Thảo luận:Vũ Hồn

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bản quyền[sửa mã nguồn]

Bài này có câu "Trích trong sách "Đặng Vũ Phả ký" của Đặng Phương Nghi". Người nào có sách này nên kiểm tra để xem có vi phạm bản quyền hay không. Mekong Bluesman 16:05, 15 tháng 8 2006 (UTC)

Bác MB kiểm tra giúp liên kết http://vuhon.tripod.com/phannhat-III.htm. Tôi không thể vào được. An Apple of Newton thảo luận 16:33, 15 tháng 8 2006 (UTC)
Cám ơn Apple. Bài này là copy hoàn toàn từ website đó (ngay cả các lỗi chính tả và cách dùng "Ngài"); do đó, tôi đã treo bảng "vi phạm bảng quyền". Mekong Bluesman 21:36, 15 tháng 8 2006 (UTC)

Tư liệu tham khảo[sửa mã nguồn]

Huyền tích về cụ Vũ Hồn Thành hoàng làng Mộ Trạch - Đường an Hải Dương (nay là thôn Mộ trạch xã Tân Hồng Huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương)

Tài liệu thư dịch dân gian đầu tiên chép về Vũ Hồn đó là bản ngọc phả lưu ở miếu thờ thần tổ Vũ Hồn làng Mộ Trạch. Bản ngọc phả này có thể sao lại từ bản được nội các Bộ Lại sao vào ngày tốt, tháng trọng thu (tháng 8), năm Vĩnh Hựu thứ 6 (1740) từ chính bản do Hàn lâm lễ viện, Đông các đại học sĩ Nguyễn Bính soạn vào ngày tốt, tháng mạnh xuân (tháng Giêng) năm Hồng Phúc nguyên niên (1572). Bản sao ngọc phả hiện nay có thể thuộc thế hệ thứ 6 hoặc thứ 7 ? Ngọc phả có đoạn viết:…Năm Tân Mùi, thời Đường, Đức Tông đặt Triệu Xương làm (Giao Châu) Đô hộ (sứ), lúc đó có một người ở phủ Thường Châu (Trung Quốc) gia truyền y bát, nối được nghiệp nhà tên là Vũ Công Huy; đường làm quan của ông hiển đạt. Vợ cả là Lưu Thị Phương đã ngoài 60 mà trong mộng chưa thấy hùng bi, ngoài cửa chưa treo cung hồ thỉ (chưa có con trai). Cảnh muộn mằn khiến ông buồn rầu không vui, thường than rằng; Vàng núi, thóc bể khinh như cỏ rác; con hiếu cháu hiền trọng như vàng ngọc. Ông bèn tạ ơn triều đình trả chức xin hồi hương. Vua Đường chuẩn y, lại cấp cho ông xe ngựa, châu báu. Ông về quê sống cảnh ab nhàn cùng làng xóm. Ông lại tinh thông phong thủy, thong hiểu phép địa lý chính tông. Lại có thuyết nói rằng: Có thời gian ông (Huy) sang Nam Việt vãng cảnh sơn thủy, khi đến trang Mạn Nhuế, thuộc huyện Thanh Lâm, trấn Hải Dương thấy một khu đất có thế sơn thủy bao quanh, long hổ cùng chầu lại. Ông lập tức quay về đem cốt của tổ tiên sang táng vào khu đất ấy tại xứ Đống Già (tức Đống Rờm). Thuở ấy ở trang Mạn Nhuế có người con gái tên là Nguyễn Thị Đức tuổi vừa đôi tám, tính hạnh đoan trang, ngôn dung uyển nhã; nếp nhà thi lễ, truyền đã nhiều đời.Ông lấy làm bằng lòng mà yêu. Tự nói rằng: Nàng mày ngài, má đào, lưng liễu dáng vẻ như tiền thực là quốc sắc. Phúc địa (đất phúc) sinh phúc nhân quả không sai. Ông bèn mượn hồng điệp đưa mối cầu hôn. Nàng tới tuần cập kê, thật là thiên lý kỳ duyên. Hai người cùng nhau kết tóc se tơ thành chồng vợ. Từ đó ông tạm cư ngụ ở nơi quê ngoại. Được hơn một năm, có lần Nguyễn Thị Đức mộng thấy người thần đem quả đào tiên, nàng nuốt lấy; sau tỉnh dậy rồi nói chuyện với chồng. Ông nói rằng: Đó là điềm lành. Vợ chồng bèn đưa nhau về Bắc quốc. Từ đó Nguyễn Thị Đức mang thai. Đến ngày 8 tháng giêng, năm Giáo Thân, đêm ấy có một đám mây vàng hình tròn như chiếc tán che phủ trước sân, rủ xuống tới đất. Nguyễn Thị sinh hạ một thần nhi, thiên tư tuấn tú, khí chất hiên ngang, mày vua Nghiêu, mất vua Thuấn, lưng vua Vũ, vai vua Thang, dáng vẻ thật lạ thường. Ông bèn đặt tên cho con là Hồn. Bảy tuồi Hồn đi học; sách vở xem qua một lượt là nhớ hết. Mười hai tuổi đã tinh thông văn chương, qua cửa Trình, Chu, học lực vượt hơn họ Âu (Âu Dương Tu), họ Tô (Tô Đông Pha), thi tài cùng ông Lý (Lý Bạch), ông Đỗ (Đỗ Phủ). Lại còn dốc chí cung tên hay đọc binh thư, tinh thông văn võ, rõ là bậc anh tài. Năm 16 tuổi thi Đình, vua (Đường) xét Hồn là bậc ky tài, học lực tinh thông, trên thông thiên văn dưới tường địa lý, không việc gì, vật gì mà không biết không hiểu. Vua cho đó là nhân tài bật nhất của thiên hạ, phong cho làm chức quan Lễ bộ tả thị lang; ban cho xe ngựa, mũ áo về vinh quy. Vũ hồn về bái tạ từ đường tổ tiên; sau đó lại hồi triều nhậm chức. Được hai năm thăng làm Đô đài ngự sử, hơn năm sau nhận mệnh của vua Đường lấy tên là Hàn Thiều nhậm chức Giao Châu Thứ sử vào thời Đường,Kinh Tông năm Bảo Lịch nguyên niên (825). Đến thời Đường, Vũ Tông năm Hội Xương nguyên niên (841); Vũ Hồn được tiến thăng An Nam Đô hộ Kinh lược sứ thay người tiền nhiệm là Hàn Ước (Thay Mã Thực). Khi ngài phụng chiếu đến Nam Việc tuần thú, kính lý thiên hạ đã đến trang Mạng Nhuế, huyện Thanh Lâm, phủ Nam Sách, trấn Hải Dương – tên cổ là Hồng bộ, sau đổi là Dương Tuyền. Ngài vào làm lễ bái yết mộ tổ. Lại đi đến trang Khả Mộ, huyện Đường An, phủ Bình Giang thấy trang ấy sơn thuỷ hữu tình, long trầu hổ ấp, nội sào ngoại sào, tả phù hữu bật, năm con ngựa chầu đằng trước, bảy ngôi sao chiếu đằng sau, thần đồng đứng hai bên, bảng bút bày sẵn thật là nơi đất phát tổ Tiến sĩ.Ngài bàn vẽ thành địa đồ (cắm đất). Khi trị nhậm ngài chủ trương đắp La Thành kiên cố. Bèn sai tướng sĩ tiến hành gấp công việc không kể ngày đêm. Nhân do quân ở phủ làm loạn, ngài phải bỏ phủ thành chạy về Quảng Châu.Giám quân Đoàn Sĩ Tắc tiếp quản mà vỗ yên loạn binh, phủ thành lại ổn định.Đến năm Bính Dần, Hội Xương năm thứ 6 (846) người Man Nam Chiếu vào cướp phủ thành. Ngài lên một chiếc xe nhẹ về Bắc quốc xin lệnh của vua. Vua Đường sai Bùi Nguyên Dụ làm Kinh lược sứ, xuất binh đánh bại người Man Nam Chiếu. Được một năm vua xuống chiếu đảm đương nhiệm quốc gia, sẽ báo đáp sau. Nay muốn ông (Hồn) về triều cùng nhau yến tiệc thân tình, đàm thoại mưu kế. Oâng cho rằng, người xưa được một ngày nuôi cha mẹ, dẫu làm quan Tam công.(Thái sư, Thái phó, Thái bảo) cũng không sướng bằng. Tôi nay còn có mẹgià há nên tham muốn giàu sang mà không nghỉ đến sự hiếu dưỡng hay sao?Bèn dâng biểu xin từ quan, nộp lại chức về nhà nuôi dưỡng mẹ già. Vua thuận tình ban cho tiền vàng, gấm vóc. Vâng mệnh vua, ngài về ngay quê nhà đón mẹ già sang sống ở Việt Nam; cho thiết lập một lâu đài ở Thượng khu, trang Khả Mộ làm nơi phụng dưỡng mẹ già và khyến bảo nhân dân chuyên làm điều lợi trừ việc hại. Dân điều có lễ nghĩa, nhà nhà giàu thịnh; đấy là công đức của ngài vậy. Dân đều chịu ơn đó và coi ngài như mặt trăng, mặt trời, thân thiết như cha mẹ. Ngài là thuỷ tổ sáng lập nhân dân vậy. Khi nhân dân làm lễ, nhân đó xin rằng: Nay lâu đài làm chổ ở, về sau làm mộ tự, ngài hứa cho vậy và bảo rằng: Trang khu có hậu thì phải trọng di mệnh của ta. Vạn năm về sau trang khu không quên thờ cúng. Ngài lại cho thêm 5 nén vàng, tậu ruộng, ao làm việc hậu, cúng tế. Nhân dân đều vâng theo, ưng cho thôn sở tại trông đều và tế tự. Khi ấy đức thánh Mẫu già, bệnh đã lâu, thuốc không sẵn, cầu đảo thần không hiệu đã mất. Ngài khóc than kêu trời rất thương xót; rước linh cữu lên táng ở trang Kiệt Đặc, huyện Thanh Lâm, (nay thuộc huyện Chí Linh). Từ đường hương khói được 3 năm thì mãn tang; khi ấy ngài 49 tuổi. Vào ngày 3 tháng 12 khi ngài đang ngồi ở học đường, bỗng nhiên trong người thấy bất an, không bệnh mà mất. Táng tại xứ Đống Dị, đầu bản trại. Bỗng nhiên trời đất tối sầm, mây mù che kín. Một giờ lâu trời quang đã thấy kién mối đùn đắp đất thành một ngôi mộ lớn. Nhân dân và gia thần đều kinh hãi, lập tức đem về đó trình báo lên quan huyện. Huyện quan làm sớ tâu vua. Vua bèn truy nguyên lúc bình nhật, sắc phong làm phúc thần, lại phong: Đương cảnh thành hoàng, lâu đài cư sĩ, linh ứng Đại vương. Sắc chỉ cho Thượng khu, trang Khả Mộ lên kinh thành rước mỹ tự về lập miếu phụng thờ; truyền khu cấm địa ấy gọi là Mả Thần, sở tại ức niên hương hỏa, kính vậy thay. Lại nói rằng:Từ đấy về sau vẫn thường linh ứng. Các triều đại đế vương đều có sắc phong thêm mỹ tự cho Đại vương. Đến đời Trần Nhân Tông, quân Nguyên- Mông xâm chiến nước ta; kinh thành bị thất thủ; Trần Quốc Tuấn phụng mệnh vua cầu đảo bách thần phù giúp; đức thần tổ ta hiển ứng ngầm giúp (âm phù). Khi bình được Ô Mã Nhi, Phàn,Tiếp vua bèn phong thêm mỹ tự cho đại vương: một vị thần thông minh, trí sáng,mạnh giỏi, cao lớn, đáng thần bậc trên. Đến thời Lê Thái Tổ khởi nghĩa ở Lam Sơn, bình lũ Mộc Thạnh, Liểu Thăng ở Chi Lăng;10 năm yên được thiên hạ, lại phong thêm mỹ tự ch thần: Giúp đời, yên dân, giúp rất thiêng, ứng lớn, ông thần bậc trên. Sắc ban cấp cho Thượng khu; trang Khả Mộ trùng tu miếu vũ, thịnh vượng tốt đẹp thay. Vâng khai ngày sinh, ngày hóa và chữ húy, nhất thiết không được mạo dùng. Chữ bên tả là bộ thuỷ, chữ bên hữu là bộ quân (ghép lại là chữ Hồn). Cho thượng khu, trang Khả Mộ lấy ngày sinh thần 8 tháng Giêng làm chính lệ. Lễ dùng lợn đen, xôi rượu, ca xướng, đánh cờ, đu tiên. Các trò đó chỉ chơi trong 10 ngày. Ngày hóa của thần là ngày 3 tháng 12 (Chạp) lấy làm chính lệ. Lễ dụng tuỳ nghi, ca xướng thì cấm.

Trích trong bài tham luận”HUYỀN TÍCH VÀ LỊCH SỬ VŨ HỒN – THUỶ TỔ, THẦN TỔ HỌ VŨ (VÕ) Ở MỘ TRẠCH” của Tiến sĩ Vũ Duy Mền.

Khẳng định[sửa mã nguồn]

Bài này có câu Vũ Hồn (804 – 853) là ông tổ dòng họ Vũ tại Việt Nam, điều này giống như một sự khẳng định trong khi chưa thể chứng minh một cách khoa học (chẳng hạn nghiên cứu bộ gen) mà mới chỉ là dựa vào một số bộ gia phả-đôi khi là sao chép lẫn nhau, ngoài ra hoàn toàn có thể là trong quá khứ đã có những người vì một lý do nào đó đổi họ gốc của mình thành họ Vũ/Võ thì sao? Do vậy có lẽ nên sửa lại là Vũ Hồn (804 – 853), được cho là ông tổ dòng họ Vũ tại Việt Nam.Vương Ngân Hà 04:32, 11 tháng 10 2006 (UTC)

Phải thừa nhận rằng Vương Ngân Hà rất "kín võ" khi đề nghị sửa đổi đó, vì đây là điều khó có thể kiểm chứng.
A, nhân lang thang về Mộ Trạch, tôi có chụp lại mấy cái bia, hình bia thì để trong trang chính nhưng nội dung bia cho vào trang thảo luận vậy:
Nội dung bia Vũ Hồn- Bấm vô để phóng to hình
Nội dung bia Vũ Hồn (tiếp)- Bấm vô để phóng to hình

Khương Việt Hà 08:59, ngày 10 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Nếu dán bảng Tiêu chuẩn cho bài này thì sao nhỉ? Lưu Ly 09:09, ngày 10 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Hehe, mất công làm gì pác ơi, tui tra ra [1] 999 hits, còn nếu tra "Vũ Hồn"+"thủy tổ" [2] cũng có đến 124 hits. Với nhân vật lịch sử hay nhân vật huyền thoại, tôi cho rằng thế là đủ tiêu chuẩn đưa vào. Khương Việt Hà 09:14, ngày 10 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Google mà làm gì, treo bảng để người ta viết thêm là bảng gì nhỉ, chắc là {{Chất lượng kém}}. Bảo đảm treo vào là bài có thêm thông tin.Lưu Ly 09:23, ngày 10 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Héhé, thế thì nỏ phải bảng tiêu chuẩn mà phải là bảng sơ khai chứ pác. Treo cũng được, thậm chí còn là...rất sơ khai nữa. Các pác viết đi nào, tuy tui có tên dài dòng là Khương Vũ Việt Hà với cả họ đằng ngoại, nhưng nhường các pác mấy cái dzụ viết lách về họ hàng này. Khương Việt Hà 09:29, ngày 10 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Mèng ơi, nhầm người roài. Vậy chụp 2 tấm ảnh kia làm chi?Lưu Ly 09:33, ngày 10 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Thì để...đóng góp ảnh, hehe. Khương Việt Hà 09:36, ngày 10 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Nhân vật này được nhắc tới trong các bộ chính sử, do vậy đạt tiêu chuẩn mà không cần quan tâm tới số hit của Google. Vương Ngân Hà 09:39, ngày 10 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Tôi là người họ vũ. Tôi vẫn đinh ninh mình là con cháu cụ Tổ Vũ Hồn. Thế nhưng Cụ tổ Vũ Hồn sinh vào đời nhà Đường tại sao lại ví tài học như Âu Dương Tu, Tô Đông Pha của đời Tống sau đó mấy trăm năm.(một người họ Vũ tại Đồng Nai)thảo luận quên ký tên này là của 123.22.85.51 (thảo luận • đóng góp).