Thảo luận:Vương Mãng

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bài thơ về Vương Mãng[sửa mã nguồn]

Chu công khủng cụ lưu ngôn nhật
Vương Mãng khiêm cung hạ sĩ thì
Giả sử đương niên thân tiện vô
Nhất sinh chân ngụy hữu thuỳ chi
Dịch là:
Bài học Chu công nay còn đó
Vương Mãng kia sao nỡ mắc vào
Ví như năm trước thân về đất
Ai biết một đời giả thật đâu

Tôi xin góp ý về nghĩa của bài thơ này. Theo tôi, nghĩa của bài thơ này là: Chu công trong lúc bị gièm pha Vương Mãng trong khi chiêu hiền đãi sĩ Nếu lúc ấy cả hai đều chết cả Thì sau này ai biết ai là trung, ai là gian.

Bởi vì hai nhân vật này đều có lúc nắm đại quyền như nhau, khi Chu công nhiếp chính thì gần như thay thế hết quyền vua, nhiều người nghi rằng ông ta sẽ cướp ngôi, nhưng rút cục, khi Chu Thành vương trưởng thành, ông đã trả lại ngai vàng cho cháu và về đất phong ở nước Lỗ. Còn Vương Mãng tỏ ra hết sức khiêm tốn, ban đầu không ai nghĩ là ông ta sẽ cướp ngôi nhà Hán. Hai câu dịch đầu của tác giả, theo tôi, là chưa sát nghĩa. --Valongtano (thảo luận) 02:15, ngày 3 tháng 3 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Đồng ý! Tôi đã hơi băn khoăn về bài thơ này rồi.--Huyền thoại Lý Tiểu Long (Thảo luận) 03:57, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Cảm ơn Valongtano. Tôi thay bằng mấy câu dịch nghĩa và bỏ mấy câu dịch thơ ra.--Trungda (thảo luận) 07:06, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Bài này cụ Phan Kế Bích đã dịch từ lâu trong Tam quốc diễn nghĩa, hồi 56 rồi: . GV (thảo luận) 07:13, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Cao Cú Ly[sửa mã nguồn]

Trungda ơi, Vương Mãng cùng thời với Lưu Ly Minh Vương. Mãng đã nhờ Lưu Ly giúp đánh quân Hung Nô, nhưng Lưu Ly ko làm theo, lại còn đánh bại Tân nữa. Chứ Lưu Ly bị chặt đầu hồi nào?--Huyền thoại Lý Tiểu Long (Thảo luận) 03:57, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Tôi đã chú trong bài về nguồn dẫn. Xem bên en.wiki thì có thấy: Lưu Ly Minh Vương sống không qua thời nhà Tân (chết năm 18), vậy có thể ông này từ chối hợp tác và chống lại nhưng vẫn bị chết về tay Mãng. Thứ nữa, bài Lưu Ly Minh Vương bên en.wiki chỉ có 1 chú thích duy nhất cho thông tin "không những từ chối mà còn chống lại nhà Tân". Cái đó chưa đủ phủ nhận việc vua Cao Cú Ly bị nhà Tân giết.
Khả năng cuối cùng: như chuyện Hai Bà Trưng: sử Tàu ghi bị chém, sử Việt ghi tự vẫn. Sự "vênh" nhau giữa sử liệu các nước vẫn xảy ra như vậy. Nhưng dù sao vẫn phải có nguồn "đối ứng" với nguồn sử Tàu, vì sử Tàu đã nói bắt giết vua Cao Cú Ly.--Trungda (thảo luận) 04:21, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC)[trả lời]