Thảo luận Thành viên:Hai Dang Quang

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hoan nghênh[sửa mã nguồn]

Xin chào Hai Dang Quang, và hoan nghênh bạn đã tham gia vào Wikipedia tiếng Việt! Sau đây là một số liên kết có ích cho bạn:

Bạn nên tham khảo, và xem qua một số bài đã có để biết cách tạo một mục từ hợp lệ. Dù là viết bài mới hay đóng góp vào những bài đã có, rất mong bạn lưu ý về quyền tác giả. Khi thảo luận, bạn nhớ ký tên bằng cách dùng 4 dấu ngã (~~~~). Trong quá trình sử dụng, nếu bạn cần thêm trợ giúp, mời vào bàn giúp đỡ.

Mời bạn tự giới thiệu về bản thân trên trang thành viên của mình tại Thành viên:Hai Dang Quang. Trang này dành cho thông tin và tiện ích cá nhân trong quá trình làm việc với Wikipedia.

Đặc biệt: Để thử sửa đổi, định dạng... mời bạn vào Wikipedia:Chỗ thử, xin đừng thử vào bài có sẵn. Nếu không có sẵn bộ gõ tiếng Việt (Unikey hoặc Vietkey...) bạn dùng chức năng gõ tiếng Việt ở cột bên trái màn hình.

Mong bạn đóng góp nhiều vào dự án. Xin cám ơn.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 08:36, ngày 19 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Wikipedia commons[sửa mã nguồn]

All the photos in the Wikipedia commons are available for all Wikipedias. However, all pictures at the commons must have a free license. You can tell whether a picture is available at the commons when you see the message "This picture is available at the commons...". At the moment if a picture is not uploaded there you'd have to download it into your computer and upload it here, or there with a suitable license. Nguyễn Hữu Dng 00:25, ngày 6 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Thuật ngữ toán học Anh Việt[sửa mã nguồn]

Chào bạn,

Rất vui có bạn tham gia phần toán học. Hình như bạn phàn nàn là có những chữ không tìm thấy định nghĩa tiếng Việt ở đâu. Mời bạn xem thử wikt:Thuật ngữ toán học Anh-Việt có chứa một số thuật ngữ toán học tiếng Anh đã tạm dịch ra tiếng Việt. Chúng ta sẽ tiếp tục hoàn thiện mục từ đó để phục vụ việc dịch thuật của bạn. Có thuật ngữ gì bạn chưa rõ, bạn có thể trao đổi với mọi người ở đây (ví dụ, viết vào trang thảo luận này).

Mong được tiếp tục hợp tác.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 17:30, ngày 6 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Định dạng ngày tháng[sửa mã nguồn]

Khi bạn viết ngày tháng tại đây, xin bạn hãy dùng định dạng [[x tháng y]] (x và y là chữ số) vì chúng ta đã có sẵn những bài từ 1 tháng 1 đến 31 tháng 12. Cảm ơn. Nguyễn Hữu Dng 15:23, ngày 7 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tiêu chuẩn hóa từ vựng trong kỹ thuật điện toán[sửa mã nguồn]

Tôi không ở Việt Nam nên không có điều kiện được tiếp xúc với các từ điển tin học đã xuất bản, song tôi rất mong một sự hỗ trợ (lớn) về các thuật ngữ tin học, hầu cho việc phiên dịch được thống nhất và cho dù ai phiên dịch một bài nào đó đi chăng nữa, các từ dùng cũng tương tự, đặc biệt việc này có tác động đến các liên kết URL trong nội dung của bài. Nếu không làm ngay, mà đợi đến khi số bài trở nên quá lớn, nó sẽ gây cho việc sửa đổi trở nên khó khăn vô cùng, và rất tốn công sức. Rất mong được sự góp ý của các bạn, đặc biệt là những người có trách nhiệm. You can post your answers in either language, English or Vietnamese. I can read them both.

Mong muốn của bạn cũng là mong muốn của nhiều người:). Tôi nghĩ là có các từ điển về lĩnh vực này; tuy nhiên có thể là hơi khó khăn để tiếp cận với chúng, nếu không ở Việt Nam. Ngoài ra có thể vẫn còn những từ mà các từ điển này chưa dịch, hoặc dịch nhưng rất ít người dùng cách dịch của họ. Với dự án dịch các phần mềm mã nguồn mở, có nỗ lực bàn luận thống nhất cách dịch các thuật ngữ tại: http://groups.google.com/group/vi-VN. Kết quả đã thống nhất của các bàn luận này đều được đưa vào wikt:. Hiện tại, nếu mỗi khi bạn dịch có gặp trở ngại, không chắc chắn về cách dịch của mình; bạn có thể đặt câu hỏi cụ thể tại Wikipedia:Bàn tham khảo. Nếu bạn muốn cùng tham gia bàn luận thống nhất cách dịch, để thúc đẩy việc này nhanh hoàn thành, trước khi quá muộn như bạn nói, mời bạn cùng tôi đóng góp các mục từ tại wikt: hay vào nhóm thư Google nêu trên. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 07:04, ngày 10 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]
You are openly welcomed:) If you need help, just ask. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 15:57, ngày 10 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Bạn xem tôi đã sửa như này [1]. Bạn có thể đọc thêm hướng dẫn ở Trợ giúp:Cước chú. Hy vọng là giúp đỡ này có ích.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 08:17, ngày 11 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Physical layer[sửa mã nguồn]

Chào bạn, "Physical layer" đúng là vẫn được dịch là "tầng vật lý" đấy, không phải "vật thể" đâu.

Tôi cũng từng có ý định dịch những bài này, nhưng ngại quá nên lại thôi. Tôi rất phục nhiệt tình đóng góp của bạn.

Mong tiếp tục được cộng tác. Thân mến. --Tmct 11:57, ngày 12 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

orient VS route[sửa mã nguồn]

Gốc từ "orient" trước nay thường được dịch là "định hướng"(với nghĩa trừu tượng hơn); còn gốc chữ "route" đựoc dịch là "định tuyến". Dĩ nhiên không phải "cố chấp" chữ nào cũng dịch "chết" như vậy nhưng cùng cần có lý do đúng để dùng chữ mà tránh được các nhầm lẫn của người đọc trong nước. Đề nghị anh vào chỗ này Thảo luận:Tầng mạng để cho thêm ý kiến.

Tên bài RFC[sửa mã nguồn]

Chúng ta thảo luận nhé.

Theo tôi biết, nếu nói về "Đề nghị duyệt thảo và bình luận" thì ở Việt Nam không ai hiểu gì, tôi cũng không hiểu gì, mặc dù khá là quen với RFC. Nếu có ai đó dịch "Request for comments" ra tiếng Việt thì khả năng lớn người ta sẽ dịch ra rất nhiều kiểu không thống nhất. Chuyện tương tự cũng áp dụng đối với các thuật ngữ như DES, TCP, IP, OSI.... Khi nói chuyện với nhau, và trong tài liệu, chúng tôi chỉ toàn dùng các từ viết tắt trên mà không dịch.

Tên bài cần tiện cho việc tra cứu và liên kết từ các bài khác (mà rất có thể do người khác viết). Do đó tên bài nên là cái tên nào mà nhiều người biết nhất. Vậy tôi đề nghị đổi tên bài "Đề nghị duyệt thảo và bình luận (RFC)" thành RFC (bạn yên tâm không cần mở ngoặc, vì hiện giờ chưa có bài nào tên có tên RFC). Ngoài ra, ta vẫn có thể tại các trang đổi hướng từ "Đề nghị duyệt thảo và bình luận" hay "Yêu cầu bình luận" hay "Đề nghị bình luận" sang "RFC" để các liên kết có tên tương ứng vẫn hoạt động bình thường.

Ngoài ra, mời bạn tham gia thảo luận về việc đổi tên của bài Kết nối các hệ thống mở. Thú thực, tôi quen với OSI nhưng cái tên tiếng Việt kia thì phải tra lại mới tìm thấy vì không dùng bao giờ nên không nhớ.

Thân mến. Tmct 21:26, ngày 14 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

PS. Tôi không bao giờ dám dịch từ nào mà không hiểu khái niệm đâu. Tôi cũng thường cố gắng dùng các thuật ngữ đã có nhiều người dùng (để người khác khi đọc còn hiểu được). Bạn có thể yên tâm về các sửa đổi của tôi.

PSS. Bạn có thể dùng 4 dấu ngã ~~~~ để ký sau phần thảo luận của mình, các ngày giờ sẽ được điền tự động sau khi bạn bấm nút "Lưu trang".

--Hai Dang Quang 04:27, ngày 15 tháng 6 năm 2006 (UTC) Thú thật tôi cũng không đồng ý, và nhiều lúc chỉ muốn giữ các từ lại như trong tiếng Anh, vì tôi hiểu nó là cái gì. Nếu độ sau đây một tuần, mà bạn hỏi tôi "Đề nghị duyệt thảo và bình luận" nó là cái gì thì có lẽ tôi cũng chỉ biết hỏi lại "Là cái gì thế?". Vì tôi không ở Việt Nam nên tôi không biết mức độ quen thuộc về các từ Anh của người Việt đến đâu. Lại nữa, khi dịch sang tiếng Việt, tôi cũng không muốn đánh đố người đọc. Những quan niệm khoa học lại càng cố gắng phải giữ ở mức độ bình thường mà người đọc hiểu được. Cho nên tôi càng cố gắng giữ cho tiếng Việt dịch của mình "thông tục" hơn là "bóng bảy". Muốn làm được như vậy, nhiều khi tôi phải đọc thêm về quan niệm hay lịch sử của từ, hoặc của bài liên quan đến từ đang dùng, hòng giúp mình móc nối được quan niệm ấy và thông báo lại cho người đọc. Đương nhiên cố gắng của mình cũng chỉ có hạn, vì kiến thức cớ hạn. Tôi sẵn sàng để các tên, hoặc danh từ riêng ở nguyên tiếng Anh, nhưng nếu bài dịch của tôi đưa cho những người không biết tiếng Anh thì chắc họ sẽ ngớ người ra. Như vậy việc làm của tôi còn có ích cho người đọc nữa hay không? Giá như tôi có một từ điển hoàn chỉnh trong tiếng Việt thì hay biết mấy, vì ít ra tôi cũng được biết rằng người Việt có cùng chung một bản đối chiếu từ như tôi. Nhưng đối chiếu trên từ điển hiện có thì quá nghèo nàn, đặc biệt là những từ về công nghệ điện toán. Những cái tôi có như Lạc Việt, hoặc một vài địa chỉ tra cứu từ điển Anh Việt trên mạng cũng vô cùng là giới hạn, đồng thời những gì mình có ở đây cũng vậy. Lắm lúc không biết quay đường nào cho phải. Vì học trong ngành điện toán nên tôi biết một số những từ của ngành, song vì không phải học nó ở trường Việt Nam nên chẳng biết tiếng Việt là gì. Đây là lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với tiếng Việt trong ngành điện toán của mình. Còn bỡ ngỡ và phải học hỏi nhiều lắm. Đôi lúc tôi có viết những dòng nhắc nhở với mọi người trước khi sửa bài cũng là vì tôi muốn đảm bảo chất lượng của bản dịch, giữ cho những lời dịch đúng nghĩa của nó trong tiếng Anh, và không sai quan niệm. Tôi rất mong các bạn không phật lòng vì chúng ta cùng có chung một mục đích. Có lẽ trước khi dịch một quan niệm nào, chúng ta nên đặt một địa điểm để bình bầu xem từ ấy có nên dịch hay không, hay nên để nguyên gốc tiếng Anh. Không biết có nên không? Tôi e rằng chúng ta sẽ gây trì trệ và tạo việc dịch trở nên một việc làm nặng nề vô cùng. Tốt nhất, như tôi vẫn làm, là để cả hai phần, tiếng Việt và tiếng Anh - câu tiếng Anh trong ngoặc - để ít ra khi người ta lùng tìm quan niệm, người ta có thể dùng cả hai chữ, và tìm được bài có chữ đó, như tôi vẫn làm khi lùng kiếm một chữ mà mình chưa biết tiếng Việt phải dịch là như thế nào. Như vậy, theo tôi nên để nguyên tên bài như đã dịch, cùng cả với chữ RFC để người dùng có thể tìm được cả hai. Bạn thấy thế nào?[trả lời]
Tôi muốn hỏi bạn chữ "flow control" tại sao lại dịch là "điều khiển". Nguyên nhân chính dùng "flow control" là để khống chế số lượng dữ liệu được truyền sang máy mình, hòng cho máy không bị "overflown", "điều khiển" bao hàm nghĩa "rẽ trái, rẽ phải, tiến lùi" trong khi tôi chỉ muốn "khống chế số lượng dữ liệu đến mà thôi. Dùng chữ điều khiển sẽ làm cho nghĩa của chữ tiếng Anh lu mờ đi trong tiếng Việt rất nhiều. Tại sao tôi đã sửa lại rồi bạn lại cố tình sửa lại theo bài của bạn?
Xin lỗi xía vào: "flow control" thực sự không hẳn là khống chế đâu. Nghĩa chữ điều khiển mà bạn hiểu là hơi hẹp đấy. Điều khiển dòng hay điều khiển luồng (về dung lượng số lượng) của dữ liệu tức là giữ cho nó vận chuyển với dung lượng hợp lý; thiết nghĩ không có gì sai trong nghĩa Hán Việt. Chữ "khống chế" thì cũng đúng nhưng về nghĩa hơi nặng nề. LĐ
Tại sao bạn sửa bạn sửa lời dịch của tôi "digital data representations" = "hình thức của dữ liệu số" sang "biểu diễn của dữ liệu số"? Tôi đã lùng tìm chữ "biểu diễn" trong từ điển Việt Anh và chỉ thấy từ Anh nói rằng "to peform, to execute, to parade". Trong khi thực chất của việc tôi đang làm là chuyển hóa dữ liệu từ một dạng này, sang một dạng khác, hay biến đổi hình dạng của nó thôi không? Tôi không tin ai là người Việt ở Việt Nam biết nghĩa của chữ "representation". Tại sao bạn cố tình dịch sai nghĩa của từ đi? Bạn đã xem bản tiếng Anh trước khi sửa bản dịch tiếng Việt chưa?
xin nhắc trước: Tôi không là người sửa bài của anh. Nhưng theo tôi representation có thể dịch là "biểu thị".
Nếu anh dùng từ điển Việt Anh mà tra thì có thể bị trật nghĩa! Tôi lại không tin là "representation" nên được dịch thành "chuyển hóa"!
--Hai Dang Quang 12:27, ngày 15 tháng 6 năm 2006 (UTC)Có thể tôi đòi hỏi từ điển làm việc nhiều hơn hiện nay, nhưng tôi cần có một sự đối chiếu 2 chiều, V-A và A-V.[trả lời]
--Hai Dang Quang 12:27, ngày 15 tháng 6 năm 2006 (UTC)Cả câu nguyên là "chuyển hoá hình thức của dữ liệu số". Tôi tán thành dùng chữ "biểu thị" nhưng tôi không thấy sự khác nhau giữa "chuyển hóa hình thức" và "chuyển hóa biểu thị", vì cả hai đều cùng nói đến "a transformation on the presentation" or "a change in the representation".[trả lời]
Đây là định nghĩa Anh-Anh (cho khỏi cãi nhau)
define of data representation :
  • the form in which data is stored in a particular operating environment. Different operating environments use different standards or conventions for storing floating-point numbers (for example, IEEE or IBM 390); for character encoding (ASCII or EBCDIC); for the ordering of bytes in memory (big Endian or little Endian); for word alignment (4-byte boundaries or 8-byte boundaries); and for data-type length (16-bit, 32-bit, or 64-bit).

support.sas.com/rnd/migration/resources/glossary.html

  • a variety of forms used to describe the terrain surface itself, the features placed on the terrain, the dynamic objects with special 3-D model attributes and characteristics, the atmospheric and oceanographic features, and many other forms of data.

www.sedris.org/glossary.htm

như vậy theo cả hai định nghĩa này đều là dạng biểu thị hay sự định dạng của dữ liệu. Như vậy nếu anh không muốn dùng "biểu thị" thì chỉ nên dịch là "định dạng dữ liệu số" chứ không thể dùng từ nào khác. (nếu anh bạn cần thêm định nghĩa tổng quát của chữ representation thì tôi có thể giúp đưa vào chừng 10 cái toàn là Anh-Anh xem có cái nào đúng như anh nghĩ hay không) -- tôi chỉ là một người được học làm chuyên nghiệp trong ngành nhiều năm trong đó học Fortran 77 trên máy IBM 365 tại sai gon và sau này định cư ở Hoa kì cũng với cái nghiêp điện toán mãi đến nay.
Đ/v các từ có "acronym" thì tốt nhất theo tôi là dùng dạng này vì sẽ dể hiểu hơn (nhưng dĩ nhiên cũng cần dịch ra Việt ngữ xem nó là cái chi! Chúc vui vẻ LĐ
Cảm ơn bạn đã chỉ cho tôi cách ký tên. --Hai Dang Quang 04:27, ngày 15 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]
--Hai Dang Quang 06:13, ngày 15 tháng 6 năm 2006 (UTC)Tmct, you have an excellent command of Vietnamese, and I really do hope you would have the same in English. Please watchout when you do the corrections for translations, as you do need to understand the language you're dealing with before jumping in. I've read some of your corrections and I've noticed that you're trying very hard to mirror English to Vietnamese, to the point that you're missing the meaning of the sentence, for instance:[trả lời]
"Another big application is in live TV programs, where streams of audio and video need to be seamlessly merged from one to the other so that we do not have half a second of blank airtime, or half a second when we transmit two pictures simultaneously." Session Layer
where your translation of
"Một ứng dụng lớn khác nữa là trong các chương trình truyền hình trực tiếp, trong đó các dòng âm thanh và hình ảnh, phải được hòa nhập với nhau một cách liền mạch, sao cho ta không có đến một nửa giây không phát hình hay nửa giây trùng hình."
has completedly missed read the meaning of the last phrase.
"when we transmit two pictures simultaneously"
doesn't mean "nửa giây trùng hình". It means "mất nửa giây khi hai bộ phim được phát cùng một lúc" because more resources was required.
Tôi đồng ý dịch chữ "trùng hình" là không đúng, nhưng phải là "hai hình ảnh cùng lúc" cũng không phải "hai bộ phim" LĐ
--Hai Dang Quang 12:27, ngày 15 tháng 6 năm 2006 (UTC)Tôi cũng không rõ chủ ý của người viết bản tiếng Anh nói về "pictures" như là bột phim hay "hình ảnh", - you could say "go to see pictures" -- nhưng ngữ cảnh đang nói về sự chênh lệnh xảy ra trong khi truyền audio và video, nên tôi cho rằng nó ám chỉ đến "transmitting two streams of video simultaneously". I could be wrong here but I don't see where the half of a second missing, or blank time, between two pictures (hai hình ảnh) goes, unless they are superimposed ontop of one another, which is nonsense since the movie has already been made, before it is transmitted, and the job of superimposing pictures is done at the editing time. The only way it means here is that of a situation where two viewers are requesting the same movies, or different movies, so two streams are needed, and you don't want to have the lipsync problem happens to either of them. Given the fact that the author of the English article knows what he/she is talking about. Thank you for your comments. I appreciate it and good luck to you too.--Hai Dang Quang 12:27, ngày 15 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Bạn để ý đây là "live TV program", nghĩa là có thể lấy ví dụ 1 trận bóng đá được phát trực tiếp. Khi đó, các hình ảnh được truyền đến TV là kết hợp/chọn từ hình ảnh thu được từ nhiều máy quay trên sân. Những máy này liên tục quay và truyền hình ảnh về trung tâm. Còn ở trung tâm là nơi người ta quyết định xem nên phát hình ảnh thu được từ một máy quay nào, hoặc trộn/ghép hình thu được từ hai/ba máy quay hoặc nguồn play-back nào. Vậy nên tôi nghĩa dịch thẳng "picture"-"hình ảnh" là hoàn toàn chính xác. (Tmct 13:22, ngày 15 tháng 6 năm 2006 (UTC))[trả lời]
--Hai Dang Quang 20:12, ngày 15 tháng 6 năm 2006 (UTC)Bạn nói đúng, đây là đang nói về "Live TV", nhưng nếu ở live TV, dùng network để trộn hình thì quả là "hơi khó tin" một chút. Dầu sao, nếu bạn muốn dịch là "hình ảnh" cũng được. Whatever you say, it still means two streams of data at the lower level.[trả lời]
Về tên bài RFC, tôi không thấy tên bài nào lại có cả song ngữ của cùng một nghĩa. Cách tra cứu và liên kết của Wiki cũng không giống Google. Để cho thống nhất với cách đặc tên sẵn có, tôi vẫn đề nghị đổi là RFC. Ngoài ra tôi sẽ làm các trang đổi hướng tiếng Việt để bạn tra hay làm link Đề nghị gì gì đó.... thì vẫn thấy. Tôi sẽ đổi thử luôn để bạn thấy. Nếu bạn thấy rất không hài lòng, và có thêm một số thành viên khác ủng hộ bạn (theo nguyên tắc đồng thuận của wiki), thì ta sẽ đổi lại sau. Lần này tôi mạn phép đổi luôn mà chưa có bạn đồng thuận là vì bạn mới vào, chắc có thể chưa quen với tiện lợi của các trang đổi hướng. (Tmct 13:22, ngày 15 tháng 6 năm 2006 (UTC))[trả lời]

trả lời của Tmct[sửa mã nguồn]

(mục này dài quá nên làm mục con cho dễ nhìn) Ok, trước khi tôi trả lời các thắc mắc của bạn, tôi tự "khoe khoang" tí để bạn yên tâm đã nhé. Về mặt thuật ngữ tiếng Việt, ở Việt Nam, tôi là người trong ngành Tin học và tiếp xúc khá nhiều với tài liệu tiếng Việt cũng như những người trong ngành khác, nên nhiều trường hợp, tôi biết cách dịch nào đã có nhiều người dùng và các kiểu thuật ngữ nào hay được dùng trong giáo trình Tin học tiếng Việt. Đó là lý do tại sao tôi sửa "data representation" thành "biểu diễn dữ liệu", hay vì sao "khống chế", "kiểm soát" và "điều khiển" về cơ bản là đại khái như nhau, nhưng tôi lại chọn "điều khiển". Tôi không hề có ý bắt bẻ bạn về mặt tiếng Việt, nhưng vì mục đích của chúng ta là dịch để *nhiều người khác* hiểu chứ không phải để chúng ta tự hiểu với nhau, nên tôi sửa bản dịch của bạn theo cách mà nhiều người ở Việt Nam quen đọc hơn.

Còn về mặt tiếng Anh, tất cả bậc đào tạo từ Đại học trở đi, tôi đều học ở một nước nói tiếng Anh, hoặc trong môi trường hoàn toàn dùng tiếng Anh. Vậy nên, mặc dù có những lĩnh vực Tin học mà tôi không biết nhiều (tôi nghĩ ít ai biết hết), và có những idiom tiếng Anh mà tôi chưa quen (thỉnh thoảng tôi vẫn hỏi các bạn wiki), bạn có thể yên tâm là khả năng hiểu tiếng Anh của tôi không tồi.

Về chuyện từ điển, rất tiếc chúng ta không có một từ điển thuật ngữ Tin học Anh-Việt đủ tin cậy, kết quả tra cứu của chúng chỉ nên để tham khảo. Còn chiều Việt-Anh thì đặc biệt tệ hại, không bao giờ nên dùng. Đúng như bác Làng Đậu nói, cách tốt nhất là tra Anh-Anh rồi nghĩ ra một từ tiếng Việt thích hợp. Nhưng tôi nghĩ còn cần tham khảo với các cách dịch của nhiều người khác, nếu có cách dịch nào không sai mà đa số đã chấp nhận thì cá nhân tôi sẽ theo cách đó.

Về chuyện mirror tiếng Anh, tôi không dịch 1-1 mà dịch cho *chính xác* với ý của tác giả (chúng ta liệu có giỏi hơn họ để mà sửa ý của họ?). Tôi rất hiểu nhiệt tình của bạn khi nhiều lần bạn vừa dịch vừa giải nghĩa, nhưng trong những lần "giải nghĩa" đó, có những lần bạn đã thu hẹp hoặc làm lệch ý của tác giả. Ngoài ra, sau nhiều năm ảnh hưởng của văn Anh, Pháp... cấu trúc văn tiếng Việt của chúng ta đã khá gần với văn tiếng Anh, cách dịch gọn của tôi không khác với cấu trúc văn tiếng Việt hiện nay trong các giáo trình Tin học là mấy.

Tôi đoán là lúc đầu bạn khá là khó chịu khi thấy tôi sửa bản dịch của bạn rất nhiều, nhưng chắc bạn cũng đã nhận thấy là càng ngày tôi sửa càng ít đi, đó chính là vì trong thời gian ngắn, bạn đã khắc phục rất nhanh những trở ngại về thuật ngữ. Tôi rất mừng vì điều đó, và còn vì bạn chưa cảm thấy "quá khó chịu" mà bỏ Wiki. Chắc sau một thời gian nữa, bạn sẽ hoàn toàn quen với thuật ngữ tiếng Việt và sẽ thấy tôi không còn "gây rắc rối" với bạn nữa;)

Chúc bạn vui vẻ. Tmct 13:07, ngày 15 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

PS. Tôi không có ý nói là tôi không bao giờ dịch sai. Chắc chắn có lúc ẩu hoặc nhầm. Đúng là "trùng hình" phải được thay bằng "hai hình ảnh cùng lúc".:)

--Hai Dang Quang 13:34, ngày 15 tháng 6 năm 2006 (UTC)Tôi chưa bao giờ nói là tôi khó chịu về sự sửa lỗi của bạn, mà ngược lại, tôi khen bạn có trình độ tiếng Việt còn rất tốt. Như vậy tôi khuyến khích bạn dùng khả năng của mình chứ không phải làm ngược lại. Nhưng tôi chỉ khuyên là khi sửa đổi, nên để ý về nghĩa của câu trong tiếng Anh và cố gắng giữ nguyên nghĩa hoặc nghĩa tương tự trong tiếng Việt. Sở dĩ tôi khen bạn vì tôi đã xem lại, đối chiếu với bản dịch của tôi, và đồng ý ở nhiều điểm. Bạn đã giúp tôi gợi nhớ lại được nhiều từ, mà trước đây tôi biết, nhưng do lâu không giao tiếp với tiếng Việt mà quên đi. Chúc vui vẻ.[trả lời]

--Hai Dang Quang 20:28, ngày 15 tháng 6 năm 2006 (UTC)Nhìn lại, thấy chúng mình cãi vã thật không ra đâu vào đâu cả. Chung quy ai cũng muốn mình đúng.[trả lời]

Vậy thì hạn chế cãi nhau và tích cực cười:) nhé. Bạn đừng khen tôi giỏi tiếng Việt, nghe buồn cười lắm:D. Mà có người chê tôi dốt tiếng Việt đấy, không oan tí nào đâu, vì chính tôi cũng biết thế. Tmct 08:44, ngày 19 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Re: Tiếng Việt[sửa mã nguồn]

Chào bạn, về "authorship" mình nghĩ có thể dịch là "thẩm quyền". Bạn có thể đặt câu hỏi tại thảo luận của bài viết (Thảo luận:Đề nghị duyệt thảo và bình luận (RFC)), như thế thì sẽ có nhiều người trả lời hơn. Về cách ký tên đã có người trả lời bạn ở trên.

Truyền thống của RFC dựa vào tính thực dụng, vào kinh nghiệm từng trải, thẩm quyền tiêu chuẩn dựa trên đối chiếu thực tiễn, sau khi bản tài liệu đã được công bố xét duyêt - đạt được bởi các cá nhân hoặc một nhóm cộng tác nhỏ, có những ưu điểm đáng để ý hơn rất nhiều phương pháp nghi thức hóa, tiến trình phụ thuộc vào sự biểu quyết của hội đồng mà ví dụ đại biểu là ANSI hoặc ISO.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 07:27, ngày 15 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

time-sharing[sửa mã nguồn]

Mạn phép "xía vô" chuyện người khác tí. Tôi thấy nhiều người dịch là "chia sẻ thời gian". Bạn Google "Time-sharing" kèm "thời gian" [2] xem.

Có 1 nơi dịch là "phân định thời dụng", chữ "phân định" thì tôi không ưa, vì nghĩa nó chặt quá và vượt quá "share", nhưng chữ "thời dụng" lại có vẻ hay. vì đúng là thời gian sử dụng CPU.

Tuy nhiên, đa số, trong đó có các trường/viện dùng "chia sẻ thời gian".

Thân mến. Tmct 08:49, ngày 19 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

--Hai Dang Quang 10:22, ngày 19 tháng 6 năm 2006 (UTC)Cảm ơn bạn TMCT (Thế mà có thật:0)). Tôi không nghĩ ra cách tìm dùng chữ "thời gian". You're clever. Thanks. Không biết trong tiếng Hoa người ta dịch là gì? Bạn có thể hỏi ai đó được không?[trả lời]
--Hai Dang Quang 10:34, ngày 19 tháng 6 năm 2006 (UTC)Vừa lùng ở trên mạng một từ điển Anh Trung, hệ phiên âm, thì người ta dùng "phân thì" (time-sharing), hoặc "phương pháp phân thì" (time-sharing method), như vậy "chia sẻ thời gian" của tiếng Việt có thể dùng được. Từ điển Anh Trung, hệ phiên âm, tìm chữ "time-sharing"[trả lời]

Từ điển Anh-Trung của bạn hay lắm:). Nhân tiện, từ điển Thiều Chửu để dịch ra chữ Hán-Việt kèm giải nghĩa cũng hay lắm. Có thể bạn biết rồi, nhưng biết đâu đấy, tôi cứ giới thiệu. Tmct 11:38, ngày 19 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

--Hai Dang Quang 15:54, ngày 20 tháng 6 năm 2006 (UTC)Cảm ơn bạn. Hình như trước cũng có người bảo tôi địa chỉ này, nhưng tôi thấy cách dùng hơi khó, do chưa biết xử dụng. Song do bạn giới thiệu, tôi sang lại, và đánh thử một vài chữ thấy cũng tốt lắm. Tiếc một cái là mình không biết đọc chữ Hoa, chứ không thì tốt biết mấy. Đây cũng là nguồn mà người Việt có thể đối chiếu nguồn gốc chữ của mình. Mấy hôm trước đang đi trên xe, tôi có nói chuyện với mẹ tôi về sự mất mát rất nhiều của phương pháp la-tinh hóa chữ Nôm (gốc chữ Hán), vì những chữ đồng âm khác nghĩa có một chữ Nôm (Hán) riêng. La tinh hóa thì dễ học và có thể thêm chữ dễ dàng nhưng gốc của chữ thì bị mất nhiều lắm.[trả lời]
Yep, "share" = "chia sẻ", "time-sharing" = "chia sẻ thời gian".- Trần Thế Trung | (thảo luận) 14:00, ngày 20 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]
--Hai Dang Quang 15:54, ngày 20 tháng 6 năm 2006 (UTC)Cảm ơn Trung.[trả lời]

Bạn Hai Dang Quang thân mến, nhà thơ Trần Đăng Khoa vẫn chưa từ bỏ bản quyền đối với bài thơ này đâu. Bạn nên tham khảo tại Wikipedia:Nguyên văn tác phẩm nghệ thuật trước khi đưa các bài thơ hay bài hát vào Wiki.--An Apple of Newton 21:40, ngày 25 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Re:Cảm ơn[sửa mã nguồn]

You can do that yourself in next time, I belive. Nice day! Casablanca1911 06:23, ngày 30 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Duplicate article[sửa mã nguồn]

Anh đã viết Giao thức và kiến trúc của Hệ thống X Window, sao còn viết lại bài Giao thức và kiến trúc của Hệ thống X Winndow nữa (lưu ý sai chính tả từ Winndow). Nguyễn Thanh Quang 11:12, ngày 1 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Will you help me to removed the duplicated article. It was working alright last night, and yet I couldn't locate the article this morning. So I thought it might have been removed somehow. That's why I redo it from the latest copy I kept. Thanks.--Hai Dang Quang 11:24, ngày 1 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Biến ngẫu nhiên[sửa mã nguồn]

Xin cho hỏi tại sao bạn lại sửa quá nhiều thứ trong bài Biến ngẫu nhiên như vậy?

Biến ngẫu nhiên không phải là "hàm" dùng để sắp xếp..., "phân bố xác suất" là thuật ngữ lâu năm rồi.

Chúng tôi dùng từ điển toán học của Lê Văn Thiêm và Hoàng Tụy từ cách đây 30 năm, thời người ta còn làm từ điển cẩn thận và thời ta còn có thể tin tưởng vào từ điển. Hơn nữa, thuật ngữ toán học cho các lĩnh vực cơ bản vốn ổn định rồi, bạn không cần phải lo chỉnh thuật ngữ cho chính xác nữa.

Văn phong của bài dịch mà tôi sử dụng cũng chính là văn phong của sách giáo khoa toán từ phổ thông cho đến đại học, bạn có thể yên tâm về chuyện đó.

Bạn sửa đổi nhiều quá, tôi xin phép hồi sửa và duyệt lại xem có sửa đổi nào tiếp thu được.

Tmct 07:23, ngày 15 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Bạn đã sửa rất nhiều thuật ngữ lâu năm của ngành Toán học. Tôi không thể liệt kê hết. Ngoài ra, lấy 1 ví dụ về ngôn ngữ đời thường. Tôi không rõ tiếng Việt khi bạn còn ở VN như thế nào, nhưng trong tiếng Việt mà tôi biết, từ "khả dĩ" được dùng với nghĩa "acceptable" chứ không phải "possible".
Tôi đành phải nói thẳng điều này: Bạn đã tự nhận là không biết thuật ngữ tiếng Việt và đã lâu bạn ít khi dùng tiếng Việt, vậy mong bạn "nể" những người quen dùng tiếng Việt và quen dùng thuật ngữ tiếng Việt một chút. Giống như khi nào viết hoặc nói tiếng Anh, nhiều người sẽ phải "nể" bạn.
Thân mến. Tmct 08:55, ngày 15 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Cảm ơn Tmct đã nhắc nhở. Tôi không bao giờ nghĩ mình biết hết, mà vẫn cố học lại những gì mình đã biết nhưng quên, và đồng thời học thêm cái mới. Chính bản thân tôi, khi đọc bài của bạn hay của bất cứ ai trong đây, tôi cũng học thêm được rất nhiều. Không bao giờ tôi nghĩ mình là người "biết hết". Tôi làm việc ở đây với lòng thành khẩn nhất của mình, và không bao giờ nghĩ đến một điều gì ngoài khác "là làm cái gì và làm cho ai cũng nên vì Chúa mà làm" nghĩa là tận tâm, tận lực. Tôi chắc các bạn cũng vậy thôi, và chúng ta ở đây là chung nhau, giúp sức mà làm. Có đúng không? Tôi không muốn ai thán phục mình, vì tôi chỉ là người đi học lại kiến thức của người khác mà thôi. Nếu có âi đó muốn thán phục ai thì nên thán phục người làm ra quyển từ điển, thán phục người mà tôi học lại, và đó chính là các bạn đang làm việc ở đây.

Về chữ possible bạn nêu lên, khi tôi tra mấy từ điển thì đều thấy nói chữ "khả dĩ".

  1. từ điển Việt Anh của "Nguyễn-Văn-Khôn" Sài gòn, 10-04-1984, trang 533.
  2. từ điển Anh-Việt hiện đại (published by Lee Man publishing - Kowloon, Hongkong 1991) và bản sao của nó trên web ở đây"
  • only one possible man among them (trong cả bọn chỉ có một cậu khả dĩ có thể chơi (với) được)
  1. Từ điển Lạc Việt - phần mềm

Còn về chữ "acceptable" thì không thấy chỗ nào dịch là khả dĩ cả, và trong cảm quan hiểu ngôn ngữ của cả Anh và Việt của mình tôi cũng không cho nó là khả dĩ, song chỉ có thể là chấp nhận được mà thôi. Theo tôi hiểu, hai từ này khác nhau. "Những kết quả khả dĩ" là "những kết quả tự nó có thể sinh ra mà không có sự can thiệp của ai", trong khi "những kết quả chấp nhận được" đòi hỏi sự "chấp nhận của ai hoặc của cái gì đó" có nghĩa là nó liên quan đến một "điều kiện". Bạn nghĩ thế nào?

Còn về chữ

  • distribution = "phân bố" hay "phân bổ"

thì có thể là tôi sai vì khi tôi xem từ điển lại thì thấy có nhiều sự khác biệt

  1. Lạc Việt từ điển (Phân bổ (dấu hỏi), phân phối, phân phát)
  2. vdict.com - distribution = Phân bổ (dấu hỏi)

Song

  1. Từ điển Anh-Việt hiện đại (published by Lee Man publishing - Kowloon, Hongkong 1991) thì dịch là Phân bố, phân phối, phân phát (dấu sắc)
  2. Từ điển Anh Việt của Bùi Phụng (nhà xuất bản thế giới 1995, trang 1199) thì dùng cả hai phân bố (sắc) và phân bổ (hỏi), song Bùi Phụng cho rằng phân bố (sắc) là dùng cho cả danh từ và động từ (distributedistribution), trong khi ông cho là phân bổ (dấu hỏi) chỉ dùng cho động từ mà thôi distribute
  3. từ điển Việt Anh của "Nguyễn-Văn-Khôn" Sài gòn, 10-04-1984, trang 822. thì không thấy có nhắc đến chữ Phân bổ (dấu hỏi) mà chỉ thấy "phân bố" mà thôi.
  4. từ điển Hoa thì dùng 分布 hoặc 分佈 = phân bố (distribution) (dấu sắc). --Hai Dang Quang 12:21, ngày 15 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Xin thêm mấy ví dụ tìm được trên mạng:

  1. phân bổ (hỏi)
  2. Phân bổ (hỏi)
  3. phân bổ (hỏi)
  4. Phân bổ (hỏi) trong "Trình Bộ trưởng phân bổ chỉ tiêu đào tạo hàng năm được Nhà nước giao"
  5. phân bổ (hỏi) công khai
  6. tuy được phân bổ (hỏi) nhưng lại không xuất được
  7. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố (sắc) của côn trùng

Như trên, mình thấy kết quả thật bất đồng.--Hai Dang Quang 12:55, ngày 15 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Xin lỗi cho bình 1 câu nhé: Biến ngẫu nhiên là bài viết chuyên về Toán mà bạn lại dùng từ điển Anh-Việt thông thường để dịch các thuật ngữ và và chứng minh lập luận thì tôi e... không được vững mặc dù dĩ nhiên có chữ dịch trúng nhưng chắc chắn vẫn có chữ trật lất. Từ vựng Toán Học Anh Việt đã có khá lâu (nhất là nhiều người VN lại giỏi toán). Hy vọng các bạn nên tập trung dùng các từ điển này nhất là các cuốn được viết hay chủ biên từ các GS toán học tầm cỡ như cuốn của GS Hoàng Tụy cộng tác với nhiều GS khác . Chúc vui vẻ. LĐ
đặc biệt tôi là người học chuyên ngành toán trước khi chuyển sang làm chuyên môn trong tin học; theo tôi còn nhớ chắc chắn thì "distrbution" trong thông kê học dùng là "PHÂN BỐ" (dấu sắc) Tuy nhiên, chữ phân bổ cũng có 1 số nơi dùng. Tôi sẽ tra lên từ điển Toán Học của GS HOàng Tụy lại các chữ khác. Rất tiếc đang ở nhà nên không có bản từ điển trong tay. LĐ

Chỉ muốn góp vui một chút. Tôi không muốn nói là người Việt Nam không có người học giỏi, song hình như lịch sử lại chứng minh khác thì phải. Đa số tên các nhà toán học trên thế giới, là những người tìm ra hay viết ra những định lý lại không phải là tên Việt Nam. Ấy là tôi muốn nói "chúng ta nên khiêm nhường một chút", không nên vì tự hào dân tộc.--Hai Dang Quang 15:03, ngày 15 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Mệt mỏi quá nhỉ, lại phải cãi nhau rồi biểu quyết rồi không cẩn thận thì mất lòng rồi vân vân và vân vân sao? Nếu chẳng có người Việt nào học giỏi, hay nếu chẳng có người Việt nào giải được bài toán nào thì cũng chẳng có gì liên quan ở đây.
Chúng ta đang viết bằng tiếng Việt để những người học toán trong số tám mươi mấy triệu người nói và viết tiếng Việt hiểu được, chứ không phải viết để hợp ý dăm ba bác wiki. Giả sử ba bữa nữa tôi lại oải quá chả muốn cãi nhau với bác Hai Dang Quang nữa, thì ngoài chuyện bác Hai Dang Quang sẽ vừa ý, ta chỉ thêm một hậu quả nữa là con số những người đáng ra có thể hiểu bài viết này một cách suôn sẻ sẽ giảm từ vài chục triệu xuống còn có vài ba người; độ chục triệu người đọc qua thấy khó nghe quá sẽ không đọc tiếp nữa. (lạc quan tếu là có nhiều người đọc wiki đến thế)
Liệt kê hết lỗi dịch của bác thì mệt lắm! Lỗi đầu tiên là cái "hàm sắp xếp", tôi đã nói rồi, nó không sắp xếp. Cần áp sát tiếng Anh thì tôi cũng đã thêm cái câu đó vào rồi. Không phải liệt kê thêm cả đống thuật ngữ bác sửa ra thành sai nữa. Tại sao tôi cứ phải nói đi nói lại là "không dùng từ điển thường để dịch thuật ngữ" thế nhỉ?
Mà tôi cũng oải lắm rồi đây, hay là ta bàn phím chiến thay nhau revert nhỉ?
Tmct 17:43, ngày 15 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tên bài và nội dung chẳng ăn nhập với nhau. Chẳng lẽ

  • "Thế kỷ thứ 11" = "Tổ hợp thứ tự của những hình sao sáu cạnh trong Kinh Dịch, đại diện cho một dãy số nguyên thập phân từ 0 đến 63".
  • "Thế kỷ 17" = "Nhà triết học người Đức tên là Gottfried Leibniz đã ghi chép lại một cách trọn vẹn hệ thống nhị phân trong bài viết..."

Tôi không hiểu.--An Apple of Newton 03:46, ngày 17 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Các bài "thế kỷ" (1,4,5,6} đều chuyển hướng sang "thế kỷ thứ" (1,4,5,6}, vậy mình chuyển "thế kỷ 17" sang "thế kỷ thứ 17" nhé. Được không?--Hai Dang Quang 13:13, ngày 17 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi đã sửa các bài này. Về đặt tên bài "Thế kỷ..." thì thống nhất tên bài chính không có chữ "thứ". Các bài có chữ "thứ" sẽ được redirect về tên chính.--An Apple of Newton 15:43, ngày 17 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Xin bạn để ý một điều, vì "thế kỷ" chỉ có thể bắt đầu từ "thứ nhất" (1) mà không có thế kỷ thứ (0). Dùng "thế kỷ thứ" bắt người ta phải theo thể lệ tính toán (nhất, nhị..). Nếu chỉ để "Thế kỷ 1".. không thôi dễ gây cho liên tưởng về số đếm (thay vì hạng thứ - hai quan niệm khác nhau), và có thể người ta sẽ liên tưởng đến "Thế kỷ 0", "Thế kỷ -1" v.v..

Điều này cũng phản ảnh trong tiếng Anh chẳng hạn, người ta chỉ dùng "First Century, Second.. 17th Century, 18th Century". Cách đếm theo hạng thứ bắt người ta chỉ dùng số dương từ 1 trở đi.

Không biết mình nghĩ thế có đúng không? --Hai Dang Quang 16:00, ngày 17 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tiếng Anh họ cũng đếm ngày theo "first, second..., 31st", nhưng chúng ta gọi là "ngày 1, ngày 2,..." chứ đâu có gọi "ngày thứ nhất, ngày thứ hai..."? -- Trần Đăng Khoa (Thảo luận) 10:42, ngày 18 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Đúng đấy Khoa ạ! vì thế chúng ta có chữ "mùng" đứng ở đằng trước, gọi là "mùng một", "mùng hai", "mùng mười". Đồng thời chúng ta nói, hoặc viết là "ngày thứ nhất", "ngày thứ mười một" v.v.. Có đúng không?--Hai Dang Quang 11:05, ngày 18 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi không còn ở Việt Nam nữa, mà còn nghĩ được những điều đơn sơ như vậy, huống hồ các bạn. Tôi chắc các bạn cũng là những người có học cả. Đừng nên để cho người ngoài, khi xem ở đây, cái gọi là "Bản Bách Khoa Toàn Thư" mà người ta bữu môi. Tôi xin các bạn nghĩ lại. Đừng vì một chút gì cá nhân. Cảm ơn các bạn--Hai Dang Quang 17:03, ngày 18 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Thứ, mùng...[sửa mã nguồn]

Tôi nhớ là "mùng" chỉ dùng cho các ngày trong khoảng [1 - 10], vì tôi chưa tìm được "mùng mười một", "mùng mười hai",... "mùng ba mươi".

Tôi không biết tên của các thế kỷ có theo luật đó không. (Nghĩa là trong khoảng [1 - 10] thì có "thứ", còn ngoài khoảng đó thì không có.)

Ngoài ra, tôi còn thấy có các người viết "thế kỷ XVIII", "thế kỷ XXI"... Theo tôi, cách viết này, tuy vẫn còn có thể được dùng, không nên được chọn là lối dùng "chuẩn" cho Wikipedia vì nó làm cho người đọc phải dừng lại, làm một bài toán (trong đầu) đổi từ cách viết số La Mã sang cách viết số Ả Rập, rồi đọc tiếp.

Mekong Bluesman 21:15, ngày 18 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

  • In all dating systems, centuries are essentially numbered ordinally. Thus, the first century of a time frame is "The First Century" and not "Century 0". [3]
  • ordinal number

(plural ordinal numbers) n 1. number showing order: a number used to show the relative position of something or somebody in a sequence. ‘First’ and ‘second’ are ordinal numbers. Also called ordinal

Microsoft® Encarta® Premium Suite 2004. © 1993-2003 Microsoft Corporation. All rights reserved.

--Hai Dang Quang 00:07, ngày 19 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

nhờ bạn cùng tham gia dịch bài này.--duongdttt 15:02, ngày 29 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

hello. could you like write an article in vi.wiki about Polish city, Świętochłowice, please? you can based on en.wiki. in pl.wiki this article will candidate to a medal and it`s a needed factor. thank you very much! If you want, I can write an article about your city in Polish Wikipedia. Best regards, Szoltys

I've taken a look at the article you pointed at, but at the moment, I am concentrating at the computing side of the Vietnamese wiki and hence I don't think I should be redirected to another subject. I'm very sorry and thanks for asking/offering. I only remember:
Em ơi Ba-lan mùa tuyết tan.
Đường bạch dương sương trắng nắng ngàn
Anh đi nghe tiếng người xưa vọng
Một giọng thơ ngâm, một giọng đàn"
(Tố hữu)

--Hai Dang Quang 22:04, ngày 29 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Đừng chép nguyên văn bài bên ngoài[sửa mã nguồn]

Mời bạn tham khảo Wikipedia:Đừng chép nguyên văn bài bên ngoài trước khi viết bài Trần Tế Xương. An Apple of Newton thảo luận 04:36, 15 tháng 8 2006 (UTC)

Bài này được chọn là bài tiêu biểu, xin chúc mừng bạn.--Bùi Dương 18:01, 2 tháng 9 2006 (UTC)

請問你明白漢字不?[sửa mã nguồn]

我是台灣人(Đài Loan Người),請問你明白漢字(Hán Chữ)不?

--影武者 12:12, 18 tháng 11 2006 (UTC)

Bác HDQ có hay tham gia các diễn đàn thơ không? Bác có thể list lên đây được không-tôi có anh bạn nick Đông Tà có cái thú thích uống rượu ngâm thơ, dù tuổi Nhâm Dần single vẫn còn trẻ... Newone 01:00, ngày 27 tháng 2 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Nhờ anh dịch giúp cho hết bài này để khỏi xóa phần tiếng Anh. Thân mến. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 16:02, ngày 26 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Thể loại thành viên văn học[sửa mã nguồn]

Mời anh tham gia? Newone 04:04, ngày 27 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Bài Bộ khung Spring[sửa mã nguồn]

Trong bài Bộ khung Spring, các từ như classinstance (và các từ khác) đã được Hai Dang Quang dịch thành "chủ thể" và "trường hợp", xin cho biết Hai Dang Quang đã dùng từ điển nào để dich. Mekong Bluesman (thảo luận) 21:08, ngày 27 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Mời bạn tham gia biểu quyết Wikipedia:Biểu quyết/Quy định gỡ công cụ Bảo quản viên. Biểu quyết này thực sự cần thiết cho sự phát triển của Wikipedia, thời hạn đến ngày 18/08/2015. Mong bạn cho ý kiến. Cảm ơn bạn rất nhiều. Alphama (thảo luận · đóng góp)

Dự án phát sinh thể loại bán tự động[sửa mã nguồn]

Mời bạn cho ý kiến ở Thảo luận Wikipedia:Dự án/Phát sinh thể loại bán tự động. Cảm ơn bạn.Alphama (thảo luận · đóng góp)

Mời tham gia biểu quyết[sửa mã nguồn]

Mời bạn tham gia biểu quyết về việc thay đổi quy định bài viết tốt tại Wikipedia:Biểu quyết/Thay đổi quy định BVT và cách viết tên tiếng Việt tại Wikipedia:Biểu quyết/Cách viết tên tiếng Việt của những người gốc Việt tại Wikipedia tiếng Việt

Alphama (thảo luận · đóng góp)

Mời tham gia ý kiến[sửa mã nguồn]

Chào bạn,

Mời bạn tham gia các thảo luận về tên thể loạiWikipedia tại dự án Phát sinh thể loại bán tự động. Ý kiến của bạn rất quan trọng đến dự án này cũng như quá trình xây dựng thể loại tự động của Wikipedia nhằm nâng cao chất lượng dự án lâu dài. Cảm ơn bạn! Bot gửi lời mời thay cho Alphama (thảo luận · đóng góp). AlphamaBot4 (thảo luận) 04:57, ngày 17 tháng 7 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Thư mời tham gia các biểu quyết, thảo luận mở đầu năm 2017[sửa mã nguồn]

Chào bạn,

Wikipedia Tiếng Việt năm 2017 có 1 số thay đổi về mặt nhân sự và quy định. Trân trọng mời bạn tham gia các biểu quyết sau:

Xin cảm ơn trước vì sự quan tâm và tham gia của bạn.

Thành thật xin lỗi nếu tin nhắn làm phiền bạn hoặc trùng lặp với các lời mời trước đó.

AlphamaBot4 (thảo luận) 13:55, ngày 9 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Trân trọng mời bạn tham gia Chiến lược phong trào Wikipedia tiếng Việt 2017. Xin cảm ơn!

Alphama (thảo luận · đóng góp)

Hello, bạn vẫn khỏe chứ. Trân trọng mời bạn tham gia Wikipedia:Biểu quyết xoá bài. Xin cảm ơn!

Alphama (thảo luận · đóng góp)

Chào bạn, bạn vẫn khỏe chứ. Trân trọng mời bạn tham gia Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên. Xin cảm ơn!

Alphama (thảo luận · đóng góp)

Thư mời tham gia các hoạt động tháng 05/2018[sửa mã nguồn]

Chào bạn, bạn vẫn khỏe chứ? Trân trọng mời bạn tham gia các hoạt động:

  1. Wikipedia:Thảo luận/Thành lập User Group
  2. Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viên/Hugopako

Chúng tôi rất mong muốn lắng nghe ý kiến của bạn. Xin cảm ơn!

Alphama (thảo luận · đóng góp)

Chào bạn, trân trọng mời bạn tham gia Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên. Ý kiến của bạn rất quan trọng với sự phát triển bền vững của dự án Wikipedia tiếng Việt. Xin cảm ơn! Alphama (thảo luận · đóng góp)

Thư mời tham gia biểu quyết các thành viên quản trị Wikipedia tiếng Việt[sửa mã nguồn]

Chào bạn, trân trọng mời bạn tham gia một số biểu quyết:

Ý kiến của bạn rất quan trọng với sự phát triển bền vững của dự án Wikipedia tiếng Việt. Xin cảm ơn! Alphama (thảo luận · đóng góp)

Thư mời tham gia các biểu quyết[sửa mã nguồn]

Chào bạn, bạn khỏe không? Hiện nay có 2 biểu quyết ở Wikipedia. Trong đó biểu quyết Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi Quy chế biểu quyết có tính quan trọng, ảnh hưởng đến cách hoạt động của dự án, mong bạn bớt chút thời gian để tham gia và nêu quan điểm của bạn.

Tôi mong muốn lắng nghe ý kiến và quan điểm của bạn về các biểu quyết trên. Chúc bạn sức khỏe và nhiều niềm vui khi tham gia đóng góp tại Wikipedia. AlphamaBot2 (thảo luận) 23:41, ngày 16 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Thư mời tham gia biểu quyết nhân sự[sửa mã nguồn]

Chào bạn, Wikipedia Tiếng Việt hiện nay đã có hơn 1.2 triệu bài vì vậy cần thiết phải có đội ngũ nhân sự mới để quản lý nội dung cũng như đánh giá lại năng lực các BQV cũ. Mời bạn tham gia các biểu quyết tại:

Trân trọng! Alphama (thảo luận · đóng góp)

Chào bạn, trân trọng mời bạn tham gia biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên ở:

Một số lưu ý:

Mọi ý kiến của bạn đều được chào mừng và là 1 nội dung quý giá để phát triển dự án Wikipedia Tiếng Việt.Trân trọng!

Liên hệ nếu có thắc mắc: Alphama (thảo luận · đóng góp), Bot thay mặt: AlphamaBot (thảo luận) 22:23, ngày 3 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Chào bạn, trân trọng mời bạn tham gia một số biểu quyết:

Một số lưu ý:

  • Bạn tham khảo quy định Wikipedia:Biểu quyết để xem cách thức bầu và xem bạn đã hợp lệ bầu cử bỏ phiếu hay chưa. Nếu chưa, bạn được hoan nghênh nêu ý kiến ở phần Ý kiến.
  • Nếu bạn không muốn nhận thư mời này, xin xóa tên ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời.

Mọi ý kiến của bạn đều được chào mừng và là 1 nội dung quý giá để phát triển dự án Wikipedia Tiếng Việt. Trân trọng!

Liên hệ nếu có thắc mắc: Alphama (thảo luận · đóng góp), Bot thay mặt: AlphamaBot (thảo luận) 05:58, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Cố vấn[sửa mã nguồn]

Chào bạn, nếu bạn có hứng thú, mời bạn đăng ký trở thành cố vấn cho các thành viên mới của Wikipedia tại Wikipedia:Dự án Phát triển cộng đồng/Danh sách thành viên cố vấn. AlphamaBot (thảo luận) 16:55, ngày 13 tháng 3 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Thư mời tham gia các biểu quyết, thảo luận tìm đồng thuận[sửa mã nguồn]

Chào bạn, trân trọng mời tham gia:

Nếu bạn không muốn nhận thư mời, bạn có thể gỡ tên mình ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Cảm ơn bạn! Bot thay mặt Alphama. AlphamaBot (thảo luận) 12:02, ngày 31 tháng 3 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Thư mời tham gia các biểu quyết, thảo luận tìm đồng thuận[sửa mã nguồn]

Chào bạn, trân trọng mời tham gia:

Ý kiến của bạn hết sức quan trọng cho việc phát triển dự án Wikipedia tiếng Việt. Chúng tôi rất mong muốn bạn tham gia và cho ý kiến của mình ở các thảo luận/biểu quyết này.

Nếu bạn không muốn nhận thư mời, bạn có thể gỡ tên mình ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Cảm ơn bạn! Bot thay mặt Alphama. AlphamaBot (thảo luận) 09:18, ngày 15 tháng 4 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Thư mời tham gia các biểu quyết, thảo luận[sửa mã nguồn]

Xin chào, mời bạn tham gia:

Ý kiến của bạn hết sức quan trọng cho việc phát triển dự án Wikipedia tiếng Việt. Chúng tôi rất mong muốn bạn tham gia và cho ý kiến của mình ở các thảo luận/biểu quyết này.

Nếu bạn không muốn nhận thư mời, bạn có thể gỡ tên mình ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Cảm ơn bạn! Bot thay mặt Alphama. AlphamaBot (thảo luận) 10:18, ngày 15 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tháng 07/2021: Thư mời tham gia các biểu quyết/thảo luận[sửa mã nguồn]

Xin chào, mời bạn tham gia các biểu quyết/thảo luận sau:

Ý kiến của bạn hết sức quan trọng cho việc phát triển dự án Wikipedia tiếng Việt. Chúng tôi rất mong muốn bạn tham gia và cho ý kiến của mình ở các thảo luận/biểu quyết này.

Nếu bạn không muốn nhận thư mời, bạn có thể gỡ tên mình ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Cảm ơn bạn! Bot thay mặt Alphama. AlphamaBot (thảo luận) 10:03, ngày 15 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]