Thảo luận:Võ thuật Bình Định

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

tại sao những người yêu mến võ bình định lại không thể viét 1 bài viết mới về môn võ mình theo tập mà toàn là đi coppi?

Silviculture 09:51, 12 tháng 10 2006 (UTC)

theo tôi nên đổi tên bài này thành Môn Võ Bình Định cho khỏi trùng với ai đó có họ tên là Võ Bình ĐịnhTrình Thế Vân 12:58, 12 tháng 10 2006 (UTC)

[1] Võ Bình Định là tên chỉ các môn phái võ phát triển từ vùng đất Bình Đinh của Việt nam, nếu như lưu ý, chúng ta sẽ thấy có sự khác nhau nhiều giữ các võ phái này, mặc dù đã có sự giao lưu học hỏi lẫn nhau. Theo tôi thì không nên gọi võ bình định là 1 môn võ, mà nên là chỉ 1 số võ phái từ vùng Bình Định.--silvi 10:42, ngày 4 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi viết như thế có được không các ngài?Cuonglhvt (thảo luận) 05:27, ngày 13 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Theo tôi nên lấy lại tên bài Võ Bình Định. Cái tên "miền đất võ" không phải chỉ dành riêng cho đất võ Bình Định, hơn nữa sẽ gây hiểu nhầm cho người đọc. Tên bài nên lấy tên rõ ràng cụ thể, hoặc nếu từ đó trở thành một nghĩa quen thuộc đã đi vào văn học, nghệ thuật, báo chí (như Belle Époque) thì có thể sử dụng, tuy nhiên cái tên "miền đất võ" chưa đạt đến mức như vậy. Adia (thảo luận) 05:56, ngày 13 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tên Miền đất võ không cụ thể mấy cho bài này, người ta sẽ dễ hiểu nhầm đây là bài viết về vùng đất Bình Định, cái tên Miền đất võ theo như kết quả đầu trên google thì hơn hẳn Võ Bình Định tuy nhiên đó là do có hit từ Cuộc thi hoa hậu những miền đất võ gì đó, còn như kết quả đếm đến cuối thì khá cân bằng khoảng 261 - 262. Một số báo tại đây cũng dùng nhiều từ Võ Bình Định như là đó ko phải tên riêng của 1 môn phái[2]. Et3rnal Drag0n Trao đổi ** 06:27, ngày 13 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi đang cân nhắc việc chuyển lại. Trong thời gian đó, tôi đã kịp viết bài cho mục từ Võ Ta. Đây chỉ mới là những khái niệm sơ khai. Mời các bác cho thêm ý kiến và bổ sung nếu cần. Cuonglhvt (thảo luận) 07:13, ngày 13 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

"...đang cân nhắc", có những gì phải suy nghĩ khi cái tên của môn võ này là "võ Bình Định"; cái tên "miền đất võ" đâu là tên của môn võ, nó là cách gọi khác của một miền đất. Mekong Bluesman (thảo luận) 07:14, ngày 13 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nếu bạn đọc kỹ bài tôi thì bạn sẽ biết không hề có khái niệm "Môn võ Bình Định" thực sự. Cuonglhvt (thảo luận) 07:32, ngày 13 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nhưng cái tên "Miền đất võ" cũng không phải là tên của môn võ đó mà là một cách gọi của Bình Đinh! Ngoài ra, cái khái niệm không có môn võ Bình Định thực sự là dẫn nguồn từ đâu?!! Tôi dùng Google với từ khóa "Võ Bình Định" thì tìm được hơn 21.000 hit. Mekong Bluesman (thảo luận) 08:15, ngày 13 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Ý Cuonglhvt là Võ Bình Định không phải chỉ là 1 môn võ mà là tập hợp nhiều võ phái khác nhau. Tuy nhiên từ "Võ Bình Định" (hay võ thuật ở Bình Định) dùng để chỉ tập hợp các môn võ này ở miền đất Bình Định cũng hợp lý. Còn từ "miền đất võ" lại làm người đọc hiểu là đang nói đến Bình Định (địa danh) chứ không phải là võ thuật của miền đất đó, chưa kể từ này không phải là từ dành riêng cho Bình Định. Adia (thảo luận) 08:31, ngày 13 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Nếu như vậy thì có thể có tên như "Dòng võ Bình Định", tuy rằng việc tạo ra một tên mới như vậy mà không có dẫn chứng là đi ngược lại quy luật của Wikipedia vì chúng ta không được phép tạo ra những gì mới. Tôi dùng Google với từ khóa "Dòng võ Bình Định" thì chỉ thấy có 2 hit. Theo đó thì "đúng" hay "sai" cái tên "Võ Bình Định" đã là một cái tên áp đảo rồi và Wikipedia phải theo. Mekong Bluesman (thảo luận) 08:50, ngày 13 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Vậy tôi đặt cho mục từ này cái tên là "Võ thuật Bình Định" được không? Đây cũng là một từ được dùng phổ biến và sẽ không được hiểu lầm là một "Môn võ". Cuonglhvt (thảo luận) 09:12, ngày 13 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Cuonglhvt sửa lại mấy cái trang đổi hướng hộ cái, đổi hướng lung tung lên hết cả! Knight Wolf (thảo luận) 16:35, ngày 13 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Có thể tôi đã sửa các trang đổi hướng đó rồi. Cuonnglhvt là thành viên mới chưa tìm hiểu về Wikipedia nhưng đã viết bài! Mekong Bluesman (thảo luận) 18:20, ngày 15 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đổi vậy được chưa quý vị? 115.76.192.224 (thảo luận) 01:05, ngày 15 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Vị nào đặt tiêu bản "Cần chú thích" làm ơn đặt vào thông tin cụ thể cần kiểm chứng nguồn để tôi giải thích. Tôi không thể dẫn nguồn của toàn bài vì tôi đâu có copy nguyên bài của người khác. Mà công nhận wiki này buồn cười thật đấy. Copy nguyên bài thì vi phạm bản quyền, tự viết bài thì lại đòi dẫn nguồn (cho nguyên bài). Cuonglhvt (thảo luận) 13:35, ngày 15 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi đã treo tiêu bản {{cần dẫn nguồn}} vào nhiều nơi chính. Đòi hỏi nguồn có thể kiểm chứng được cho bài không là buồn cười mà là một quy luật chính thức của Wikipedia; hãy đọc Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được. Thí dụ, khi tôi viết "các nhà khoa học đã khám phá ra XYZ" thì tôi phải chú giải là cái khám phá đó là từ một tài liệu có uy tín nào mà tôi đã đọc để người đọc có thể kiểm chứng đươc. Nếu không như vậy thì ai muốn viết gì vào đây cũng được. Mekong Bluesman (thảo luận) 18:20, ngày 15 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nhưng với tư cách là một người viết bài, tôi không thể biết được thông tin nào là thông tin cần kiểm chứng, thông tin nào không cần. Vì nếu tôi nghi ngờ thông tin thì tôi đã chẳng đưa lên. Tôi cho rằng bạn treo tiêu bản "cần dẫn nguồn" cho từng thông tin chi tiết là hợp lý. Tôi chỉ nói là nói cái quy định về việc treo tiêu bản "cần dẫn nguồn" cho toàn bài kìa.

Tôi xin phép lần lượt dẫn nguồn cho các thông tin mà bạn yêu cầu dẫn nguồn.

1. Tài liệu duy nhất của dòng họ này truyền lại đến nay được biết là một tập tư liệu cố do võ sư Phan Thọ cấp trong đó có ký tên Đào Thống Khai thác mãi, võ sư Phan Thọ mới chịu cung cấp một tập sách, dày 136 trang, viết bằng chữ Nôm và chữ Hán. Trong đó có 66 trang ghi các bài thiệu, các đòn thế và biểu thế các bài võ. Đặc biết có bài võ được phân thế rõ ràng. Tư liệu này do ông Đào Thống ký. Song do để lâu ngày có một số trang bị mục nát, rách nát nhiều chỗ. Chỉ còn lại 18 bài thiệu nguyên vẹn. http://www.baobinhdinh.com.vn/vemiendatvo/2006/1/21792/

2. việc phát biểu của một số võ sư học võ Trung Quốc như "Võ Bình Định là võ Thiếu Lâm" hoặc "Võ Bình Định bắt nguồn từ võ Thiếu Lâm" (như ông Diệp Trường Phát đã từng phát biểu

Đây chính là phát biểu nguyên gốc của ông Diệp Trường Phát trong quyển "võ nhân Bình Định" của Quách Tấn - Quách Giao:

Võ Bình Định gốc võ Tàu mà ra. Mà võ Tàu có nhiều môn phái. Truyền sang Việt Nam hầu hết là môn phái Thiếu lâm. Những võ sư sang Việt Nam có lắm người chưa học hết các môn trong môn phái. Rất ít người đã lãnh hội được môn bí truyền của bổn sư. Như thế những người Việt Nam học võ, thì làm sao sánh kịp những người học tận gốc.

Có thể tham khảo tại link.

http://www.baobinhdinh.com.vn/642/2004/5/10757/

Cuonglhvt (thảo luận) 03:41, ngày 16 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]


3. Vì vậy, việc phát biểu của một số võ sư học võ Trung Quốc như "Võ Bình Định là võ Thiếu Lâm" hoặc "Võ Bình Định bắt nguồn từ võ Thiếu Lâm" (như ông Diệp Trường Phát đã từng phát biểu không hề có cơ sở

Những bài bản Võ thuật phổ biến nhất trong giới võ Bình Định như Ngọc Trản, Lão Mai, Roi Ngũ Môn, Roi Tấn Nhứt... không hề có tên tương tự trong võ Thiếu Lâm. Tên tuổi các bài võ và kỹ thuật của Võ Thiếu Lâm có thể tham khảo ở mục từ võ Thiếu Lâm xem có giống nhau không.

Cách đặt câu thiệu (tên thế võ) theo dạng thơ cũng không hề có trong võ Thiếu Lâm hay bất cứ môn võ Tàu nào khác.

http://www.baobinhdinh.com.vn/vemiendatvo/2006/7/30227/

Cách đặt "câu thiệu" như vậy là để đảm bảo mạch của một thế võ không bị đứt đoạn để tạo hình như Võ Thiếu Lâm. Đây chính là khái niệm "quyền tiếp" (trong câu tục ngữ "roi tiên quyền tiếp" rất phổ biến ở làng võ Bình Định) mà võ sư Hồ Tường đã từng đề cập. Đây là khái niệm đi sâu vào kỹ thuật. Không thể trình bày bằng văn bản.

Cuonglhvt (thảo luận) 03:52, ngày 16 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

4. Việc công nhận hay công nhận danh xưng "Võ Bình Định" của các hệ phái này một thời từng là một đề tài tranh luận khá sôi nổi trong giới võ

Theo quyển "Miền đất võ" (Đỗ Hóa, Lê Thì, Kim Dũng - NXB Nghĩa Bình 1988) thì trước năm 1975 khi ông Diệp Bảo Sanh (con của Cụ Diệp Trường Phát) cho xuất bản quyền Võ Thuật Bình Định phái An Thái, rất nhiều võ sư ở Bình Định tập hợp nhau xuống đường đòi đốt quyển sách đó. Họ cho rằng các kỹ thuật gọi là "Hổ Quyền", "Long Quyền" trong quyển sách đó là võ Thiếu Lâm không phải là võ Bình Định. Họ phản đối việc ông Diệp Bảo Sanh tôn phụ thân của mình làm tổ sư của võ Bình Định. Tôi xin trích tạm ra đây:

Năm 1972, hội Võ Thuật Bình Định được thành lập, thành phần sáng lập viên gồm có: các võ sư Hà Trọng Sơn, Huỳnh Liễu, Lý Xbân Tạo, Nguyễn Nghê, Nguyễn Thông, Nguyễn Văn Thành, Thanh Hoàng, Thành Nở, Xuân Sơn Quảng và ba huấn luyện viên là Lý Thành Nhân, Nguyễn Thành Công, Xuân Trường Tịnh. Võ sư Thanh Hoàng có tên thật là Nguyễn Bính, sinh năm 1935, người thôn An Phú, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, được bầu làm Tổng thư ký. Tôn chỉ của hội là bảo tồn và phát triển võ Bình Định. Hội hoan nghênh các phái võ khác gia nhập vào làng võ Bình Định làm phong phú thêm cho nền võ học tỉnh nhà; nhưng cương quyết ngăn chặn các môn võ ngoại lai đang muốn đồng hóa võ truyền thống.

Việc làm đầu tiên của hội là ủy nhiệm cho ông Tổng thư ký viết đơn kiện võ sư Diệp Bảo Sanh (con trai ông Tàu Sáu) ở An Thái, đã soạn và xbất bản quyển sách dạy võ, động chạm đến lịch sử võ Bình Định. Trong lá đơn thứ nhất có đoạn viết(9):

" Trong cuốn sách “Võ thuật Bình Định chân truyền” viết toàn các nội dung võ Tàu thuộc môn phái Thiếu Lâm chân truyền gồm Hổ quyền và Long quyền, các bài múa như Thất bộ, Miêu Tẩy diện, Tứ môn, Tam cước hổ, ngoài ra không có bài nào thuộc võ Bình Định cả. Theo như lời nói đầu về tiểu sử tổ sư Diệp Trường Pháp, tự là Tàu Sáu, thì ông là người Tàu, sinh tại làng An Thái, về Tàu học võ từ năm 13 tuổi, đến năm 28 tuổi ông trở về An Thái dạy toàn võ Tàu. Ngoài ra. không có đoạn nào nói võ sư Tàu Sáu

học võ thuật Bình Định của một võ sư tiền bối nào trong tỉnh cả. Cũng trong bài viết trên, còn có đoạn viết - cùng thời gian chú Tài Sáu dạy võ tại An Thái có nhiều võ sư biết tài nghệ của chú và thán phục tài nghệ.

"Cứ như trên thì ta cũng thấy trước khi chú Tàu Sáu về nước học võ thì ở Bình Định đã có nhiều võ sư tài giỏi thuộc phái võ Bình Định rồi. Võ sư Diệp Bảo Sanh tự ý sửa câu ca dao khẩu truyền “Roi Thuận Truyền, quyền An Vinh” thành ra “Roi Thuận Truyền, quyền An Thái “là quê chú Tàu Sáu.Xin thành thực nói rõ cùng võ sư Diệp Báo Sanh và các quí vị là tôi rất tôn kính cụ Tàu Sáu, nhưng tôi không thể đồng ý quyển sách trên lấy tên là võ Bình Định chân truyền được, vì nội dung chẳng có tỉ võ Bình Định nào cả. Tôi rất tán đồng một người viết sách phổ biến võ thuật Bình Định, dù người đó ở tỉnh nào, mang quốc tịch nào, nhưng miễn sao viết cho đúng nguồn gốc võ thuật của Bình Định.

"Nhóm chúng tơi họp tại nhà võ sư Nguyễn Văn Thành vào cuối năm 1972 đồng kính đơn xin lập hội Võ Thuật Bình Định. Chúng tôi đã cử người tới tận nhà võ sư Diệp Báo Sanh để mới hợp tác, ông đã từ chổi. Nhưng ông lại luôn lấy danh nghĩa võ thuật Bình Định để làm rạng danh cho ông và môn phái của ông, gây ra sự hiểu lầm các võ phái Bình Định khác, trong khi ông chỉ dạy toàn võ Tàu. Để tránh sự hiểu lầm của độc giả trên toàn quốc và con em chúng ta sau này nghĩ rằng võ Bình Định học lại của thân chủ không nguồn không gốc.

"Vì mục đích không muốn cho võ học Bình Định bị đồng hóa thành võ Tàu, mong quí vị võ sư buộc võ sư Diệp Bảo Sanh phải thay thế tựa đềcủa cuốn sách. Yêu cầu võ sư Diệp Bảo Sanh thu hồi số sách chưa bán và đính chính trên mặt báo để làm sảng tỏ việc trên và không được lấy tên võ đường của mình là “Võ Thuật Tây Sơn Bình Thái Đạo”. Còn nếu muốn đề tên trên thì phải dạy võ Bình Định. Mong võ sư Diệp giải quyết gấp để tránh mọi sự bất hòa mà thật tình chúng tôi không muốn có " (trích Miền Đất Võ).


Cuonglhvt (thảo luận) 04:16, ngày 16 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

5. Có người vì thế sửa lại câu truyền tụng từ xưa ra "roi Thuận truyền, quyền An thái" Cũng theo quyển "Miền đất võ", chính ông Diệp Bảo Sanh đã sửa câu tục ngữ "Roi Thuận Truyền, Quyền An Vinh" thành "Roi Thuận Truyền, Quyền An Thái". Cuonglhvt (thảo luận) 04:21, ngày 16 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi đề nghị đổi tên bài này thành "Võ Bình Định" để chỉ chung các kỹ thuật, hệ phái xuất xứ từ Bình Định, Việt Nam. Tên "Võ thuật Bình Định" hơi mơ hồ mà lại dài dòng không cần thiết. Thêm nữa, đây cũng không thể là một hệ phái được. Có một môn phái mang tên "Bình Định gia" thi thoảng vẫn thấy dạy ở Hà Nội, có thể là một hệ thống gắn với võ Bình Định, được hiểu như một môn phái. Nhưng như nội dung bài hiện nay thì tên thích hợp với nó vẫn là "Võ Bình Định". Việt Hà (thảo luận) 04:19, ngày 16 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

6. Trong số đó có ông cử nhân võ Trương Trạch, thầy dạy của võ sư Trương Thanh Đăng, người sang lập ra võ đường Sa Long Cương ở Sài Gòn

Về đến Bình Ðịnh, Ông Trương-Thanh-Ðăng đã tìm đến thụ giáo với những võ sư danh tiếng trong vùng như : Võ sư Trương Trạch ở Phù Mỹ, là một vị Cử Nhân Võ của triều đình lúc bấy giờ. Võ sư Hai Cụt ở làng Cẫm Thượng, Võ sư Ðinh Cát ở An Nhơn và nhiều võ sư khác ở hai làng An-Vinh và An-Thái. Nguồn: http://www.salongcuong.net/VN/SL/vn-sutruong.html

Cuonglhvt (thảo luận) 04:32, ngày 16 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

7. Những kỹ thuật này không chỉ có riêng ở Võ Kinh và võ thuật Bình Định. Nó còn tồn tại ở các dòng võ ở các miền khác, chẳng hạn Võ Tân Khánh Bà Trà ở Bình Dương – Đông Nam Bộ Đề nghị đọc mục từ Tân Khánh - Bà Trà

Trong đó có đoạn: Hình thành và phát triển trên quê hương mới, phái võ Tân Khánh Bà Trà vẫn duy trì gần như tất cả những miếng võ cơ bản của phái Tây Sơn trong đó có những bài danh quyền như Ngọc trản, Lão mai quyền, Thần đồng quyền, Thái Sơn[5], Tấn Nhứt, Huỳnh Long quá hải, Đồng Nhi, Lão Mai, Thiền Sư..., các bài côn như Tấn nhất, Tứ môn, Thần Đồng, Giáng Hỏa, Ngũ Môn... và nhiều bài binh khí như: Siêu Thái Dương, Siêu Thái Âm, Song Kiếm, Trường Thương... Tuy nhiên các võ sư đã điều chỉnh và cải tiến các kỹ thuật đòn thế để phù hợp với vùng đất mới đồng thời gia tăng hiệu quả tính, nhanh hơn và mạnh mẽ hơn. Những bài thiệu dùng để dạy các võ sinh trong võ Tây Sơn cũng được trau truốt, một số bài có cả những câu mới được bổ sung. Cuonglhvt (thảo luận) 04:34, ngày 16 tháng 12 năm 2008 (UTC) Hiện giờ tôi rất đói! Không biết tôi có làm gì cho bạn BlueMekong ghét tôi không mà hễ viết bài nào thì bạn ấy lại "hạch" ra lỗi ở bài ấy. Xin hỏi bạn BlueMekong mỗi ngày "hạch" bao nhiêu bài vậy? Và có phải là bài của bất kỳ thành viên nào cũng được quan tâm "hạch" như vậy không. Vài hôm nữa tôi sẽ viết tiếp. Hy vọng rằng tôi sẽ không bị kỷ luật vì tội dám chọc ghẹo Ban Quản trị. Mà kỷ luật có khi lại càng tốt. Chả thèm trả lời có khi chả ai hạch hỏi mình (giống như nhiều bài khác trên này). Cuonglhvt (thảo luận) 04:38, ngày 16 tháng 12 năm 2008 (UTC) @Việt Hà: Thế bạn không hài lòng với việc khi gõ từ "Võ Bình Định" thì được chuyển hướng vào trang này sao? Nếu có thì tại sao? 203.162.3.145 (thảo luận) 05:14, ngày 16 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

"Võ thuật" khác "Võ" như thế nào? Tại sao cứ phải là "Võ thuật Bình Định" mà không đơn giản gọi "Võ Bình Định". Gọi là "Võ Bình Định" thì có gì sai, hay đây chính là tên gọn và khái quát nhất cho đề tài, tuân theo quy tắc đặt tên có tính chất bách khoa của mọi từ điển nói chung. Việt Hà (thảo luận) 08:14, ngày 16 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tự nhiên cảm thấy chán không thích viết nữa. Xoá sạch bài. Như thế này có vi phạm quy định của wiki không thì người nào có trách nhiệm lên tiếng nhé. Cuonglhvt (thảo luận) 07:30, ngày 16 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Việc tẩy trống bài là hành động vi phạm nặng nề nhất các quy định của Wikipedia. Có thể liệt kê vào thể loại các hành động phá hoại. Như bạn thấy toàn bộ thông tin trên Wikipedia là tài sản chung của cộng đồng, mỗi bài viết đều có sự tham gia giúp sức của cả một tập thể chứ không phải của riêng thành viên nào cả. Không một ai có thể tự nhận tôi là tác giả của bài này, bài kia, đâm ra nó là của tôi, bây giờ tôi chán tôi xóa nó đi. Dung005 (thảo luận) 07:48, ngày 16 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Có rất nhiều mục được gắn tiêu bản "cần dẫn nguồn" tôi đã chứng minh ở trên nhưng chưa thấy có phản bác nào. Vì vậy tôi sẽ xóa bớt vài tiêu bản "cần dẫn nguồn" để dễ nhận ra những mục nào chưa thảo luận mới có thể tiếp tục được. Cám ơn các bạn đã tham gia và cho ý kiến. Cuonglhvt (thảo luận) 04:33, ngày 24 tháng 3 năm 2009 (UTC) Trong bài viết, phần tôi ghi: “Vì vậy, việc phát biểu của một số võ sư học võ Trung Quốc như "Võ Bình Định là võ Thiếu Lâm" hoặc "Võ Bình Định bắt nguồn từ võ Thiếu Lâm"” Có một bạn nào đó đặt tiêu bản “cần dẫn nguồn” và ghi là:[trả lời]

Đây rõ ràng không phải là một ý kiến hay một quan điểm của một người nào đó mà đây là một thực tế được diễn dịch một cách logic từ một thực tế khác mà tôi đã ghi trước cụm từ “Vì vậy”. Đó là những bài bản võ thuật phổ biến ở Bình Định không hề có trong các bài bản của võ thuật Trung Quốc kể cả danh từ lẫn kỹ thuật. Đây là một thực tế mà người nào học cả võ Bình Định lẫn Thiếu Lâm đều biết. Không học thì không biết. Còn muốn “rặn” ra một cái nguồn thì cũng có đấy chứ.

http://www.sggp.org.vn/phutrangthethao/2006/10/66902/

Quan điểm này cũng là quan điểm của Võ Sư Hồ Tường. Người thông thạo cả 2 môn võ Ta (Tân Khánh – Bà Trà) và Tàu (Bạch Hạc, Vĩnh Xuân, Võ Lâm).

Vì vậy tôi nghĩ rằng tôi có đầy đủ cơ sở để xóa tiêu bản này.

Cuonglhvt (thảo luận) 07:38, ngày 24 tháng 3 năm 2009 (UTC)[trả lời]

8. Bảy Lụt truyền nghề cho ông Phan Thọ. Sau này ông Phan Thọ còn học thêm võ trận Tây Sơn với ông Sáu Hà nên đã tiếp thu được cả tinh hoa quyền An vinh từ mạch võ Hương mục Ngạc lẫn võ chiến của Tây Sơn

Nguồn: http://mangbinhdinh.com/forums/t/964.aspx Cuonglhvt (thảo luận) 07:47, ngày 24 tháng 3 năm 2009 (UTC) Tôi sửa đoạn[trả lời]

"Hồ Ngạnh là một huyền thoại sống của miền đất võ" thành: "Hồ Ngạnh được gọi là "võ sư huyền thoại"" Nguồn:

http://www.baobinhdinh.com.vn/Festival/2008/8/63620/

http://www.khampha24h.com/modules.php?name=News&opcase=detailsnews&mid=4632&mcid=72&menuid=208 Cuonglhvt (thảo luận) 08:13, ngày 24 tháng 3 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Về khía cạnh võ thuật, võ cổ truyền Bình Định thể hiện rõ tính liên hoàn, tinh tế, uyên thâm, kết hợp nhuần nhuyễn giữa cương và nhu, giữa công và thủ, giữa mạnh và yếu, giữa bên trong (tinh, khí, thần) với bên ngoài cơ thể (thủ, nhãn, chỉ và thân). Về võ lý, võ cổ truyền Bình Định vận dụng triệt để học thuyết âm - dương, lấy phép ngũ hành và phép bát quái làm nguyên lý cơ bản của "Song thủ ngũ hành vi bản", "Lưỡng túc bát bộ vi căn" là cơ sở võ lý cho luyện tập bộ tay và bộ chân trong võ cổ truyền Bình Định: Tấn pháp trong bát quái và Thủ pháp trong Ngũ hành, có sự phối hợp cả hai phương diện ngoại công và nội công. Về võ đạo, còn gọi là cái đạo của người học võ. Ngoài những đức tính mà con người đề cao trong rèn luyện đạo đức là: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, võ đạo còn thể hiện ở các mặt truyền thống: thượng võ, chống ngoại xâm; uống nước nhớ nguồn; trọng nhân nghĩa...

Về nội dung, võ cổ truyền Bình Định vô cùng phong phú, đa dạng nhưng tựu trung có 4 nội dung cơ bản là: luyện công, quyền thuật, võ với binh khí, luyện tinh thần. Quyền còn gọi là thảo bộ hay quyền tay không, bao gồm Cương quyền và Nhu quyền. Võ tay không chia thành 4 nhóm: Võ thể dục, võ tự vệ, võ tỷ thí và võ chiến đấu. Binh khí được dùng trong võ cổ truyền Bình Định bao gồm binh khí dài và binh khí ngắn. Loại binh khí rất cơ bản được lưu hành khá phổ biến ở Bình Định là côn (tiếng địa phương gọi là roi) với nhiều "phách roi" độc đáo chỉ có ở võ cổ truyền Bình Định: "Đâm so đũa", "Đá văn roi", "Phá vây", "Roi đánh nghịch"... Nói về tận dụng vũ khí thô sơ chống giặc, Bình Định có "Bài kiếm 12" nổi tiếng gồm 12 động tác được rút tỉa trong nhiều bài kiếm tiêu biểu của Bình Định để hình thành một cách ngắn gọn, dễ tập, dễ nhớ, được đưa vào luyện tập và thực hành chiến đấu đạt hiệu quả cao trong các lực lượng vũ trang và bán vũ trang ở địa phương. Trong các bộ môn về quyền thuật, "Ngọc Trản" là bài quyền tiêu biểu của võ cổ truyền Bình Định, trải qua thời gian, nó vẫn sáng chói như một "chén ngọc" với những bí quyết võ công vô giá. Để thực hành được một cách nhuần nhuyễn, phải tính đến công sức luyện tập cả về thể chất và ý thức nhằm tạo được sự thống nhất thành một ý niệm duy nhất, như tính thuần khiết của viên ngọc. Đó chính là bí quyết khổ luyện của lối quyền âm - dương trong Ngọc Trản công. Tên các bài quyền nổi tiếng võ Bình Định bạn nào học võ nên xem!! (Bình Định - Đất võ trời văn - Đinh Văn Liên) Cuonglhvt (thảo luận) 04:34, ngày 23 tháng 1 năm 2010 (UTC) Tôi đề nghị xóa đoạn link liên quan đến "Võ phái Hoàng Quyền". Lý do: Không biết võ phái Hoàng Quyền này "Thuần Việt" đến mức nào, nhưng rõ ràng từ kỹ thuật đến tên gọi đều không thấy có chút gì liên quan đến võ Bình Định. Cuonglhvt (thảo luận) 14:09, ngày 20 tháng 2 năm 2012 (UTC)[trả lời]