Thảo luận Bản mẫu:Chiến Quốc
Thêm đề tàiGiao diện
Bình luận mới nhất: 15 năm trước bởi Trungda trong đề tài Phiên âm
Phiên âm
[sửa mã nguồn]Nước Trâu/Chu tiếng Trung là 鄒 (Trâu)/邾 (Chu) hay 邾婁 (Chu Lâu). Từ 邾 này chỉ có một phiên âm Hán-Việt duy nhất là Chu mà không có cách phiên âm thành Châu. Meotrangden (thảo luận) 10:43, ngày 5 tháng 1 năm 2009 (UTC)
- Tôi không thạo chữ Hán. Chữ Châu là tôi đọc trong Đông Chu Liệt Quốc, có thể cách phiên âm này chưa thật chuẩn. Còn trong Sử ký do Phan Ngọc dịch thì phiên là Trâu. Vậy ta nên gọi bằng 1 chữ Trâu duy nhất để khỏi lẫn với nhà Chu, đồng thời còn tránh khỏi lẫn với các phần đất của nhà Đông Chu bé nhỏ giai đoạn cuối còn chia đất làm Tây Chu (quân) và Đông Chu (quân) nữa. Thứ nữa, cái nước Trâu này cũng bé (và hơi bị ... khó viết vì khó tìm tư liệu), ít có sự kiện gì và cũng ảnh hưởng đến cục diện chung, để nó tồn tại tới 2 phương án tên gọi trong 1 tiêu bản xem ra thành rườm rà. Xin bỏ âm Chu và dấu hoặc "/" này.--Trungda (thảo luận) 14:50, ngày 5 tháng 1 năm 2009 (UTC)
- Chữ 邾 âm chuẩn là Chu (trong Chu Nguyên Chương, Chu Đức, Chu Bá Định), còn 周 âm chuẩn là Châu (trong Châu Công Đán, Châu Nhuận Phát, Châu Lập Thể). Thiết nghĩ, hai cái hạng người không đọc nổi Hán văn và bài Hán văn cực đoan thì không có tư cách bàn về Hán tự.