Thảo luận:Vụ trẻ em rơi vào cọc ống bê tông ở Đồng Tháp

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
BVTBài viết đạt chất lượng bài viết tốt.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.

Cảm ơn bạn Khangdora đã tạo bài, cập nhật thông tin nhanh chóng tới người đọc ~ Nguyenmy2302 (thảo luận) 16:40, ngày 2 tháng 1 năm 2023 (UTC)[trả lời]

@Nguyenmy2302 Cảm ơn ĐPV.  Khang  04:59, ngày 3 tháng 1 năm 2023 (UTC)[trả lời]
@Khangdora2809 Bài viết được đầu tư kĩ càng, tôi cũng không đọc báo mà lên đây đọc cho nhanh, vừa đầy đủ vừa trung lập. 10 điểm cho chất lượng! – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 13:08, ngày 4 tháng 1 năm 2023 (UTC)[trả lời]
@Khangdora2809 có điều bạn nên thống nhất giữa danh xưng "cháu" và "bé" nhé. – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 13:09, ngày 4 tháng 1 năm 2023 (UTC)[trả lời]
@GDAE Rồi nha. Có mấy câu nói thì mình giữ nguyên lại, không sửa thôi. Khang  13:54, ngày 4 tháng 1 năm 2023 (UTC)[trả lời]
@GDAE Cảm ơn bạn luôn nha.  Khang  13:57, ngày 4 tháng 1 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Tai nạn? Sự cố công trình?[sửa mã nguồn]

Đây không phải là sự cố công trình xây dựng (gây thiệt hại về tài sản, công trình xây dựng), đây cũng không phải là sự cố trong thi công công trình xây dựng (một dạng của sự cố kỹ thuật gây mất an toàn lao động trong xây dựng) đây là một tai nạn cộng đồng có liên quan đến an toàn thi công xây dựng vì: thiệt hại chính là sức khỏe và tính mạng cháu bé (tai nạn) và nạn nhân là trẻ em (một đối tượng thuộc cộng đồng dân cư quanh công trường xây dựng) không phải là người lao động đang làm việc trên công trường xây dựng.Doãn Hiệu (thảo luận) 23:32, ngày 2 tháng 1 năm 2023 (UTC)[trả lời]

@Doãn Hiệu Đồng ý, nhưng có lẽ phần "Sự liên quan của vụ tai nạn đến an toàn thi công xây dựng công trình" là bạn viết theo nhận định cá nhân nhỉ? Nếu không, bạn cập nhật nguồn tham khảo vào giúp Wiki nhé! Khang  04:57, ngày 3 tháng 1 năm 2023 (UTC)[trả lời]
doneǃ – Doãn Hiệu (thảo luận) 05:40, ngày 3 tháng 1 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Ở đây có bán cá tươi[sửa mã nguồn]

Tên bài này quá dài dòng và dùng nhiều từ dư thừa, không cần thiết. Ví dụ, "bé trai 10 tuổi" - có bao nhiêu vụ rơi xuống trụ bê tông mà cần để phân biệt? Có vụ nào tương tự xảy ra ở tỉnh khác mà cần phải nêu tên tỉnh? v.v. NHD (thảo luận) 18:55, ngày 6 tháng 1 năm 2023 (UTC)[trả lời]

cụm từ "trụ bê tông" trong tên gọi ban đầu là ngôn ngữ báo chí đại chúng không chính xác. (Trụ có thể để chỉ cột bê tông trên mặt đất, cọc bê tông đóng vào lòng đất như trong các bài báo nói về vụ này, trụ cầu trên sông,....) Nên để rõ nghĩa phải gọi theo đúng chuyên môn là "cọc bê tông ly tâm" hoặc đại chúng hơn là cọc ống bê tông. Còn địa phương xảy ra tai nạn là Đồng Tháp trong tên gọi thì vẫn cần thiết, vì trước đó có vụ tai nạn tương tự ở Đồng Nai (cần phân biệt với vụ này). Do vậy, tôi đã đổi tên bài thành "Vụ trẻ em rơi vào cọc ống bê tông ở Đồng Tháp".Doãn Hiệu (thảo luận) 02:33, ngày 7 tháng 1 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Có nên thêm phần về phản ứng truyền thông quốc tế?[sửa mã nguồn]

Mình thấy cũng có một vài hãng thông tin như Reuters, CNN, DW, Fox News, NBC, The Straits Times, Yonhap News đưa tin về vụ này. Nhưng mà liệu cái này có nên đưa vào bài không thì mình còn chưa rõ. Nguồn ở đây – Bing Chilling 09:16, ngày 7 tháng 1 năm 2023 (UTC)[trả lời]

@Victor311 Mình cũng có xem thử những trang truyền thông quốc tế đưa tin nhưng hầu hết đều là tường thuật lại về vụ việc là chính và cũng có một số nguồn sao lại y chang từ Việt Nam. Nếu bạn có thấy một trang báo nào đó đánh giá về sự cố thì có thể bổ sung.  Khang  17:04, ngày 7 tháng 1 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Vụ Apollo của Việt Nam[sửa mã nguồn]

Vụ này thấy xàm sao ấy, kiểu Mỹ đổ bộ lên mặt trăng ấy. ko biết mấy cha đang chơi trò gì - Tiền Túng (Tình Tan) 02:39, ngày 20 tháng 1 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Cú lừa truyền thông - Tiền Túng (Tình Tan) 03:03, ngày 20 tháng 1 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Có gì nghi vấn nào? –  Meigyoku Thmn (💬🧩) 05:07, ngày 20 tháng 1 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Theo mình vụ này ko có thật - Tiền Túng (Tình Tan) 05:30, ngày 20 tháng 1 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Thế thì chắc cả cái wiki này là giả mất. –  Meigyoku Thmn (💬🧩) 06:56, ngày 20 tháng 1 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Nghe hơi kì nhưng để mà nghĩ thì cũng phải hơn hai tuần rồi mà công tác cứu hộ cứu nạn vẫn chưa thành công, thông tin thì ngày càng nhỏ giọt, chắc là có thật cả thôi nhưng thế này thì cũng dễ làm người ta nghi vấn? The Phunguese Han (Thảo luận) 06:57, ngày 20 tháng 1 năm 2023 (UTC)[trả lời]

@Khangdora2809: Tôi có một số góp ý sửa đổi cho bạn. Bạn có thể tham khảo đề xuất của tôi, kết hợp với những cách giải quyết của bạn sẽ làm cho bài viết trở nên tốt và ngắn gọn hơn.

Phần mở đầu

Ngày 31 tháng 12 năm 2022, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã xảy ra một vụ tai nạn tại một công trình đang thi công, một bé trai 10 tuổi không may rơi xuống một cọc bê tông ở đó. Công cuộc giải cứu và trục vớt thi thể diễn ra trong gần 3 tuần, với sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức và nhận được nhiều sự dõi theo của người dân cả nước.

Nạn nhân trong vụ việc là Thái Lý Hạo Nam, 10 tuổi, trong khi cùng nhóm bạn vào nhặt sắt vụn tại một công trình đã vô tình rơi xuống một cọc bê tông 35m. Công cuộc giải cứu bắt đầu trong tâm thế nỗ lực cứu sống bé trai, nhưng dần trở thành kế hoạch trục vớt thi thể sau khi nạn nhân được xác định đã tử vong. Ngày 20 tháng 1 năm 2023, thi thể nạn nhân được đưa lên mặt đất.

Khép lại vụ việc, cơ quan điều tra nhận định đây là một vụ tai nạn, không khởi tố vụ án do không có dấu hiệu phạm tội.

Phân chia bố cục "Diễn biến"
  • Tiểu mục "Ngày xảy ra tai nạn" (2 đoạn)
Nói về thời điểm xảy ra tai nạn và ngày xảy ra tai nạn
  • Tiểu mục "Nỗ lực cứu sống nạn nhân" (4 đoạn)
Nói về nỗ lực cứu sống nạn nhân trong 4 ngày đầu, trước khi xác định nạn nhân tử vong
  • Tiểu mục "Tìm kiếm phương án trục vớt thi thể" (4 - 6 đoạn)
Sau khi xác định tử vong, kế hoạch cứu sống chuyển sang kế hoạch trục vớt
  • Tiểu mục "Những ngày cuối cùng" (2 - 3 đoạn)
Những ngày cuối cùng, lần lượt các cọc bê tông được rút, thi thể cuối cùng cũng đã đưa lên mặt đất
"Ngày xảy ra tai nạn"

Trưa ngày 31 tháng 12 năm 2022, nạn nhân cùng một nhóm trẻ trong độ tuổi thiếu niên rủ nhau lẻn vào nhặt sắt vụn trong một công trình tại xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Mặc dù đã bị bảo vệ tại công trình ngăn cản, nhưng nhóm trẻ vẫn âm thầm vào được bên trong công trình.

Trong lúc nhặt sắt cùng nhóm, nạn nhân đã rơi xuống một cái hố chứa cọc bê tông. Cọc bê tông nơi nạn nhân ngã xuống sâu 35 mét, đường kính 25 cm. Sau khi nạn nhân rơi xuống, những bạn trong nhóm đã chạy đi tìm kiếm giúp đỡ của người lớn. Lực lượng cứu hộ sau đó đã có mặt và tiến hành các phương án giải cứu bé trai nhưng bất thành, chỉ đành cung cấp oxy và đưa nước xuống cho nạn nhân với hi vọng duy trì sự sống cho nạn nhân trong thời gian đưa ra các kế hoạch cứu hộ tiếp theo.

"Nỗ lực cứu sống nạn nhân"

Bốn ngày đầu trong công tác giải cứu, với tâm thế phải nỗ lực cứu sống nạn nhân mắc kẹt, chính quyền địa phương cùng chính quyền trung ương đã vào cuộc chung tay, với sự huy động của hàng chục phương tiện, máy mọc và hàng trăm nhân lực, trong đó có sự vào cuộc của quân đội.

Ngày 1 tháng 1 năm 2023, lần lượt các máy khoan địa chất và máy khoan nhồi được đưa vào hiện trường nhằm thực hiện kế hoạch nhổ cọc bê tông phục vụ cho công tác giải cứu một cách nhân nhất. Tuy nhiên thực tế không như dự tính khiến kế hoạch phải thay đổi, bởi rằng cách làm cũ dễ làm cột bê tông lệnh vị trí do không chịu nổi tác động mạnh.

Ngày 2 tháng 1, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi công điện chỉ đạo khẩn các cơ quan liên quan cùng đồng hành cứu nạn. Quân đội cũng được cử đến, cùng phối hợp với lực lượng địa phương tiến hành công tác cứu hộ. Lực lượng tham gia cứu nạn tính đến tối cùng ngày là 350 người, được xem là chưa từng có tiền lệ tại Đồng Tháp.

Ngày 3 tháng 1, các cán bộ của Bộ Giao thông vận tải đã xuống hiện trường phục vụ công tác giải cứu. Kế hoạch cứu hộ hiện tại là dùng ống thép sâu 19m, có đường kính lớn hơn cọc bê tông, đóng xuống bao quanh cọc bê tông nơi nạn nhân mắc kẹt, sau đó tiến hành làm sạch đất xung quanh rồi tiến hành rút cọc. Sau khi đóng ống thép xuống, đội cứu hộ bắt đầu dùng phương pháp khoan guồng xoắn mang đất ra ngoài. Đến khuya cùng ngày, sau khi khoan đến độ sâu 27m, kế hoạch rơi vào bế tắc khi không thể khoan tiếp được. Trong lúc đó, hai máy cắt cọc bê tông được quân đội hộ tống đưa từ Cần Thơ đến hiện trường.

=> Phương pháp tổ chức mục theo trình tự từ khái quát đến chi tiết, đoạn 1 là tổng quát, 3 đoạn sau nói chi tiết về từng ngày.

– Đức Anh User:Lâm Đức Anh(thảo luận) 14:36, ngày 27 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]

@Đức Anh Mình thấy cũng hợp lý nhưng có vẻ nó quá ngắn, thậm chí còn bỏ qua nhiều số liệu quan trọng như việc cọc ống được chia ra làm 3 đốt thì bạn hoàn toàn không đề cập đến. Việc cọc ống bê tông bị chia làm 3 đốt chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều khó khăn trong công tác cứu hộ. Nói chung, mình cũng cảm ơn bạn vì đã quan tâm đến bài viết nhưng mình xin được giữ lại quan điểm về việc rút gọn tin nhưng vẫn giữ các số liệu đầy đủ. –  𝓚𝓱𝓪𝓷𝓰 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 12:44, ngày 4 tháng 3 năm 2023 (UTC)[trả lời]
@Khangdora2809: Dài thì có thể dài, nhưng rườm rà thì không được. Ngay phần mở đầu tôi cho rằng nó quá rườm rà, đừng kể quá chỉ tiết, hãy tập trung vào các ý giá trị nhất giống như tôi viết. Còn cái chỗ 3 đốt cọc tôi chưa viết là vì tôi chưa sờ đến, chứ tôi không có bỏ.
Tôi mong bạn hiểu một điều, không phải cứ trình bày hết ra thì được gọi là một bài viết tốt trong một bách khoa toàn thư. Để làm được một bài viết tốt, biên tập viên không chỉ bỏ ra công sức để tìm thông tin, mà còn phải bỏ ra chất xám để tổng hợp và chuyển hóa thông tin. Một học sinh đi học mà chép đủ bài đâu được gọi là học sinh giỏi, mà đó phải là một học sinh biết dựa vào đó mà tạo ra thứ của riêng mình. Như vậy, không chỉ mỗi đưa thông tin vào bài là xong, thông tin đó còn phải được trình bày một cách logic, cô đọng, sáng tạo. Đây là những điều mà tôi chưa thấy ở phiên bản hiện tại.
Nếu bạn vẫn muốn ở Wikipedia thì bạn nên tham khảo văn phong, lối tư duy trình bày của các bách khoa toàn thư lớn hoặc các bài viết tốt, bài viết chọn lọc sẵn có. Hoặc không, với lối viết bài này, tôi nghĩ dự án Wikinews sẽ phù hợp với bạn hơn là nơi đây. – Đức Anh User:Lâm Đức Anh(thảo luận) 13:24, ngày 4 tháng 3 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Cập nhật nguồn[sửa mã nguồn]

@Doãn Hiệu Có hai vị trí bạn viết cần dẫn nguồn ấy. Bạn bổ sung giúp mình được không? –  𝓚𝓱𝓪𝓷𝓰 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 12:16, ngày 5 tháng 3 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Tôi điền nguồn dẫn vào cho hai yêu cầu dẫn nguồn. Nhờ bạn ̊Khang chỉnh lại cho đúng fomat cái nhé. Cảm ơn bạnǃ – Doãn Hiệu (thảo luận) 13:16, ngày 5 tháng 3 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Hazard: Source or situation with a potential for harm in terms injury, ill health, damage to property, damage to workplace environment, or combination of these.” OHSAS 18001, Article 3.4
Nguy cơ là nguồn gốc hoặc tình huống có khả năng gây tổn hại về sức khỏe, thiệt hại về tài sản, thiệt hại đối với môi trường làm việc hoặc sự kết hợp của những điều này.
Tháp phân cấp biện pháp kiểm soát an toàn sức khỏe nghề nghiệp.
Biện pháp hiệu quả nhất đề ngăn ngừa tai nạn cọc ly tâm cho cộng đồng và tai nạn lao động tương tự xảy ra trong tương lai là loại trừ (Elimination) tận gốc nguy cơ tai nạn (là chế tạo bản mã bịt cả 2 đầu các đoạn cọc ly tâm dạng hình tròn, không phải hình vành khuyên, bịt kín lỗ cọc ly tâm). Ngoài ra, còn phải thực hiện các biện pháp cách ly, cảnh báo (rào chắn vùng nguy hiểm), rào chắn bảo vệ công trường hiệu quả, kiểm soát an ninh an toàn trong-ngoài công trường hiệu quả.

– Doãn Hiệu (thảo luận) 15:00, ngày 5 tháng 3 năm 2023 (UTC)[trả lời]

@Doãn Hiệu Nguồn nào hợp lý cứ thêm và bổ sung vào bài viết đi nhé, lâu lâu mình sẽ vào check rồi chỉnh sửa lại format nó. –  𝓚𝓱𝓪𝓷𝓰 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 15:04, ngày 5 tháng 3 năm 2023 (UTC)[trả lời]