Thảo luận:Vẫn thạch

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tôi thấy có sự không thống nhất ở hai định nghĩa: vẫn thạchhố vẫn thạch. Vẫn thạch được định nghĩa giới hạn trên bề mặt Trái Đất, còn các hố vẫn thạch kể cả các hố thiên thạch trên các thiên thể khác xuất hiện do va chạm bề thiên thể với vẫn thạch (chỉ có trên Trái Đất). Chắc chắn đã có định nghĩa mở rộng cho ý nghĩa vẫn thạch nhưng tôi chưa tìm thấy. Thaisk 21:55, ngày 4 tháng 2 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ meteorite là tên gọi của các thiên thạch sau khi rơi xuống bề mặt của hành tinh. Dĩ nhiên hành tinh đầu tiên con người biết là Trái Đất nên định nghĩa đầu tiên của meteorite là thiên thạch sau khi rơi xuống bề mặt của Trái Đất. Mekong Bluesman 23:06, ngày 4 tháng 2 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy trong bài hiện nay vẫn chưa rõ ràng về "vẫn thạch" và "thiên thạch". Khi còn ở ngoài không gian, thì nó được gọi là "thiên thạch". Khi đã qua lớp khí quyển, rời xuống mặt đất còn lại đến bây giờ thì nó được gọi là "vẫn thạch". Nhưng trong bài, có nhiều chỗ vẫn đang dùng từ lẫn khi nói đến 1 vật trước và sau khi rơi xuyên qua lớp khí quyển xuống mặt đất. Casablanca1911 09:11, ngày 5 tháng 2 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Casablanca1911 chỉ cụ thể chỗ nào nhé, rất có thể tôi sơ xuất, nhưng nói chung tôi thường viết cẩn thận và không bao giờ chủ tâm thay đổi nội dung gốc. Nhân thể thảo luận với Mekong Bluesman, ý của Mekong Bluesman như của tôi, nhưng chưa bao giờ tôi tự thêm vào những bài có tính định nghĩa như thế này. Thaisk 18:41, ngày 5 tháng 2 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi cần phải nói thêm cho rõ: "thiên thạch", hay meteoroid, là khi còn bay trong không gian; "vẫn thạch" (tôi không biết từ này) , hay meteorite, là sau khi rơi xuống bề mặt của một hành tinh, vệ tinh... đặc biệt là khi hành tinh đó là Trái Đất. Mekong Bluesman 23:23, ngày 5 tháng 2 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Từ " vẫn thạch" với định nghĩa thích hợp với meteorite có trong quyển "Từ điển tiếng Việt", in lần hai, 1977 của tập thể tác giả do Văn Tân làm chủ biên, Nhà xuất bản khoa học xã hội. Hồi tôi bưng mất ký lô sách từ điển sang châu Âu ai cũng cười. Thaisk 23:49, ngày 5 tháng 2 năm 2007 (UTC)[trả lời]


Theo en:Meteorite: A meteorite is a natural object originating in outer space that survives an impact with the Earth's surface without being destroyed: Vẫn thạch là một vật thể tự nhiên có xuất xứ từ ngoài không gian mà vẫn còn nguyên sau khi vụ va chạm với bề mặt Trái Đất.

Tôi thấy có mấy câu trong bài chưa rõ nghĩa với định nghĩa bên trên của tiếng Anh :

  • Vẫn thạch là vật thể từ khoảng không giữa các hành tinh lọt qua được khí quyển và rơi xuống bề mặt Trái Đất:
  • 1:"Khoảng không giữa các hành tinh" : là khoảng không nào ?
  • Vẫn thạch là phần còn lại của thiên thể bị cháy mất một phần khi rơi vào khí quyển Trái Đất
  • 2:Vẫn thạch là phần còn lại của thiên thạch....(chứ không phải là phần còn lại của thiên thể)
  • Đây chỉ là một trường hợp đặc biệt của vẫn thạch, khi một vẫn thạch lớn bị vỡ ra thành nhiều mảnh nhỏ hơn trong khí quyển trước khi rơi đến mặt đất
  • 3:Câu này, có lẽ nên chỉnh là "...khi một thiên thạch lớn bị vỡ ra thành nhiều mảnh nhỏ hơn trong khí quyển trước khi rơi đến mặt đất", vì khi lọt qua lớp khí quyển, rơi xuống mặt đất nó mới có tên là vẫn thạch.

"meteorite" là phần còn lại của thiên thạch sau khi rơi xuống bề mặt của một hành tinh, vệ tinh...nói chung. Đặc biệt, nếu thiên thạch rơi xuống Mặt Trăng, thì sẽ có en:Lunar meteorite. Casablanca1911 05:11, ngày 6 tháng 2 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Casablanca1911 nhận xét rất sâu. Nhưng các bài bên wikipedia tiếng Anh không phải là từ điển chuẩn mực đâu, các nội dung của wikipedia nói chung mang tính phổ thông hơn tính từ điển, vì thế mới có nhiều người tham gia. Tôi chỉ tham khảo để dễ làm dàn bài.
  • 1:Không gian giữa các hành tinh (Interplanetary space) là khoảng không (không gian) quanh ngôi sao chứa vật chất giữa các hành tinh (Interplanetary medium), trong đó có cả các thiên thạch (meteoroid). Chỗ này sẽ sửa thành không gian thay cho khoảng không.
  • 2,3: Hoàn toàn đồng ý với từ thiên thạch.

Sửa xong điểm 3, tôi đọc thêm một số tài liệu thì thấy có sách dùng từ vẫn thạch để chỉ thiên thạch trong khí quyển trong quá trình hình thành vẫn thạch. Trong phần vẫn thạch của cuốn sách Những va chạm vũ trụ, tác giả Dana Desonie tả ở độ cao tận 150 km cách mặt đất, bề mặt vẫn thạch nóng chảy và bắt đầu thăng hoa... Tôi nghĩ nếu đi sâu thêm vào vẫn thạch học, ta sẽ thấy cái mốc độ cao trên bề mặt Trái Đất, khi nào thiên thạch đã là vẫn thạch chưa là điều thống nhất. Thiên thạch chỉ cháy mạnh mẽ nhất lúc lao vào tầng khí quyển loãng ngoài cùng của Trái Đất 150 - 120 km, sau chuyển động chậm lại do sức cản của không khí, đến độ cao 20 km cách mặt đất thì nó bị mất phần động năng ban đầu và bắt đầu rơi tự do như một hòn đá bình thường và chắc là rơi được đến đất. Thaisk 22:29, ngày 6 tháng 2 năm 2007 (UTC)[trả lời]