Thảo luận Cổng thông tin:Nhật Bản/Bạn có biết

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Dành cho alternate[sửa mã nguồn]

...một cuộc trưng cầu dân ý cho bản sửa đổi Hiến pháp Nhật Bản có thể được tổ chức sớm nhất vào năm 2010 và cần một sự chuẩn thuận đa số Hạ viện và Thượng viện đề thông qua...?

Trang chính của Chủ đề:Nhật Bản/Bạn có biết có dòng "..hiện tại Nhật là quốc gia duy nhất trên thế giới mà hoàng đế là người đứng đầu quốc gia?". Tôi không tin.--Bình Giang (thảo luận) 07:41, ngày 18 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi đưa ý đó ra khỏi bài vì lý do:
  1. Trong bài viết Nhật hoàng không hề có ý nào đề cập đến chuyện này.
  2. Nếu có đi chăng nữa, nó cần một nguồn dẫn xác thực, những điều dạng như duy nhất, số một sẽ khiến nhiều người nghi ngờ, do đó mà nó cần một cái gì đó để chứng minh.
Nếu người đưa bài viết lên vẫn chưa hiểu thế nào là mục từ Bạn có biết, bạn có thể lật ra ngay Trang Chính để thấy dòng Lấy từ những bài viết mới của Wikipedia hoặc vào Wikipedia:Bạn có biết để thấy tiêu chí chính thức mà cộng đồng đang thực hiện. Tân (trả lời) 10:01, ngày 18 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Dùng từ khiếm nhã công kích cá nhân[sửa mã nguồn]

Có một số thành viên rất thích việc này trên vi.wiki và đây là một trong các trường hợp cá biệt đó. Nhận định "..hiện tại Nhật là quốc gia duy nhất trên thế giới mà hoàng đế là người đứng đầu quốc gia?" có vẻ như được lấy từ bài Chính trị Nhật Bản hay một nguồn nào đó khác. Và mặc dầu có người nói rằng như vậy là nói dóc nhưng cũng không dám đưa ra nhận định nào phi cảm tính một chút, mà chỉ buông tuột một câu tôi không tin, mà làm vậy là nói dóc hai lần (double liar guy).Tojo'Kami (thảo luận) 08:31, ngày 18 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Cũng có thể khiếm nhã như Tojo'Kami nhận xét nhưng cũng có thể không, vì chưa chắc đã là một sự cố ý. "Quốc gia" là một từ quen dùng nhưng khái niệm của nó cũng chẳng phải dễ dàng gì. Thứ nhất, có thể mỗi người hiểu mỗi khác về cái từ này vì có thể nó bao hàm cả nội dung tinh thần lẫn vật chất về lãnh thổ, con người, dân số, dân tộc, các mối liên kết về văn hóa, sự chia sẻ về các giá trị, quyền lợi, sự gắn kết về tương lai ở một tầm quy mô bao trùm một hoặc nhiều nhóm cộng đồng có tính chất chung về nhiều mặt hoặc một mặt nào đó. Hiểu thế nào là một người đứng đầu quốc gia? Nếu nói đứng đầu nhà nước Hoa Kỳ thì thật là dễ biết nhưng đứng đầu quốc gia Hoa Kỳ là ai? Thứ hai, về mặt tín ngưỡng rất khó bàn luận mà không bị trách là khiếm nhã hoặc công kích cho dù lắm khi chẳng cố ý. Chỉ vì một vài bức biếm họa mà đã có máu chảy, sự cố ngoại giao giữa vài nước. Cũng chỉ câu loài người có nguồn gốc từ loài khỉ mà có lắm rắc rối về sự báng bổ Đức Chúa trời về quyền năm trong 7 ngày tạo ra vạn vật. Nhật hoàng cũng thế, đó là một vị được dân Nhật tôn kính về dòng tộc và do thần quyền tạo ra, đối với nhiều người Nhật thì " Nhật hoàng là người đứng đầu quốc gia". Bàn về sự tôn kính đó với một người Việt với nhau e là chẳng sao, nhưng đây không là wiki của người Việt, tất nhiên bị phê là khiếm nhã và công kích cá nhân. Nói lan man chuyện linh tinh. Nước Nhật hiện đại có hàng trăm cái bệnh viện Từ Dũ, hàng ngàn bác sỹ chuyên việc cấy tinh trùng tạo ra con trai vậy mà việc Nhật Hoàng không có con trai vẫn làm cả nước quan tâm và Quốc hội Nhật thà sửa đổi Hiến pháp cho con gái lên ngôi Nhật hoàng chứ chẳng chịu cho vua vô khám ở Từ Dũ.Bánh Ướt (thảo luận) 09:14, ngày 18 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Lẽ ra Tojo nên nhờ thành viên viết chính của bài giải thích tường tận cho người quan tâm, hay ít nhất cũng nên chú thích rõ ràng một chút. Tranh cãi trực tiếp không khéo sẽ gây hiểu lầm cũng không hay.Tojo'Kami (thảo luận) 09:29, ngày 18 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Không sao. Nếu nói "Nguyễn Minh Triết là người đứng đầu quốc gia Việt Nam hiện nay" thì cũng sẽ có lắm người không tin.Bánh Ướt (thảo luận) 09:43, ngày 18 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Gây tranh cãi là chữ duy nhất, không phải chữ đứng đầu hay quốc gia. Bánh Ướt đừng tìm cách lái chủ đề theo hướng khác. RBD (thảo luận) 15:44, ngày 18 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nhiều người tham gia quá, không biết đây có phải là điều tốt lành cho chủ đề này hay không, dù sao mình không phải là người viết bài đó nên chỉ có thể nhờ người khác giúp và...chờ.Tojo'Kami (thảo luận) 16:05, ngày 18 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Mỗi người đều có thể hiểu một cách khác nhau, nếu vấn đề cần tranh cãi nằm ở từ "duy nhất" thì RBD có thể xem trong số các quốc gia có chế độ quân chủ, quân chủ lập hiến có vua là người đứng đầu quốc gia và kết luận thông tin trên là sai. Sai chứ không phải là "không tin". Đừng khẳng định cách hiểu của mình là đúng và cách hiểu của người khác là " tìm cách lái chủ đề theo hướng khác" vì điều đó sẽ được hiểu là một lời công kích cá nhân.Bánh Ướt (thảo luận) 01:38, ngày 19 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Sợ quá! RBD (thảo luận) 02:02, ngày 19 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Tiểu mục này là "Dùng từ khiếm nhã công kích cá nhân" chứ không là "dùng từ khiếm nhã công kích quốc gia", vậy Tojo'Kami người lập ra tiểu mục này nghĩ là Bình Giang công kích ai khi viết "tôi không tin" và vấn đề tranh cãi là "quốc gia duy nhất" hay là "người đứng đầu"?Bánh Ướt (thảo luận) 01:47, ngày 19 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]
  • User:Bình Giang đang không online nên chưa trả lời thẳng cho Bánh Ướt anh ta không tin cái gì, nhưng Bánh Ướt nghĩ anh ta không tin chữ "người đứng đầu", tôi lại cho rằng Bánh Ướt đánh giá quá thấp Bình Giang.
  • Tại vi.wiki luôn có tiền lệ, người chủ động thực hiện có trách nhiệm trả lời thắc mắc với các thành viên khác, tại đây, Tojo'Kami mang ý đó vào "cái gọi là "bạn có biết"", thì tại sao Bình Giang lại không được hỏi. Nếu Bánh Ướt đi bảo vệ luận văn, Bánh Ướt bảo giám khảo "tự đi mà tìm hiểu nhé, chưa gì đã hỏi rồi", thì a-lê, để xem mấy điểm. Tân (trả lời) 02:21, ngày 19 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Thảo luận này sẽ đi về đâu? Tôi không là người mà Bình Giang phải trả lời cái sự "không tin" của Bình Giang. Hãy đọc lại các thảo luận của tôi thì rõ. Người Bình Giang nên trả lời là Tojo'Kami. Lập luận "bảo vệ luận văn" cần nói với "ai đó" chứ không phải tôi, chẳng hạn Tojo'Kami. Nhận định "Bánh Ướt nghĩ anh ta không tin chữ "người đứng đầu", tôi lại cho rằng Bánh Ướt đánh giá quá thấp Bình Giang." của Tân có thể đúng mà cũng có thể sai. Mỗi người đều có quyền nói lên nhận định của mình và tìm cách thuyết phục người khác là nó hợp lý ở chừng mực vừa phải. Tôi tôn trọng nhận định đó của Tân song không muốn bàn thêm về nó vì có thể biến việc đó thành trọng tâm của cuộc thảo luận và ... không ích gì cho việc cải thiện bài cũng như giúp cho các thành viên thông hiểu lẫn nhau. Xin dừng việc "Bình Giang không tin cái gì" lại tại đây.Bánh Ướt (thảo luận) 04:26, ngày 19 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Hoàng đế Nhật là người đứng đầu quốc gia duy nhất trên thế giới do:

Từ xưa đến nay Hoàng đế phải là danh xưng cho người đứng đầu một đế chế, Nhật Bản quả thực đã từng sở hữu một đế chế nhưng sau 1945 nước này thua trận và mất hết các thuộc địa, và như vậy, trong khi không còn đế chế nhưng danh xưng hoàng đế thì vẫn hiện hữu (từ 1889-1946 Đế chế Nhật Bản - Empire of Japan là tên chính thức của đất nước này, khi đất nước chuyển sang thời kì chiếm đóng, quốc hội Nhật bỏ phiếu rút tên lại còn Nhật Bản quốc Nihon hay Nippon).

Vào năm 1979 thế giới có 3 hoàng đế cai trị/đứng đầu đất nước (sở hữu ngai vàng và được thần dân công nhận) là Nhật Bản, Iran và Đế chế Trung Phi (mà sau này là Cộng hòa Trung Phi) thế nhưng chỉ có nước Nhật là giữ được ngôi vị hoàng đế cho nước họ trong khi hai nước còn lại thì bị lật đổ (cũng ngay năm 1979).

Việt Nam trước đây cũng có danh xưng hoàng đế nhưng đó chỉ mang tính chất ngoại giao (Hoàng đế Quang Trung chẳng hạn, tất nhiên trước đó cũng có nhiều vua Việt lấy danh xưng hoàng đế) do tình hình bên trong và ngoài nước khi đó cần một nhà lãnh đạo khả dĩ để kêu gọi sự đoàn kết dân chúng để đánh đuổi ngoại xâm. Sau này bị Nhật chiếm đóng cũng có hoàng đế Bảo Đại nhưng cũng chỉ kéo dài đến 1945 khi quân đội Nhật đầu hàng và Việt minh tiến lên đoạt chính quyền.

Bàn thêm: Hoàng đế Nhật Bản rất khác với Hoàng đế các nước Trung hoa, Mông Cổ hay Đế quốc La Mã phương Đông (Byzantine Empire) ở chỗ rất ít khi nắm thực quyền chính trị hay trực tiếp chỉ huy các trận chiến trên chiến trường mà thay vào đó chỉ giữ vai trò làm biểu tượng quốc gia và đoàn kết dân tộc (như trong bản Hiến pháp 1947 đã ghi rõ).

"Vua" Nhật ("king of Japan"-hàm ý shogun) thì chỉ được nhắc đến trong bức thư Đô đốc hải quân Hoa Kỳ Matthew Perry (1853) chuyển từ Tổng thống Hoa Kỳ lúc đó đến Nhật cho Shogun Tokugawa Ieyoshi mà sau này các nước phương Tây gọi là Tycoon-Tướng quân (lúc đó đang nắm thực quyền ở Edo - Tokyo ngày nay, trong khi hoàng đế thì còn đóng đô ở Kyoto).

Best regards.Hanzo2050 (thảo luận) 14:31, ngày 19 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đúng như Bình Giang nói ở dưới, các cách gọi các vị quân vương khác nhau tùy thuộc vào mỗi quốc gia, không cứ phải hoàng đế (emperor) là lớn hơn vua (king) hay quốc vương hồi giáo (sultan) vì có bao giờ họ tồn tại trong 1 nước để mà so cao thấp. Vả lại, nói về mức độ tôn sùng đức vua, thì Thái Lan không hề kém Nhật Bản trong chuyện này. Do đó tôi thấy xét về chữ "hoàng đế" hay chữ "duy nhất" đều không có tính thuyết phục. Tân (trả lời) 01:03, ngày 20 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tạ lỗi[sửa mã nguồn]

Tôi xin lỗi tất cả các bạn đặc biệt là các bạn đã viết các chữ: "..hiện tại Nhật là quốc gia duy nhất trên thế giới mà hoàng đế là người đứng đầu quốc gia?" ở trang Chủ đề:Nhật Bản/Bạn có biết. Cách nhận xét của tôi ở trên đúng là khiếm nhã. Lẽ ra tôi phải dùng Cần chú thích thay vì dùng Nói dóc và đặt tiêu bản {{Cần chú thích}} vào sau các chữ duy nhất trong câu được trích trên thay vì viết rằng tôi không tin. Tôi không có ý nghi ngờ Nhật hoàng là người đứng đầu nước Nhật như một số bạn nghĩ. Thảo luận của Hanzo2050 cho thấy nước Nhật đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai thì không còn là đế quốc nữa. Nhật hoàng hiện nay dù có được gọi là hoàng đế (theo nghĩa mà Hanzo2050 viết) cũng chỉ là do thói quen của các nước phương Tây gọi các Nhật hoàng là emperor. Nhân tiện, Bhumibol Adulyadej xưng là đại đế và được gọi như vậy ở Thái Lan. Thiên hoàng, đại đế, quốc vương, quân vương,... cũng chỉ là gọi theo thói quen về một ông đứng đầu chế độ quân chủ thôi mà cũng như quốc trưởng, tổng thống, chủ tịch nước vậy. Một lần nữa xin lỗi các bạn.--Bình Giang (thảo luận) 14:53, ngày 19 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Cảm ơn Bình Giang vì lời tạ lỗi trên, nó làm không khí cuộc thảo luận trở nên lịch sự và hòa nhã. Vì nhầm lẫn trong việc dùng từ của bạn mà tôi và có lẽ nhiều người khác cũng nhầm lẫn theo. Song mời bạn đọc bài Quốc gia cũng như thảo luận của nó để thấy rằng thành viên Nghilevuong đã than phiền thế nào về nghĩa của hai từ "quốc gia". Tôi nghĩ "người đứng đầu quốc gia" là khó có vì quốc gia còn mang nghĩa tinh thần vì vậy tôi theo từ điển [1] dùng theo nghĩa hẹp "quốc gia =nhà nước" và thay "người đứng đầu quốc gia = nguyên thủ quốc gia" vào bài Chính trị Nhật Bản trong câu cần chú thích."... hiện tại Nhật là quốc gia duy nhất trên thế giới mà hoàng đế là người đứng đầu quốc gia?" Bánh Ướt (thảo luận) 02:28, ngày 20 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]