xúc đủ positive để sản phẩm là một bài hát được giải trong thời đó không? Tmct 12:00, ngày 9 tháng 6 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi tìm thấy bài Trịnh Công Sơn - Tiếng hát con dã tràng, trông qua khá là cẩn thận. Xem ra cả hai đoạn "cải tạo" và đoạn sau đó đều có vấn đề. Theo như bài "dã tràng" thì TCS sáng tác mấy bài kia từ sau 1980, ko phải ngay sau 75. Còn đoạn 75-79 thì ông ấy ở Huế chứ không ở vùng kinh tế mới.

Ai quan tâm có thể dùng bài "dã trang" để bổ sung nội dung cho bài, bài đó rất nhiều chi tiết.

Tmct 12:31, ngày 9 tháng 6 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Link trên tôi vào không được và tôi thì tin cả 2 điều:
  • TCS có thể đi kinh tế mới hay đi cải tạo hay đi học tập một thời gian sau ngày 30/4 (bình thường thôi mà)
  • TCS có thể vẫn là thành viên Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đó. Thành viên thì đâu cần "đi làm việc" ?! Họ ở đâu thì cũng làm việc được thôi.
Lưu Ly 16:45, ngày 9 tháng 6 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy TCS bị đưa đi kinh tế mới chứ không bị cải tạo. Tôi nhớ có đọc đó trong phỏng vấn với Khánh Ly ("Chị có biết chuyện sau 1975 Trịnh Công Sơn phải đi lao động, đi kinh tế mới? Có biết. Bằng cách nào? Chính anh Sơn viết thư cho tôi khi anh đang trong tình trạng đó. Anh ấy có than thở gì không? Anh Sơn không bao giờ than thở một điều gì. Vui anh ấy cũng cười nhẹ nhàng thôi. Buồn thì anh ấy nuốt hết vào lòng. Tôi nghĩ anh là một người gánh trên vai, một đôi vai quá gầy, một hạnh phúc quá lớn và một nỗi thống khổ cũng không kém."). Còn các bài tin tức tiếng Anh có thể gộp hai khái niệm này thành một. Nguyễn Hữu Dng 16:55, ngày 9 tháng 6 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Tôi chỉ đọc được dòng này "Trong thời hậu chiến này, cả nước rất khó khăn và như bao người Việt khác, Trịnh Công Sơn cũng được điều đi lao động sản xuất, khi thì trồng khoai lang, lúc cấy lúa trên những cánh đồng đầy bom đạn chưa tháo gỡ". TCS không thể bị đi cải tạo vì năm 1985 còn được sang Moskva. [3] An Apple of Newton thảo luận 17:08, ngày 9 tháng 6 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Nhạc sĩ này được cưng lắm không có cải tạo đâu, đề nghị sửa đoạn này quycuocthat58.186.67.206 05:22, ngày 3 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Nhạc sĩ[sửa mã nguồn]

Xin phép được chẻ sợi tóc làm tư nhé: nhạc sĩ là người phổ nhạc (en:music composer) hay người viết lời bài hát (en:songwriter)? Newone 00:41, 23 tháng 11 2006 (UTC)

Tôi nghĩ là chúng ta phải tạo ra hài từ mới là "phổ nhạc sĩ" và "viết lời hát sĩ" ... ;-{)> Mekong Bluesman 20:04, ngày 5 tháng 6 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Chỉ viết lời thì không phải nhạc sĩ rồi Quycuocthat

Trong trường hợp người phổ nhạc và người viết lời không là một thì thường chia thành 2 từ riêng, chứ không dùng từ nhạc sĩ. Nguyễn Bính có rất nhiều bài hát được phổ nhạc nhưng không phải là nhạc sĩ. Khi giới thiệu về một bài hát người ta theo trình tự như sau: Bài hát: A -lời:B -Phổ nhạc:C -Biểu diễn: D Trananh1980 (thảo luận) 07:54, ngày 26 tháng 3 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Phần về các tác phẩm[sửa mã nguồn]

Thành viên Gianganh đã cho rất nhiều các sách về nhạc của Trịnh Công Sơn vào trong bài này. Những người biết về đề tài này nên viết lại cho bớt đi vì bài có quá nhiều tác phẩm, nhiều cái được nhắc lại nhiều lần. Mekong Bluesman 20:45, ngày 8 tháng 6 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy MB có nhắn rằng nên bỏ bớt các tác phẩm của Trịnh Công Sơn trong phần viết của tôi.
Nhưng đó là các bài hát nằm trong các đĩa nhạc của TCS. Và vì yếu tố khách quan, có nhiều bài được nhiều ca sỹ chọn cho vào album của mình thì việc trùng lặp là đương nhiên...
Tôi đã suy nghĩ là chỉ nêu tên các album thôi hay nên nêu đầy đủ cả list của album đó + thời gian phát hành... Thiết nghĩ là phương án thứ hai tốt hơn.
Cám ơn Mekong Bluesman đã thảo luận cùng. Hy vọng sẽ nhận được những phản hồi khách quan của bạn.
Gianganh 00:20, ngày 9 tháng 6 năm 2007
List hoàn toàn các tên của các bài hát của các tape nhạc không làm tăng chất lượng của bài viết, chỉ làm bài dài thêm và không (hay rất ít) người đọc cái list đó. Các tape nhạc và các năm phát hành (giống như các album của các ban nhạc) nên được đưa ra, nhưng hoàn toàn tên các bài hát là có cần thiết không? Theo Gianhanh thì "Thiết nghĩ là ... tốt hơn", xin cho biết lý do.
Mekong Bluesman 09:31, ngày 9 tháng 6 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Phần chuyện bên lề[sửa mã nguồn]

Phần "chuyện bên lề" này khúc sau không có giá trị, xem văn phong càng thấy thế, nó giống như mấy bài báo rải rác của những người thích TCS (tôi mới xoá khúc này). Còn phần Văn Cao nói về Trịnh Công Sơn, ông nào cho cái chữ "Cần dẫn chứng" vào vậy ? Nếu cái ấy cũng phải dẫn chứng thì còn cái nào không dẫn chứng nữa ? Các ông táy máy vừa phải thôi Quycuocthat 03:54, ngày 7 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Nếu không có dẫn chứng, người đọc có thể cho rằng người viết cố tình bịa chuyện. Lưu Ly 04:01, ngày 7 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Nếu muốn cho là bịa thì cái gì không cho là bịa được ? TCS chết rồi, Văn Cao chết rồi, lấy ai ra đối chứng đây ? Nếu giờ tôi tìm được một nguồn dẫn chứng thì có chắc là nó không phải bịa không ? Cái này là nói theo lý, chứ thực ra những lời nhận xét trên chỉ cần tham khảo chút là sẽ biết nó có thực. Giống như chuyện mộ Phan Khôi bị mất, ai hơi đâu bịa ra làm chi mà bắt người ta dẫn chứng ? Phan Khôi sinh ra ở Quảng Nam, có ai thấy lạ không ? Lạ quá đi chứ vì ông Phan Khôi có quen thuộc chi với mình ? Vậy mà không ai bắt dẫn chứng đoạn đó hết còn đoạn ổng chết, ổng mất mộ cũng là những sự không hẹn mà đến không chờ mà đi như chuyện ổng sinh ra, thì thấy lạ mắt chọt cái tay vô một phát.(nhân cũng nói thêm đoạn Phạm Duy nhận xét tôi thêm vô không trúng, vì đoạn đó nhận xét riêng bài Tuổi đá buồn và Lời buồn thánh không phải nhận xét chung về nhạc Trịnh, nên tôi mới bỏ ra) Quycuocthat 06:06, ngày 7 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Xin lỗi vì đang giận mấy cái "cần dẫn chứng" khác mà tôi nói tầm bậy ở cái này, nghĩ lại thì đoạn đó (Văn Cao vs TCS) cũng nên dẫn chứng Quycuocthat 06:22, ngày 7 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Tất cả các lời nói, ý nghĩ, câu viết... của người khác nên có dẫn chứng vì nếu không thì người đọc sẽ có câu hỏi là có phải Wikipedia đã tạo ra các câu đó và bỏ vào trong lưỡi hay trong bút của người đó. Một trong các đòi hỏi của Wikipedia là nguồn có thể kiểm chứng được. Mekong Bluesman 15:00, ngày 7 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi đã tìm ra nguồn dẫn chứng cho câu đó, chỉ sợ cuốn sách xưa các ông không có rồi lại bảo dẫn chứng tập hai nữa Quycuocthat 04:45, ngày 21 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Phần này lộn xộn quá, tôi thử bỏ đi thì thấy bài đỡ rắc rối mông lung hơn Quycuocthat 02:03, ngày 29 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Nhưng phần có tên như "Chuyện bên lề" (lề nào?), "Linh tinh", "Có thể bạn chưa biết"... của một số bài (đặc biệt là về ca sĩ, nhạc sĩ, diễn viên, ban nhạc...) là cách "viết một cách lười" của người viết. Đó là các thông tin; thông tin không liên quan hay có ít liên quan đến mục đề thì cần bỏ đi, thông tin liên quan đến gia đình thì mang vào phần gia đình, thông tin liên quan đến bài hát, bài nhạc... thì mang vào phần đúng của chúng. Cách viết như tại thời điểm này là vì người viết đã quá lười và không dùng thời giờ mang thông tin vào đúng chỗ. Mekong Bluesman 09:43, ngày 29 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Đề nghị sư huynh thienlynhan vào thảo luận ở đây chứ đừng có thảo luận ở trang thành viên của tiểu đệ Quycuocthat 11:56, ngày 2 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Ca khúc đầu tay[sửa mã nguồn]

Theo Trịnh Công Sơn thì bài đầu tay của ông là "Sương đêm", Ướt mi chỉ là bài nổi tiếng đầu tiên thôi.Quycuocthat 04:45, ngày 21 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Câu hỏi[sửa mã nguồn]

Bài này viết "... Hồng Nhung, Trịnh Vĩnh Trinh, một người thường tự xưng là người yêu cũ của Trịnh Công Sơn, một người là em của Trịnh Công Sơn..."!!! OK, đây là người yêu cũ hay là người em? Rất khó mà có thể là cả hai... Mekong Bluesman 13:07, ngày 16 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Phần ca sĩ thể hiện nhiều chi tiết thiếu chính xác và không có nguồn gốc. Trịnh Vĩnh Trinh sống ở nước ngoài, không gộp cùng Hồng Nhung như trong câu của bài được. Thái Thanh đúng là có hát một vài bài của Trịnh Công Sơn, nhưng tôi chưa thấy ai cho là thành công cả.--Sparrow 13:13, ngày 16 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Tôi muốn nói rằng vì cách viết cho hai phrase "một người ... là người yêu..." và "một người là em..." ngay tại sau một tên X làm một người đọc nhanh (như tôi đã làm) nghĩ là X là người yêu X là em, cùng một lúc!!! Nhưng bây giờ, sau khi đọc lại một lần nữa, thì tôi đã hiểu rằng "... là người yêu..." phụ nghĩa cho Hồng Nhung trong khi "... là em..." phụ nghĩa cho Trịnh Vĩnh Trinh. (Đúng hơn.)
Tuy vậy, nếu tôi viết thì tôi sẽ viết như sau: "... X (một người yêu cũ), Y (một người em) ..." để làm rõ hơn. Sparrow có nghĩ như vậy không?
Mekong Bluesman

Ông sparrow thường nói những câu không có dẫn chứng, tỷ dụ bảo chi tiết thiếu chính xác ông phải nói thiếu chính xác chỗ nào chứ không nên nói gộp như vậy. Nói như vậy cũng có vẻ khôn đấy nhưng khôn như vậy chỉ là khôn vặt. Thái Thanh hát nhạc Trịnh ông bảo không nghe ai nói là thành công thì tôi nếu dùng lý lẽ của ông để đáp lại là "không nghe ai nói không thành công" cũng được nhưng tôi không thích. Tất nhiên là không thành công bằng Khánh Ly nhưng so với Lệ Thu, Lan Ngọc vẫn ít nhất là ngang hàng (ông cứ hỏi những người hay nghe nhạc để hiểu rằng không phải vì tôi ưa nghe Thái Thanh mà nói tầm bậy).

Ông Mekong Bluesman cứ sửa lại đoạn đó, vì tôi viết văn khúc khuỷu quen tay. Chuyện Hồng Nhung tự xưng là người yêu của TCS tôi k tiện tìm dẫn chứng nhưng tìm thì sẽ có. Chừng nào rảnh tôi tìm, hay là ông sparrow có vẻ rảnh lắm tìm giúp tôi được ko ?

Quycuocthat 06:28, ngày 21 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Mekong Bluesman đã sửa đoạn đó nhưng cách sửa của ông đã làm mất đi nhiều ý. Phần Thái Thanh, Lan Ngọc, Lệ Thu không nhất thiết phải sửa cho rườm rà thêm dấu phẩy; đoạn cũ là:

Ngoài ra, nhiều ca sĩ hát nhạc Trịnh Công Sơn cũng rất thành công, tuy hát ít như Thái Thanh, Lệ Thu, Lan Ngọc. Giọng nam thì có Tuấn Ngọc, là giọng được Trịnh Công Sơn đánh giá rất cao khi hát nhạc của ông.

Sửa thành:

Ngoài ra, nhiều ca sĩ hát nhạc Trịnh Công Sơn, tuy hát ít, cũng rất thành công như Thái Thanh, Lệ Thu, Lan Ngọc. Giọng nam thì có Tuấn Ngọc là được Trịnh Công Sơn đánh giá rất cao khi hát nhạc của ông.

Làm ý nó rời rạc, xao lãng hẳn đi. Đoạn:

Ở Việt Nam sau 1975 cũng có những người hát nhạc Trịnh Công Sơn như Hồng Nhung, Trịnh Vĩnh Trinh, một người thường tự xưng là người yêu cũ của Trịnh Công Sơn, một người là em của Trịnh Công Sơn thì khi hát nhạc này cũng được một số khán giả ủng hộ.

Có thể không bách khoa cho lắm, nhưng nếu sửa thành:

Ở Việt Nam sau 1975 cũng có những người hát nhạc Trịnh Công Sơn như Hồng Nhung (một người thường tự xưng là người yêu cũ của Trịnh Công Sơn[cần chú thích]), Trịnh Vĩnh Trinh (em của Trịnh Công Sơn)... cũng được một số khán giả ủng hộ.

Thì những ý không liền mạch nữa, như được một số khán giả ủng hộ thì rất nhiều ca sĩ như thế, không nói riêng HN và TVT làm gì. Ở đây ban đầu tôi ngầm nhấn mạnh họ được ủng hộ vì 1 ng là em 1 ng tự xưng là người yêu cũ, vì chất giọng của họ không có chi xuất sắc. Ngoài ra thì Trịnh Vĩnh Trinh, Hồng Nhung không liên quan tới nhau, còn sự họ là em hay là bồ cũng không cần thiết phải liên hệ trong bài (nếu theo cách viết của M B). Quycuocthat

Quycuocthat có ý X trong đầu, sau khi viết ra thì tôi đọc thành ý Y, sau khi đồng ý cho tôi sửa thì nó thành ý Z! Vậy thì Quycuocthat nên sửa sao cho thành gần ý X (vì tôi đã không thể biết khi nó chỉ có trong đầu của Quycuocthat), chỉ cần sao cho câu văn không làm những người như tôi lại đọc nó thành ý Y một lần nữa. Khi tôi sửa tôi chỉ nghĩ đến người đọc và tính chất bách khoa của bài. Cần phải có thảo luận thì mới có thể biết là ý nguyên thủy của người viết là như sao. Mekong Bluesman 15:50, ngày 23 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Không có gì, ý của phường chèo là muốn Mê Công tiên sanh khi sửa bài không cần quá tôn trọng những ý của người khác, chỗ nào ngoắc nghéo cứ cắt bỏ quách Quycuocthat 06:02, ngày 27 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Nếu tôi muốn gì thì cũng sửa như ý của mình mà không nghĩ đến ý của người khác (hay tối thiểu nhất là không thảo luận với người khác) thì tôi không là tôi nữa. Mekong Bluesman 09:45, ngày 27 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Thành tựu chính ?[sửa mã nguồn]

Thành tựu chính của Trịnh Công Sơn có lẽ là ông đã đem một giòng nhạc tình u sầu trầm lắng đi đánh thức những trái tim thế hệ, và trở thành 1 trong những nhạc sĩ nổi tiếng nhất VN. Những giải thưởng và những sự vinh danh theo tôi chỉ là trò hoa lá ngoài rìa. Có thể bỏ chữ "Thành tựu chính" rồi thay vào chữ "vinh dự". Quycuocthat 06:45, ngày 21 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Xin góp ý về "Chuyện bên lề"[sửa mã nguồn]

Kính thưa các thành viên, Tôi viết mục "Chuyện bên lề" trong bài Trịnh Công Sơn đã hơn 3 tháng nay, không thấy thành viên nào phản đối nên tôi nghĩ rằng mục này đã được giữ. Nhưng thành viên Quycuocthat cho rằng mục này không có giá trị nên đã xóa 2 lần. Tôi xin phép tải lại mục này để các thành viên xem xét. Nếu nhận thấy mục này quả thật không có giá trị xin các thành viên vui lòng nêu ý kiến trong phần thảo luận. Tôi sẽ tự xóa chứ không cần Quycuocthat xóa đến lần thứ ba. Còn nếu các thành viên cho phép giữ hoặc đồng tình (nghĩa là không có ý kiến phản đối thì tôi xin phép được giữ lại mục này). Thành thật cám ơn.Thienlynhan 11:27, ngày 2 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Kính thưa Thienlynhan đại tiên sanh rất sang quý, tôi nghĩ tiên sanh nên tách phần chuyện bên lề đó ra làm 100 phần bằng nhau rồi góp chung vô trong mấy mục chính như "sự nghiệp", "tiểu sử" luôn khỏi cần tích tụ lại 1 chỗ rồi kêu là chuyện bên lề cho mệt. Ngoài ra tôi thấy phần này giống 1 bài báo tổng hợp và giả dụ như anh Lưu Ly là chuyên gia hỏi dẫn chứng có muốn hỏi cũng không biết hỏi chỗ nào, vì cả đoạn đó, chữ nào cũng cần dẫn chứng. Phải không Lưu Ly tiên sanh :p Quycuocthat 12:02, ngày 2 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Với mục kiểu chuyện bên lề, thông tin thêm, có thể bạn không biết. Quý bạn, quý tiên sanh, quý ông có thể dùng:

{{Trivia}}

Không nên xóa, bởi vì chuyện bên lề vẫn có tính bách khoa nhưng chỉ cần trình bày lại thôi vì đề kiều đó thì wikipedia trông giống một tờ báo lá cải:-D Augusta 06:06, ngày 23 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Mục này hay đấy chứ, cung cấp thêm thông tin về Trịnh Công Sơn. Nên giữ lại mục này. Hoangthuydung 18:44, ngày 24 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Không có ai đề nghị xóa các thông tin. Cách viết bài có phần như "Linh tinh", "Chuyện bên lề", "Có thể bạn chưa biết", "Thông tin thêm"... là cách viết lười vì không dùng thời gian để:
  • mang một số thông tin vào các phần khác, thích hợp hơn
  • khai triển một số thông tin thành một phần đầy đủ hơn
  • bỏ đi các thông tin không cần thiết, không liên quan, mang ý kiến chê bai hay ca ngợi của người viết
Wikipedia tiếng Việt không còn trong tình trạng phôi thai để chấp nhận các bài có chất lượng kém của các người viết không tốt hay viết không có dẫn chứng hay viết theo ý kiến cá nhân ... nữa. Các tiêu bản ngôn ngữ khác của Wikipedia cũng đang dần dần bỏ các phần linh tinh này trong các bài của họ.
Mekong Bluesman 22:09, ngày 24 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi xin phép xóa tiêu bản "chuyện bên lề, linh tinh". Lý do: mục này hợp với cấu trúc chung của bài "Trịnh Công Sơn". Mặt khác, những trang web khác khi lấy bài Trịnh Công Sơn, họ vẫn lấy luôn mục này, dù đã thấy tiêu bản gắn trên đó. Điều này chứng tỏ "Chuyện bên lề" vẫn có giá trị cung cấp thông tin nhất định.117.7.179.127 (thảo luận) 03:39, ngày 12 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Họa của Trịnh[sửa mã nguồn]

Trịnh Công Sơn, dĩ nhiên được biết đến là một nhạc sỹ tài ba. Thế còn phần hội họa của ông thì sao? Có đáng để liệt ông vào là một họa sỹ không? Newone 04:54, ngày 23 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Có đấy, tác phẩm của bác Trịnh coi rất là khá phong cách giống như tranh của Picaso (tuy rằng không bằng) Augusta 06:08, ngày 23 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Ốm đói[sửa mã nguồn]

Ông lão này trông ốm đói thế? Có bị gì không? ={ Liebesapfel (thảo luận) 07:16, ngày 12 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Do ông hút thuốc quá nhiều. Ngay khi vào trường quay, máy lạnh chạy hết cỡ, cấm mọi người hút thuốc, nhưng với ông là ngoại lệ, được hút liên tục. Ông còn là người nghiện rượu, một con ma rượu. Bệnh gan của ông cũng do đó mà ra. Ông không có vợ, chỉ có người tình, đến rồi đi. Có tật có tài. Tôi là người ngưỡng mộ ổng nhưng cũng le lưỡi vì khoản rượu và thuốc lá của ông.Lưu Ly (thảo luận) 07:38, ngày 12 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Đời sống tình cảm[sửa mã nguồn]

Người nhạc sĩ nổi tiếng của Việt Nam này nổi tiếng vì số bài sáng tác có chất lượng cao, vì phong cách nhạc có nhiều đặc điểm, vì lời nhạc cũng có nhiều đặc điểm. Cuộc sống riêng của ông này là một phần phụ, không nên làm phần "Đời sống tình cảm" này quá dài. Mekong Bluesman (thảo luận) 08:02, ngày 28 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Câu mở đầu[sửa mã nguồn]

Tôi không hiểu câu đầu tiên của bài: "Trịnh Công Sơn (28 tháng 2 năm 1939 – 1 tháng 4 năm 2001) là một trong những nhạc sĩ lớn nhất của Việt Nam hay nói đúng hơn là CS (Theo nhà nghiên cứu Hà Huyền Chi và giáo sư văn chương Vũ Nhất Lê).". "hay nói đúng hơn là CS" nghĩa là gì? Nhờ ai giải thích giúp!--V (thảo luận) 15:17, ngày 1 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi đã viết lại dễ hiểu hơn.--wave (thảo luận) 15:18, ngày 1 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Cám ơn Wake. Hai liên kết bạn vừa cho vào tôi tạm chuyển sang đây [4], [5]. Một trang lấy từ diễn đàn, trang còn lại yahoovanhoaviet tôi không rõ có phải là nguồn tin cậy không. Nhờ mọi người xem xét.
Và xin nhắc Wake một chút. Lần sau bạn nên sử dụng mã <ref></ref> để dẫn chứng chứ không nên dùng liên kết ngoài.--V (thảo luận) 15:34, ngày 1 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn, nhưng dùng như vậy tôi thấy tiện lợi và nhanh hơn.--wave (thảo luận) 15:36, ngày 1 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đã lấy lại lk.118.68.67.108 (thảo luận) 16:14, ngày 1 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi không nghĩ trang yahoovanhoaviet là nguồn tin cậy. Một trang web không biết của ai, tổ chức nào. Phía dưới cùng chỉ ghi © Copyright by yahoovanhoaviet.com (liên kết đến http://www.sinhvienngheo.biz%20target=/, không tồn tại) và Email : adm@yahoovanhoaviet.com. Tôi sẽ đợi, nếu không được bổ xung nguồn tham khảo khác, tôi xin lùi sửa.--V (thảo luận) 16:22, ngày 1 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy các trang của BBC, VOA... cũng không ghi địa chỉ và tổ chức nào, chỉ liên lạc với tòa soạn bằng email hoặc hộp thư bưu điện.118.68.67.108 (thảo luận) 16:30, ngày 1 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Ý bạn muốn nói là BBC và VOA không uy tín? BBC và VOA có trụ sở rõ ràng, tại London và Washington DC [6][7]. Hộp thư bưu điện là địa chỉ tại Thái Lan để thính giả từ Việt Nam có thể tiện liên lạc hơn. NHD (thảo luận) 16:37, ngày 1 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Chúng ta đều biết BBC, VOA là ai. Các bài của BBC chắc cũng không thiếu tên tác giả như bài viết trên. Nếu theo ý của bạn, tôi lập một trang web và nó cũng trở thành nguồn tham khảo của Wiki?--V (thảo luận) 16:39, ngày 1 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Hai bạn đá qua đá lại bên trên với một bạn đem hai hãng thông tấn danh tiếng đem so với một trang web nhỏ của ai đó không ghi tên. Chán không chứ? Tôi cite một số nguồn tương đối ổn rồi, mời xem lại. Cái câu cuối cùng hồi đó đăng ở chuyên đề về Huế của Vietnamnet mà không hiểu vì sao giờ đã biến mất. FlaVia 17:36, ngày 1 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đó là chúng ta đều biết, nhưng trong trang web hoàn toàn không ghi địa chỉ hội sở và tên tổ chức, rất nhiều các trang khác đều thế. Chỉ riêng ở VN thì tất cả đều có địa chỉ hội sở và tên tổ chức (cóp lẽ do văn phòng rẻ ?). Ở nước ngoài đều là tư nhân, nếu bạn lập trang web và biến nó thành của công chúng hay đại diện cho số đông thì đó là nói đến uy tín, chỉ sợ trang web đó không có bài vở, không ai truy cập, chỉ nói đơn điệu về gia đình bạn thì sao gọi là uy tín được. Xem Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được.118.68.67.108 (thảo luận) 16:54, ngày 1 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Vậy yahoovanhoaviet là một trang cá nhân uy tín? Tôi thấy bài không có tên tác giả thì khó có thể tin tưởng được. Tôi sẻ bỏ tiếp một số chú thích dẫn tới diễn đàn khác trong bài.--V (thảo luận) 17:02, ngày 1 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nếu ai đó có kiến thức và yêu thích Trịnh Công Sơn, có thể viết riêng bài Nhạc Trịnh, nó đã trở thành một khái niệm gọi tất cả các bản nhạc mang âm hưởng của Trịnh Công Sơn. FlaVia 17:39, ngày 1 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Chữ "nhạc Trịnh" không phải là khái niệm để "gọi tất cả các bản nhạc mang âm hưởng" mà nó chỉ "là một cách để gọi các bản nhạc của" Trịnh Công Sơn Xiaoao (thảo luận) 09:59, ngày 15 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Người tình của TCS[sửa mã nguồn]

Cũng trong cái bài báo viết về cô Hoàng Anh gì ấy trên tạp chí Mỹ Thuật thì tác giả có nói và cô ấy cũng thừa nhận là 1 đời cô này không được TCS đáp lại tình yêu, nghĩa là 1 đời chỉ yêu TCS chứ có lẽ là vì tính cách hay vì gì đó mà TCS chẳng để ý tới. Vậy không nên gọi cô này là "người tình khác của TCS". Chuyện cô ta có chồng mà vẫn "một lòng hướng về TCS" và để ảnh TCS trong... phòng ngủ mà cô ta kể trên báo ấy, thật chỉ là chuyện tầm phào, và chỉ có 1 thiểu số đàn bà mới đem chuyện ấy ra kể, nhưng dù có kể mấy đi nữa cũng chẳng nói lên điều gì cả. Sau khi TCS mất thiếu gì người nhận là người tình "chung thủy" của ông ? Kể cả những người đã đề huề theo hai ba đời chồng sau khi bỏ mặc TCS cũng chịu khó kể thật hay cái love story của mình với người nghệ sĩ 1 cách rất là "tình ngỡ sóng xa đưa - nhưng còn quá bao la". Tức cười 1 chỗ là cả đời ông ấy sống tịch mịch thì không có ai ngó ngàng chi hết. Xiaoao (thảo luận) 20:08, ngày 15 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nếu cô Hoàng Anh ấy chỉ yêu đơn phương thì không gọi là "người tình của Trịnh" được. Nghệ sĩ nổi danh thiếu gì fan hâm mộ, chả lẽ tất cả fan đều được xếp vào người tình của ông ta hay cô ta hết. Avia (thảo luận) 01:33, ngày 16 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Hoàng Anh không phải người yêu của TCS, ko có một dẫn chứng nào cho thấy bà ta là bạn gái của TCS cả vì vậy tôi sẽ xóa đoạn đó 118.68.170.133 (thảo luận) 02:57, ngày 4 tháng 7 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Người đưa nguồn dẫn chứng lên cho việc này hãy đọc cái câu có trong nguồn: "Có yêu hay không nếu anh Sơn còn sống thì tôi mới hỏi được, còn giờ anh ấy mất rồi" mà bà Hoàng Anh đã trả lời phóng viên khi nghe hỏi "TCS có yêu cô không hay chỉ là cô yêu đơn phương." Xiaoao (thảo luận) 08:38, ngày 21 tháng 7 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Thêm một thông tin về cô V.A: Á hậu Trần Vân AnhNewone 04:52, ngày 3 tháng 8 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Một ít thông tin về Hoàng Anh trên ngoisao.net: Người tình cuối cùng của Trịnh Công Sơn, 'Diễm cuối cùng' lên xe hoa, Hoàng Anh và Huy Khánh, Tình yêu sau cùng của Hoàng Anh, H.A hơn H.K 7 tuổiMãi yêu Trịnh Công Sơn Newone 05:39, ngày 4 tháng 8 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Người ta chỉ yêu cầu dẫn chứng cho câu khẳng định Hoàng Anh là bồ của TCS mà thành viên newone lại lôi ra rất nhiều điều về tiểu sử của cô ta với cả Huy Khánh (?), lại còn có cả bài giới thiệu cô á hậu Vân Anh nào đó. Trong rất nhiều dẫn chứng thì chỉ cần cái này http://ngoisao.net/News/Hau-truong/2004/08/3B9ADE78/ là xem ra đã đủ, nhưng đem đặt vào trong bài 1 cách giản lược như vậy thì chưa đủ, vì chính cô Hoàng Anh, như tôi đã nói, không thừa nhận về mấy chữ "người tình", và điều đặc biệt trong bài này là thậm chí người viết đã bê những lời nghi vấn đó vào làm dẫn chứng. Đoạn này phải ghi rõ là: báo chí thì nói họ là bồ với nhau, còn họ - ít ra là bà Hoàng Anh - không thừa nhận, hoặc thừa nhận giựt giờ lúc có lúc không (nếu tìm ra một nguồn nào đó ghi rằng cô ta thừa nhận chuyện này). Không phải cứ hễ gặp nhau nói chuyện, viết thư làm thơ gửi nhau là thành người tình được, người ta có thể làm thơ tặng nhau vì cảm kích tấm tình nào đó. Nhất là bài trong báo Mỹ Thuật kia có nhắc tới đoạn cô Hoàng Anh này yêu đơn phương, thì đoạn ấy lại càng phải xem xét. Xiaoao (thảo luận) 04:18, ngày 5 tháng 2 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Tôi copy cái "nguồn" của Newone dùng để dẫn chứng cho câu khẳng định bà Hoàng Anh là bồ của TCS ra đây:
Trong tình yêu, hạnh phúc lớn nhất là yêu và được yêu. Nhưng nhiều người quen biết của nhạc sĩ, lại nói đó là cuộc tình đơn phương của chị. Chị thấy sao về nhận xét này?
Có yêu hay không nếu anh Sơn còn sống thì tôi mới hỏi được, còn giờ anh ấy mất rồi. Nhưng liệu có quan trọng không, nếu nói yêu nhau rồi cưới nhau ba tháng đã ly hôn, trong khi tôi không nói đến tình yêu, hôn nhân, nhưng mối quan hệ của tôi kéo dài đến mười mấy năm, cho đến trước ngày anh Sơn mất, chúng tôi vẫn xúc động khi cầm tay nhau, và người cuối cùng anh Sơn cầm tay là tôi?
Đọc những câu đẩy đưa trong bài viết trên, người ta không thấy nó liên quan gì đến lời khẳng định của Newone cả. Đề nghị thành viên Newone nên cẩn trọng hơn trong việc đưa nguồn dẫn chứng và bác bỏ lời yêu cầu dẫn chứng của người khác, ngoài ra cũng nên tập đọc văn tiếng Việt lại để việc tiếp thu thông tin được diễn ra một cách suông sẻ hơn. "Ngoài ra", tôi cũng sẽ xóa phần "Ngoài ra trong một bài phỏng vấn....không phải là con TCS" vì phần đó nằm trong đoạn 1 cách lửng lơ, không đầu không đuôi, cũng như không quan hệ. Xiaoao (thảo luận) 04:29, ngày 5 tháng 2 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Cũng trong phần này, Newone đã dùng link http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=39122&ChannelID=57 để dẫn chứng cho việc xếp hàng các người tình của TCS: Khánh Ly, cô gái Nhựt, Hồng Nhung, VA... trong khi link đó là nói về ...bộ phim truyện nhựa đầu tiên về Trịnh Công Sơn. Chuyện sắp hạng người tình đó là thuộc về bộ phim chứ không phải thuộc về cuộc đời thật của TCS, đọc kỹ:
Xuyên suốt bộ phim sẽ là tình yêu của Trịnh với ba người phụ nữ. Mối tình đầu với ca sĩ Khánh Ly, rồi với một cô gái Nhật Bản làm luận án tiến sĩ về âm nhạc Trịnh Công Sơn và mối tình thứ ba với ca sĩ Hồng Nhung (sau này còn có một cô gái trẻ, lúc ông mất đã đến để tang, nhưng tôi không đưa vào đây để nội dung phim được tập trung). Tất nhiên, sẽ tế nhị không dùng tên thật của những người phụ nữ này trong phim.
Đó là chưa nói, ai biết về TCS cũng sẽ hiểu rằng ông có nhiều người tình hơn họ tưởng, Hồng Nhung dĩ nhiên không phải là người thứ 3, mà có thể là người thứ ..3x.
Viết tiểu sử khẳng định về 1 nhân vật mà lại dựa trên nội dung 1 bộ phim ...sắp ra đời, chắc trên đời chỉ có thành viên:Newone mới dám làm.Xiaoao (thảo luận) 04:42, ngày 5 tháng 2 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Tôi cũng không nghĩ Hoàng Anh là người tình của TCS. Nhưng có mấy tờ báo lá cải của VN vì muốn câu khách nên đã lên bài và trở thành dẫn chứng tin cậy trên wiki. Vậy đó Khyem (thảo luận) 12:19, ngày 25 tháng 9 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Dấu ấn Thời gian[sửa mã nguồn]

So sánh hai bức ảnh những năm 19902007 thì thấy rõ, "Ôi thời gian!". Newone (thảo luận) 05:43, ngày 1 tháng 4 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Trang facebook sau không biết có phải của cô này không: http://www.facebook.com/angelicluonghoanganh
Ảnh năm 2007 là chụp khi cô này còn đang trong hạnh phúc với diễn viên "Cô dâu đại chiến".

Lớn nhất[sửa mã nguồn]

Những nhạc sĩ lớn nhất của VNCH là PD và Vinh Sử. Họ là 2 nhạc sĩ có số lượng tác phẩm và khán giả lớn nhất thời đó. Sau 2 người này mới đến Từ Công Phụng, Trinh Công Sơn, Lê Uyên Phương, Vũ Thành An v.v.....116.108.0.99 (thảo luận) 12:10, ngày 15 tháng 4 năm 2011 (UTC)116.108.0.99 (thảo luận) 12:14, ngày 15 tháng 4 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Sửa chữa[sửa mã nguồn]

Hôm nay tôi có sửa chữa một số câu đã có trước trong bài viết, như:

  • Một thời gian dài sau 1975, nhạc của ông bị cấm đoán hay ngấm ngầm tẩy chay cả ở tại Việt Namhải ngoại.. Viết lại cho rõ nghĩa, vì ở hải ngoại không ai có quyền cấm hát nhạc TCS (và cũng chưa hề có), chỉ có tẩy chay (nếu có) mà cũng chỉ là số ít người tẩy chay (đây là bình thường, như ở VN bây giờ cũng đâu phải ai cũng thích nhạc TCS), vì rất nhiều nhạc phẩm của TCS vẫn được hát rộng rãi và liên tục tại hải ngoại.
  • Nhạc sĩ đã sáng tác hơn 600 tác phẩm, điều này cần chú thích hoặc ghi lại để tránh hiểu lầm, vì trong 1 DVD nào đó (hình như là Diễm Xưa) TCS có nói ông sáng tác trên 600 bài, nhưng nên ghi rõ là theo nhạc sĩ cho biết. Vì số lượng 600 bài này ngoài TCS có lẽ không ai biết, không ai nghe hoặc thấy dù chỉ là tựa đề. Số tựa đề nhạc TCS phổ biến và được biết hiện nay vào khoảng 250 bài.
  • Vì lời lẽ trong nhiều bài hát của ông có tính chất phản chiến, nhà cầm quyền miền Nam đã cấm lưu hành nhiều tác phẩm của ôngNhiều ca khúc của ông có thông điệp phản chiến trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam và do đó đã chịu sự cấm đoán, hạn chế của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Xin cho dẫn chứng 1 văn bản hoặc lệnh cấm nào cụ thể, hoặc từ 1 nguồn uy tín và trung lập nào. Vì các băng nhạc phản chiến (bộ 6 cuốn Hát Cho Quê Hương VN của Khánh Ly) vẫn được phát hành rộng rãi tại miền Nam trước 1975, không hề bị cấm và thâu hồi, dù là có nhiều bài hát có ngôn từ mạnh, ngụ ý phản đối chính quyền lúc đó, như: Chính chúng ta phải nói hòa bình, Ta đi dựng cờ, Ta quyết phải sống... Nguồn từ gia đình TCS cũng chưa đủ uy tín, vì có lần Trịnh Vĩnh Trinh phát biểu trên 1 bài báo tại VN (để tôi tìm lại), là trước 1975, nhạc TCS không được phát hành chính thức mà chỉ có quay roneo lưu hành nội bộ. Điều này sai, vì các NXB Khai Hóa, An Tiêm vẫn in tập nhạc TCS rất đẹp và bán số lượng lớn. Nếu không có nguồn trung lập khẳng định điều này, đề nghị xóa sau 2 tuần hoặc ghi rõ là theo lời kể của ai. Nói thêm: Bản thân TCS cũng chưa từng bị khó dễ, mời lên làm việc vì những bản nhạc của ông hoặc vì những lần ông đi hát, ngoại trừ vì lý do ông trốn lính.
  • Phim (Đất khổ) hoàn tất năm 1974, nhưng không được phép trình chiếu ở Miền Nam Việt Nam với lý do “có tính phản chiến”. Nhiều người sau này cho là phim bị cấm chiếu, nhưng thật ra không có nguồn uy tín và trung lập khẳng định điều này, ngoài việc ghi nhận phim chỉ được chiếu cho công chúng miền Nam 2 lần [8]. Lý do không chiếu nữa thì không ai rõ mà chỉ phỏng đoán (biết đâu là vì doanh thu thấp ?).

89.61.240.126 (thảo luận) 20:05, ngày 22 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]

"hiện nay người ta biết đến nhạc ông khoảng" bao nhiêu bài thì không cần phải ghi vô, vì con số đó chắc chắn là không thể tin. Về việc ông sáng tác được bao nhiêu bài thì quan trọng hơn và có 1 số dẫn chứng. Xiaoao (thảo luận) 20:43, ngày 26 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Thảo luận thêm[sửa mã nguồn]

Theo như tìm hiểu của tôi thì ông Trịnh Công Sơn chỉ tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm, Trường Sư phạm Quy Nhơn (1962-1964). Ngoài ra, bạn nào có thể tìm nguồn dẫn từ một quyển sách của nguyễn Đắc Xuân viết về ông (lâu quá tôi không nhớ tên cụ thể của cuốn sách). Trong đó làm rõ một số vấn đề còn tranh cãi về tiểu sử của ông, thậm chí những điều có thể coi là giai thoại, cũng là lẽ thường đối với một người quá nổi tiếng. Nhân đây tôi cũng đề nghị Ban Quản trị trang này nên xem lại một số ý kiến có phần chính trị hóa, thậm chí gán ghép thô thiển về việc ông Trịnh Công Sơn bị "cải tạo" (?!) Trịnh Duy Khoa 05:30, ngày 1 tháng 4 năm 2009 (UTC)bokuradov

"Nhạc phản chiến... không hề yếu đuối, bỉ mị." Bỉ mị nghĩa là gì? Khác với ủy mị ntn? 123.30.12.93 (thảo luận) 00:19, ngày 7 tháng 3 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Thông tin chính về tuổi trẻ của Trịnh.[sửa mã nguồn]

Tôi có mấy cuốn sách về Trịnh nbưng không có quyển nào đề cập cụ thể đến giai đoạn này, có ai biết cụ thể về giai đoạn này không?--Павел Корчагин (thảo luận) 04:08, ngày 5 tháng 4 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Phần nhận xét[sửa mã nguồn]

Tại mục này, cái "bệnh" của các thành viên Wikipedia lại được dịp phát tác. Mỗi người "đóng góp" bằng cách quăng một nhận xét của ai đó có nguồn vào, bất kể nó có tương xứng với đề mục hay không, bất kể người nói có tầm quan trọng đến mức nào, không thèm để ý xem mình đang "trích dẫn" hay là "sao chép toàn bộ". Tôi bỏ ra các mục sau ra khỏi bài:

  • của ông Phạm Duy, cái này đủ để gọi là vi phạm bản quyền khi chép gần hết bài viết vào Wikipedia.
  • của ông người Anh/Mỹ nào đó, tôi không biết ông là nhạc sĩ hay nhà nghiên cứu âm nhạc nào. Nếu chỉ là người hâm mộ phát biểu về Trịnh Công Sơn thì phải nói là vô số.
  • tương tự đối với ông Đoàn Quang Anh Khanh nào đấy

Tôi nói rõ quan điểm của mình là tôi không xóa bỏ hay muốn bảo thủ nội dung gì hết. Tôi chỉ mong ai đó đủ công tâm để lựa chọn cái gì tốt nhất, đẹp nhất vào bài. Trong khi chờ đợi điều đó, tôi phải ẩn nó đi để giữ chất lượng chung của bài viết. Tân (thảo luận) 17:26, ngày 3 tháng 4 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Ca sĩ trình bày thành công[sửa mã nguồn]

Tôi đề nghị thêm Tuấn Ngọc và Hồng Nhung vào mục những ca sĩ thể hiện thành công nhạc Trịnh?

Tại sao không ghi chú NS Trịnh Công Sơn là người Việt gốc Hoa, và thêm tên của ông vào nhóm phân loại "Người Việt gốc Hoa"?[sửa mã nguồn]

Thiết nghĩ, ông Trịnh Công Sơn có quê gốc làng Minh Hương ở Huế (nay thuộc xã Hương Vinh, huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế) thế nên tại sao không mở ngoặc đơn là người gốc Hoa và bổ sung thêm link về Người Việt Hoa. Mình có đọc ở một trang nghe bảo là theo nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Đắc Xuân ở Huế, ông Trịnh Công Sơn cũng có tổ tiên là gốc Hoa đấy. Làng Minh Hương ở Huế xuất hiện vào giữa thế kỷ 17, truớc kia là nơi sinh sống của một bộ phận người Hoa di cư từ các tỉnh nam Trung Quốc như Quảng Đông, Phúc Kiến, Quỳnh Châu, Triều Châu, Quảng Châu vào đàng trong (khoẳng 50,000 người). Năm 1962, làng Minh Hương sát nhập với làng Thanh Hà (một làng khác ở xã Hương Vinh) tạo thành làng Minh Thanh. Bạn có thể tham khảo tại đây. http://gactholoc.net/c6/t6-2/b14/nhac-si-trinh-cong-son-voi-que-quan-toi-xua.html

Tiểu sử[sửa mã nguồn]

Tiểu sử của Trịnh Công Sơn còn sơ sài. Mong các bạn phát triển phần này. Mucrime (thảo luận) 04:15, ngày 3 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Nối vòng tay lớn chưa được công bố trước 1975?[sửa mã nguồn]

Bài hát này mình đã từng nghe trong cassette coi như đã được phát hành ở Việt Nam. Trong các sinh hoạt cộng đồng, thanh thiếu niên trẻ ở miền Nam Việt Nam trước 1975 người ta luôn hát bài này. So ra người ta còn thuộc nó hơn là quốc ca Việt Nam Cộng Hòa, vì nó có thể được hát lập đi lập lại nhiều lần. Chỉ cần hỏi một người lớn tuổi có sinh hoạt cộng đồng hồi trẻ ở Sài Gòn là biết. Bởi vì Miền Nam không phải là một nước độc tài toàn trị như ở Bắc Việt. Cho bài hát chưa được công bố trước 1975 là một tuyên truyền láo khoét, bóp méo sự thật. DanGong (thảo luận) 09:06, ngày 2 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Mời bạn dẫn nguồn chứ ko thể nói suông thế đươcRumonia (thảo luận) 09:10, ngày 2 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Nguồn đưa vào mình cho là chỉ với mục đích tuyên truyền. Mình là chứng nhân sống ở đây. Mà không chỉ một người. Cả 100 ngàn người có thể chứng minh đây là tuyên truyền láo khoét. DanGong (thảo luận) 09:15, ngày 2 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Nhờ các bạn ở miền Nam hỏi thăm người lớn tuổi, rồi vào cho ý kiến. Không thể để những bài viết bóp méo sự thật lan tràn khắp Wikipedia. DanGong (thảo luận) 09:19, ngày 2 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Bạn cho thế nào là chuyện của bạn, vấn đề là hiện bạn chưa có căn cứ nào để chứng minh cho cái "100 ngàn người" của bạn được. Nếu bài hát thực sự được nhiều người biết đến từ trước 1975 thì chắc chắn có nhiều nguồn sách báo nói về điều đó, còn nếu không có thì tức là điều bạn nói là vô căn cứ. Đề nghị dẫn nguồn theo đúng quy định ở đâyRumonia (thảo luận) 09:20, ngày 2 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Theo luật thì BQV có quyền đòi đưa 2 nguồn đáng tin cậy mới cho đăng, để tránh việc bóp méo sự thật lan tràn. Đang thông báo chờ giải quyết. Mấy vụ rõ ràng như vầy họ còn bóp méo, huống hồ gì những vụ khác. DanGong (thảo luận) 09:39, ngày 2 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
[9] [10] [11] [12] dễ kiếm mà :)??-- ✠ Tân-Vương  10:00, ngày 2 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Chuyện chẳng có gì phải ầm ĩ. Các bạn đều là cây đa cây đề của Wiki Việt vậy mà không giải quyết nổi chuyện nhỏ này sao ? Rondano (thảo luận) 10:05, ngày 2 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Link đầu bạn  ✠ Tân-Vương  đưa lên cho thấy sự bóp méo này: "Nối vòng tay lớn được sáng tác vào năm 1968 nhưng tới năm 1970 ca khúc mới được hát vang tại trại Nối vòng tay lớn dành cho thanh niên, sinh viên, học sinh miền Nam được tổ chức trong ngày 24 và 25/4/1970.". Cảm ơn bạn. DanGong (thảo luận) 10:21, ngày 2 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Vậy là đã có nguồn ghi là nó được công bố từ trước 1975, tôi công nhận, nhưng nguồn cũng chỉ nói bài này "được hát tại trại Nối vòng tay lớn trong ngày 24 và 25/4/1970" mà thôi, không thấy nói nó được phổ biến rộng rãi ở những nơi khác hoặc được thu âm bán rộng rãi. Nguồn thế nào chỉ nên viết đúng như thếRumonia (thảo luận) 11:05, ngày 2 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Bạn Rumonia làm ơn đừng đi lạc đề, bút chiến trong bài chỉ hoàn toàn về việc có được công bố trước 1975 hay không. Việc có phổ biến rộng rãi hay không là ý kiến cá nhân của mình ở đây, không quan trọng có được đưa vào bài hay không? Cho nên không cần thảo luận trong cuộc bút chiến này. DanGong (thảo luận) 11:11, ngày 2 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Theo hiểu biết của tôi, thì bài Nối vòng tay lớn được phổ biến trong miền Nam trước năm 1975. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 11:55, ngày 2 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Bài Nối Vòng Tay Lớn được Trịnh Công Sơn sáng tác năm 1968, in lầu đầu trong tuyển tập nhạc Kinh Việt Nam do nxb Nhân Bản phát hành năm 1968 và do Khánh Ly thâu âm lần đầu trong băng nhạc Hát Cho Quê Hương Việt Nam 1 phát hành năm 1969. Tập nhạc và băng nhạc này đều phát hành công khai và phổ biến, đều dễ dàng tìm được hình chụp hình bìa trên mạng. Ca khúc này cũng nằm trong danh sách nhạc được phép phổ biến trở lại tại VN từ năm 2017, theo danh sách của Cục Nghệ thuật Biểu diễn [13][14].Langtucodoc (thảo luận) 13:19, ngày 4 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Bìa dĩa hát Hát Cho Quê Hương Việt Nam có thể xem tại đây. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 14:14, ngày 4 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Bài hát của Trịnh Công Sơn có quá nhiều bản tiếng Anh ?[sửa mã nguồn]

Phần danh sách bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đa phần các bài đều có chú thích tên tiếng Anh. Không hiểu đây cũng là tựa cho bản tiếng Anh của bài này hay chỉ là ngẫu hứng của ai đó muốn dịch tựa qua tiếng Anh ? Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 15:27, ngày 12 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]