Thảo luận:Văn học Đại Việt thời Trần

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Quy luật viết[sửa mã nguồn]

Một trong các quy tắc tối thiểu trong tiếng Việt là tên gọi của người hay địa điểm cụ thể luôn luôn viết hoa các chữ cái đầu trong tên gọi, nếu không phải từ phiên âm thì không có gạch nối trong các thành phần của một từ. Chẳng hạn, cách gọi như Trần Thái Tông được hiểu như tên riêng (cho dù Trần Cảnh mới thực sự là họ tên của vị vua này) hay Sài Gòn chứ không Sài gòn, quốc ngữ chứ không quốc-ngữ, giáo dục chứ không giáo-dục. Tất nhiên người đọc đều hiểu, nhưng nên tuân thủ các quy tắc viết để cho thấy Wikipedia luôn luôn đề cao và nghiêm túc trong cách viết, ngay từ vấn đề luật lệ viết tiếng Việt. Vương Ngân Hà 00:59, ngày 09 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]

cám ơn anh chỉ dẫn. Tôi thật sự không rõ các quy luật viết, vì chỉ học tiếng Việt chỉ đến hết lớp 5 ở Việt Nam, viết đúng chính tả là may lắm rồi. Sau khi học rành ngoại ngữ, tôi mới trở lại với tiếng Việt qua các sách tìm được trong thư viện, và khoảng từ 10 năm nay có điều kiện nên bắt đầu đọc khá nhiều. Tôi rất yêu mến ngôn ngữ nầy tuy chỉ biết dựa theo cách dùng trong các tài liệu sách, mà đây là khó khăn lớn vì ông nầy thì viết Thái-tôn, ông kia thì viết Thái-tông, ông thì viêt quốc ngữ, rồi lại viết Quốc-ngữ-thi, nên tôi không biết đường mà mò. Người nào tinh mắt hay đọc kỹ sẽ thấy trình độ Việt ngữ của tôi kém xa những người ở đây, nhưng thường thì tôi không muốn hỏi, sợ lòi thêm cái dốt của mình ra. Khi thấy ở đây viết Thái Tông, tôi cho đó là cách viết mới theo VN, và tôi lấy làm khó chịu lắm. Nếu anh cho tôi biết các quy luật viết tiếng Việt nầy tìm thấy ở đâu, tôi sẽ tìm đọc chúng. Nếu anh trả lời rằng "cái nầy ai có đi học ở VN mà chả biết," hay "đây là quy luật đang dùng tại VN" thì, sorry, tôi vẫn sẽ dựa theo sách mà tôi có, vì tôi cho rằng mức độ phong phú và chính xác của loại Việt ngữ dùng trong các sách giáo khoa và nghiên cứu miền Nam trước và sau 1975 vượt xa loại Việt ngữ dùng trong các tài liệu từ VN in sau 1975. --Huỳnh Tường Minh 13:29, ngày 09 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi không phủ nhận sự phong phú của các sách Việt ngữ mà anh đang học và dùng, nhưng có một chi tiết nhỏ tôi muốn nhắn anh Huỳnh Tường Minh là chúng ta không thể ra ngoài quy luật phát triển của Tiếng Việt mà cách dùng của anh (dựa vào các tài liệu như anh nói) là không phù hợp với người viết và sử dụng tiếng Việt hiện nay. Anh có thể xem tạm chỗ này dù đây là cuốn từ điển cũng còn nhiều chi tiết cần bàn. T.T.Lê

Cám ơn anh T.T.Lê, tôi sẽ cố gắng dùng theo tài liệu hướng dẫn --Huỳnh Tường Minh 18:44, ngày 11 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Nguyên bản Hán văn[sửa mã nguồn]

Tôi có nguyên bản Hán văn của các bài trong phần tác giả và tác phẩm tiêu biểu từ Trần Thái Tông đến Lê Trắc, nhưng tôi dốt chữ Hán nên phải gõ và tra từng chữ, chắc 30 năm sau bài nầy mới tạm xong. Nếu có anh chị em nào có bàn gõ và gõ tiếng Hán nhanh, tôi xin chụp hình và email toàn bộ các tác phẩm để ta có thể cho vào và các link được hoàn chỉnh hơn. Thông thường mỗi bài chỉ khoảng 1 trang cả Hán và Hán-Việt. Xin cám ơn trước. --Huỳnh Tường Minh 13:20, ngày 12 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Hihi, anh có thể gửi cho tôi, nhưng phải mất 50 năm chắc xong vì có thể tôi die rồi.
Anh thử tìm có cái phần mềm nào nhận dạng chữ Hán không, nếu có thì hay quá, cứ scan xong nó chuyển sang dạng ký tự ấy, nhưng cũng cẩn thận dò lại kẻo nó cũng hay có lỗi (sai chữ). Tôi có phần mềm nhận dạng chữ nhưng chỉ tiếng Việttiếng Anh thôi, để tôi hỏi Baodo thử xem nhé..陳庭協 13:33, ngày 12 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Về nguyên bản Hán văn: Huỳnh Tường Minh gửi qua e-mail cho tôi, biết đâu tôi đã có sẵn nhiều rồi, khỏi phải nhập nữa. Còn không thì làm từ từ, tôi có người tại VN giúp. Thân mến --Baodo 15:33, ngày 12 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]

OK cám ơn hai anh, bây giờ tôi đang trong sở, tối về nhà sẽ gửi cái list tôi có cho hai anh. Thật ra các tác phẩm tiêu biểu trong bài viết là tôi chọn bài nào tôi hiểu, mà coi bộ gõ vào được (nghĩa là tìm ra các mớ chữ đó trong tự điển), chứ chưa hẳn là bài xuất sắc đúng nghĩa tiêu biểu. Hai anh xem qua sẽ nhận định tốt hơn tôi bài nào nên cho vào. Nếu được anh Bảo giúp thêm vào về văn chương Phật học đời Trần thì bài này sẽ tốt lắm, vì ông Dương Quảng Hàm có bàn rằng Phật học đời nầy còn thịnh lắm, nhưng không đi sâu vào chi tiết. --Huỳnh Tường Minh 15:50, ngày 12 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Tôi rất cám ơn HTM nhưng tôi không dám nhận vì tôi sợ "ôm rơm nặng bụng". Hihi. Nhưng Baodo, chắc đã có trả lời anh, anh send cho ổng, ổng có nhiều đệ tử nên dịch và cập nhật thông tin ngon hơn tui nhiều. 陳庭協 03:50, ngày 18 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Tôi đã email hôm 12 tháng 1, đến nay chưa thấy trả lời, chắc Baodo bận --Huỳnh Tường Minh 11:35, ngày 19 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi đã cho nhập được một mớ, hãy đến trang tôi xem thử. --Baodo 23:37, ngày 23 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Bravo, anh Bảo !! wow !!. Tôi sẽ từ từ cho mớ này vào bài viết, đưa bài dịch của DQH và NTT vào bài, nhưng nếu anh có cảm hứng thì dịch hay bình giùm ít bài. --Huỳnh Tường Minh 12:52, ngày 24 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]