Thảo luận Thành viên:Minh Tâm-T41-BCA/Lưu 3

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

LƯU T7-8/2009 --Двина-C75MT 02:20, ngày 17 tháng 9 năm 2009 (UTC)--[trả lời]

Văn bản Hiệp định Paris 1973[sửa mã nguồn]

Bản tại Wikisource vốn là do user:Tmct mang từ Wikipedia sang. Còn khi ở Wikipedia do ai đưa lên thì tôi không rõ. Anh thử hỏi Ctmt xem. Cá nhân tôi thấy việc dịch chỉ nên áp dụng với các loại thông tin khác chứ không phải đối với các loại văn bản nhà nước. Nên tôi đồng tình với việc thay thế bản dịch Anh-Việt ở Wikisource bằng bản tiếng Việt nguyên văn nếu anh cung cấp đầy đủ nguồn của văn bản đó. --Ashitagaarusa (thảo luận) 03:50, ngày 16 tháng 7 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Chẳng có gì đâu. Chính tôi cũng không nhớ mình đã làm gì với bài đó. Với tôi, việc nhận xét về nội dung không có ảnh hưởng gì đến cá nhân, không có ý tấn công cá nhân thì chẳng có gì phải ngại.
Ngoài ra, nếu bạn không thấy ai phản đối thì bạn cứ tiếp tục viết các bài về chiến tranh Việt Nam, không phải hỏi gì tôi đâu. Tôi có phải sếp đâu. Với lại, trong thời gian này tôi quả thật không có thời gian đọc kĩ các bài nên không tham gia được, khi nào rảnh tôi sẽ xem.
Cảm ơn bạn giúp thêm nguồn cho bài 10 lời thề. Về IP chỉ trích tại bài đó, phần nào đó người này cũng có lý, có điều yêu cầu cao quá hoặc định kiến với tôi quá. Kệ họ thôi.
Ctmt (thảo luận) 15:38, ngày 18 tháng 7 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Bản tiếng Việt Hiệp định Paris 1973 tiếng Việt (bản cung cấp của Lưu Văn Lợi) tao đàn.net/forums/tm.aspx?m=6679 ở đây.Bring Vietnam to the world (thảo luận) 01:44, ngày 4 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Hoàng Cơ Minh[sửa mã nguồn]

Cấp bậc chính thức của Hoàng Cơ Minh mãi đến 31 tháng 3, 1974 vẫn còn là Hải quân Đại tá Trừ bị Thực thụ, Tư lệnh Lực lượng thủy bộ' (theo nguyên văn Sắc lệnh 230/TT/SL ngày 16 tháng 3 năm 1974 của Tông tông Nguyễn Văn Thiệu thăng cấp 69 tướng lãnh VNCH. Từ ngày 1 tháng 4, 1974, Hoàng Cơ Minh mới được nhận cấp bậc Phó Đề đốc Nhiệm chức mà thôi. Cấp bậc Phó Đô đốc trong Hải quân VNCH chỉ duy nhất có Chung Tấn Cang nhận được.Bring Vietnam to the world (thảo luận) 01:44, ngày 4 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Re:Xem giúp[sửa mã nguồn]

Trên Wiki Việt hiện nay, chưa ai có đủ am hiểu về đề tài và biên soạn tốt hơn anh trong những bài Chiến cục năm 1972 tại Việt Nam, Hội nghị Paris, mặt trận ngoại giao năm 1972, Mặt trận đất đối không miền Bắc Việt Nam 1972 v.v., và một số bài trong đó có tiềm năng rất cao để trở thành bài chọn lọc trong tương lai. Cảm ơn anh đã tin tưởng nhờ xem giúp bài, nhưng thú thực tôi chưa dám nhận vì không am hiểu đề tài lắm. Nhìn lướt thì tôi thấy bài đó nên sửa thêm chút nữa trước khi ứng cử, ví dụ sửa về chú thích chẳng hạn. Việt Hà (thảo luận) 12:00, ngày 17 tháng 7 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Bạn nhầm rồi, tôi không thảo luận nên tôi không ký tên.Bạn hãy xem lịch sử trang thảo luận.--DMT (thảo luận) 07:20, ngày 18 tháng 7 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Tôi không thích dính vô cái bài trên báo CAND ngày 5/5/2009. Bạn hãy vô bài Bộ Công anNhà tù mà thảo luận với những thành viên đã viết bài đó. Cái cache bài đó vẫn còn, bạn hãy tự tìm xem các học viên An ninh đã viết cái gì mà bị xóa trang, đừng hỏi gì tới tôi nữa. Có lẽ, tôi bận công việc nên không lên mạng nữa. Xin thông cảm nhé.Ngậm miệng (thảo luận) 05:05, ngày 21 tháng 7 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Ý bạn là sao?[sửa mã nguồn]

Chuyên môn là nghề nghiệp của tôi? Trungthtndc (thảo luận) 18:04, ngày 21 tháng 7 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Xoá công kích cá nhân[sửa mã nguồn]

Được, bạn có thể. Phan Trọng NghĩaThảo luận; 06:38, ngày 23 tháng 7 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Re: Thăm hỏi[sửa mã nguồn]

Vâng đúng rồi, làm sao cậu biết hay vậy? Vì Wikipedia là không gian không tiện cho việc trao đổi thông tin cá nhân, nếu cậu có gì "cần trao đổi" thì click vào mục "Gửi thư cho người này [cháu]" nhé.  Nad   9x  03:09, ngày 26 tháng 7 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Hình như địa chỉ email của cậu sai thì phải, cậu check lại xem. Sorry tại cháu chưa kích hoạt chức năng gửi thư điện tử nên cậu không tìm thấy, để cháu hỏi các BQV sau:D.  Nad   9x  02:57, ngày 27 tháng 7 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Cháu không ở Việt Nam:D. Có gì cậu cháu mình chat qua Y!M cũng được, vừa nhanh vừa tiện.  Nad   9x  03:40, ngày 27 tháng 7 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Cháu đã kịch hoạt lại địa chỉ thư điện tử rồi. Cậu check lần nữa xem đã được chưa.  Nad   9x  07:45, ngày 3 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Không ạ ý cháu là cậu nên chọn chức năng gửi thư cho các thành viên. Cậu vào phần "tùy chọn" và làm theo hướng dẫn. Như vậy có thể gửi thư mà ko bị người khác biết được địa chỉ của mình.  Nad   9x  08:17, ngày 3 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Cháu nghĩ đó là do lỗi của Wikimedia vì cháu phải thử bao nhiêu lần trong mấy ngày mới được.:-??  Nad   9x  08:58, ngày 5 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Trả lời[sửa mã nguồn]

Tôi tin tưởng ở sự trung thực của bạn nhưng tôi chẳng mấy tin tưởng ở các tài liệu do miền bắc công bố. Nếu không tin bạn có thể thử đưa các số liệu này lên en:wiki, người ta sẽ từ chối nhận ngay lập tức.

Mà sao tôi không thấy số lượng BTR đâu nhỉ, sách của bạn có ghi chép gì không. Vốn dĩ các sách quân sự chuyên sâu thế thì chỗ tôi không bán rồi, kiếm mãi chẳng raTho de (thảo luận) 02:49, ngày 30 tháng 7 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Cám ơn bạn đã phát hiện. Lê Thy (thảo luận) 11:42, ngày 31 tháng 7 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Re:Thiếu tá Nguyễn Đình Tân[sửa mã nguồn]

Bài này đã bị tôi xoá với những lí do mà Lê Thy đã dẫn ra ở trên. Về các lí do tôi có thể nói thêm như sau: chỉ là thiếu tá, lại không phải anh hùng, cùng những thành tích được nêu trong bài không thấy được sự nổi bật. Về mặt xác thực: không có nguồn dẫn, khi tìm trên Google cụm "thiếu tá" + "Nguyễn Đình Tân" KHÔNG ra một thông tin nào về nhân vật này (trừ vi.wiki). Những nhân vật đương đại chắc chắn phải có thông tin đâu đó như trường hợp này (không trang ở Việt Nam thì trang hải ngoại, diễn đàn...). Do đó tôi ngờ đó là thông tin nguỵ tạo (mà đã từng xảy ra trên vi.wiki này, một số bài nguỵ tạo thậm chí còn tồn tại khá lâu dài). Những lí do trên đủ để kết luận có thể xoá nhanh bài. conbo trả lời 14:58, ngày 2 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Ra là chú Tâm đã có cháu rồi (chắc 40-50 tuổi rồi nhỉ), cứ tưởng chú Tâm mới 20 mấy tuối thôi. Phải gọi là chú nhì?--Nguyễn Lê trò chuyện-đóng góp 04:37, ngày 4 tháng 8 năm 2009 (UTC) [trả lời]

He he!! để tôi đoán cho bạn nhé, Minh Tâm-T41-BCA sinh năm kỷ hợi thì có hai khả năng hoặc là sinh năm 1959 ( 50 tuổi ) hoặc là sinh năm 1899 ( 110 tuổi ) , khả năng sau khó xảy ra, nếu xảy ra thì thật đáng nể, khi đó bạn phải gọi là cụ Tâm. Lê Thy (thảo luận) 05:32, ngày 4 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Tại mình không giỏi về việc tính tuổi theo con giáp thôi.--Nguyễn Lê trò chuyện-đóng góp 12:28, ngày 4 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Re: Gửi email[sửa mã nguồn]

Để kích hoạt chức năng này, bạn hãy vào trang Tùy chọn, rồi xem phần "Tùy chọn thư điện tử". Bạn hãy xem lại địa chỉ thư điện tử của bạn đã được gõ đúng và bạn đã đánh dấu lựa chọn "Nhận thư điện tử từ các thành viên khác". Xong rồi, bạn vào thùng thư của mình và click vào link để xác nhận đó là địa chỉ của bạn. NHD (thảo luận) 03:01, ngày 5 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Bạn nhận thư xác nhận chưa? Nếu chưa, xem lại trong hộp spam coi thử có sót mail không. Nếu vẫn không thấy, hãy thử tắt lựa chọn "Nhận thư điện tử từ các thành viên khác" rồi kích hoạt lại. NHD (thảo luận) 03:26, ngày 5 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Có dịp bác add nick Yahoo của em: thainhi_vn, để anh em mình tiện trao đổi nhé.Bring Vietnam to the world (thảo luận) 04:11, ngày 5 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Hình ảnh[sửa mã nguồn]

Tôi không rõ bạn muốn nói đến hình ảnh. Nếu là tập tin:Group SA-2.JPG thì hiện nay vẫn chưa có nguồn gốc rõ ràng. Dù sao lĩnh vực này tôi cũng không thành thạo lắm. Bạn chờ Vinhtantran‎ trả lời xem sao.--Paris (thảo luận) 13:09, ngày 5 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Không phải tôi "trực hôm nay" gì đâu, chỉ là có thời gian rỗi thì tham gia Wikipedia thôi. Nhưng nếu bạn có thắc mắc gì xin cứ hỏi. Có điều tôi cũng chỉ biết ở mức độ trung bình thôi. Nhiều việc trên Wikipedia tôi ít tham gia nên không thành thạo lắm. Thường thì các bảo quản viên là những người hiểu rõ ở đây nhất. Cám ơn bạn vì lời chúc!--Paris (thảo luận) 13:30, ngày 5 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Nếu bạn biết tiếng Nga xin thỉnh thoảng dịch giúp một vài bài về nước Nga. Câu Vous est vous de francaise có lẽ sai ngữ pháp, thú thực tôi chưa thấy ai nói vậy.--Paris (thảo luận) 13:53, ngày 5 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Tôi nghĩ lĩnh vực nào cũng đều có giá trị, đặc biệt là lịch sử. Bản thân tôi cũng thường viết các bài về thành phố Paris, chắc không nhiều người quan tâm lắm. Nhưng nếu một ai đó du lịch hoặc chuyển đến sống ở thành phố này thì những bài viết đó chắc cũng giúp họ được chút ít. Thời kỳ Xô Viết là một giai đoạn quan trọng mà.--Paris (thảo luận) 14:11, ngày 5 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Lấy từ thảo luận về Tăng Tuyết Minh của Ngậm Miệng: Hồ Chí Minh và quan điểm về gia đình[sửa mã nguồn]

  • "Chúng ta, ai cũng đều muốn có một cuộc sống gia đình ấm cúng. Người cách mạng là người giàu tình cảm, lại càng quý trọng cuộc sống gia đình, chẳng qua vì chưa có điều kiện thuận lợi nên chưa thực hiện được, đành phải chịu mà thôi." TS Lê Văn Đính Chủ tịch Hồ Chí Minh "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ"
  • Trang nhật ký đề ngày 24/4/1948: "Trời càng về đêm càng mưa lớn. Chúng mình phải ở lại kéo dài câu chuyện với Cụ trong lúc chờ đợi hết mưa. Cụ ân cần hỏi thăm gia đình của mọi người. Đến lúc chúng mình vui câu chuyện nhắc đến gia đình Cụ, Cụ phì cười và nói: "Mình chẳng phải thần thánh gì, cũng người như tất cả mọi người. Nhưng với hoàn cảnh này, còn điều kiện nào nghĩ đến gia đình, không phải đạo đức mà phải chịu đạo đức". Cụ cười và nói tiếp: "Gia đình nhỏ không thể được thì ta cứ lo gia đình lớn đi vậy !"". Hồ Chủ tịch qua "Nhật ký của một bộ trưởng" 19-05-2009 00:00 Bộ trưởng bộ tài chính Lê Văn Hiến. NXB Đà Nẵng. 1995. [1]
  • Câu chuyện thân tình, tôi mạnh dạn hỏi: - Thưa Bác, sao Bác không lập gia đình? "Cô ạ, cả đất nước Việt Nam này là gia đình tôi." JOHANNA GROTEWOHL,(phu nhân của ông Otto Grotewohl, cố chủ tịch Đảng XHCN thống nhất Đức, thủ tướng đầu tiên của nước CHDC Đức)TRẦN ĐƯƠNG ghi(trích Bác Hồ như chúng tôi đã biết)Một chiều xuân với Hồ Chủ tịch
  • Vừa rồi tôi có đọc một bài hồi ký đăng trên Tạp chí lịch sử quân sự Hoa Kỳ do một số sĩ quan Anh - Mỹ trong đội quân của đồng minh khi sang Đông Dương đóng ở Cao Bằng có dịp tiếp xúc với Hồ Chí Minh, tác giả tập hồi ký "Tôi sống cạnh Hồ Chí Minh từ những ngày đầu khởi nghĩa" chúng tôi có hỏi -không phải tò mò mà trên danh nghĩa là đàn ông với nhau, tại sao Chủ tịch không lấy vợ, không lập gia đình? Hồ Chí Minh trả lời một cách chân tình và thân mật: "Khi còn trẻ phải đi hoạt động cách mạng, khi giành được độc lập thì đã già nên không dám tính chuyện đó. Trước khi tôi ra đi, tôi có yêu một người con gái, người con gái đó cũng rất yêu tôi, Nhưng phải dừng lại về chuyện yêu đương, sau nhiều năm mất liên lạc, tôi không biết người con gái đó đang ở đâu, còn hay mất". Như vậy người ta thấy Bác Hồ là một người cũng như mọi người, cũng khát vọng tình yêu, cũng mong muốn có mái ấm gia đình, nếu có ai đó cho rằng những cái đó là nhỏ bé làm cho Bác Hồ kém vĩ đại là không đúng. Vì chính những cái đó tôn thêm Bác càng vĩ đại: nhất là trong thời đại hiện nay, một số đông người đã tha hóa do chạy theo cuộc sống hưởng thụ vật chất, bất chấp cả nhân phẩm đạo đức, coi sự hưởng thụ là mục đích của cuộc sống.(J.Stenson, nữ sử học Mỹ) Bác Hồ trong lòng nhân loại Con người bình thường và người Cộng sản kiệt xuất[2]
  • Hồ Chí Minh quả thật là con người nói và làm đi đôi. Tôi đã vào nhà ở của Người. Lục tìm của riêng của Người. Người không có của riêng. Thật rất lạ và hiếm thấy, chính khách nào khi cầm quyền đều ban hành sắc lệnh tôn trọng và bình đẳng cho phụ nữ nhưng khi sắc lệnh ký xong thì bản thân họ lại vào nhà thổ cho phép phát triển kỹ nghệ "đàn bà". Thậm chí một vị Tổng thống có đến 3-4 tình nhân. Duy nhất chỉ có Nguyễn Tất Thành đứng trước Tượng thần Tự Do ghi những điều về bình đẳng giữa các sắc tộc, rồi khi làm Chủ tịch của một nước và khi qua đời, trên giường Người vẫn vắng hơi ấm của đàn bà. J.Stenson, nữ sử học Mỹ
  • Tôi đọc nhiều tư liệu về Người và biết Người được nhiều phụ nữ yêu. Bà Larec theo đuổi Nguyễn ái Quốc nhiều năm. Trong những đêm đi họp chi bộ về, hai người đi bên nhau trên bờ sông Saine, bà tỏ tình mà Nguyễn ái Quốc không mềm lòng. Khi bà qua đời bỏ lại cuốn nhật ký, tôi được đọc quyển nhật ký đó và hiện giờ con gái bà đang giữ. Con bà cũng nói với tôi "Mẹ tôi yêu Nguyễn ái Quốc". (J.Stenson, nữ sử học Mỹ)
  • Tại đây, có một cô gái quốc tịch Mỹ gốc Pháp tên là Cô-lét đã yêu say đắm Nguyễn Tất Thành. Nguyễn Tất Thành rất thích nghe hát và xem kịch, nhất là kịch cổ điển. Được biết Hồ Chí Minh rất yêu nghệ thuật và tâm hồn nghệ thuật rất phong phú, nhưng Nguyễn Tất Thành rời nước ra đi không phải để hoạt động chính khách mà Người đi tìm đường cứu nước. Cô-lét khuyên dụ Người đi với bà và tỏ ý muốn kết hôn với Nguyễn Tất Thành, nhưng Người đã tìm cách an ủi Cô-lét để từ chối.(J.Stenson, nữ sử học Mỹ)
  • Quách Mạt Nhược hơn 30 năm trước đến Việt Nam thăm di linh Hồ Chủ tịch đã tổng kết cuộc đời Người bằng 6 chữ: "Giản dị, liêm khiết, vô tư". Người đã ra đi không một chút tài sản, không một hạnh phúc riêng tư. Ký ức "người hàng xóm" về Chủ tịch Hồ Chí Minh 01:39' 19/05/2007 (GMT+7)
  • Hồ Chí Minh cả đời không lập gia đình, không hề có con cái. Cố Thủ tướng Chu Ân Lai đã nhiều lần hỏi chuyện lập gia đình, nhưng khi được nghe Người bộc bạch như vậy, Chu Thủ tướng thấu hiểu và càng thêm trân trọng, khâm phục người bạn Việt. Nguồn vietnamnet, link còn sốngKý ức "người hàng xóm" về Chủ tịch Hồ Chí Minh 01:39' 19/05/2007 (GMT+7)
  • Thời kì chống Pháp, Chính phủ Việt Nam đã bố trí một nữ thư kí giúp việc, nhưng Người đã từ chối vì công việc "không nhiều đến mức cần thêm người". Tâm sự về lí do không lập gia đình, Người kể về những năm tháng hoạt động tại nước ngoài. Đã có nhiều người để ý, cảm mến nhưng một mặt sợ lộ bí mật, một mặt vì còn bao hoài bão phải thực hiện, Người đã nhiều lần phải từ bỏ hạnh phúc riêng tư. Khi Cách mạng tháng Tám thành công, còn nhiều nhiệm vụ nặng nề, Người càng không còn thời gian nghĩ cho hạnh phúc riêng của mình. Năm 1954, kháng chiến chống Pháp hoàn toàn thắng lợi Đảng và chính phủ Việt Nam đều mong muốn Người sẽ có được hạnh phúc gia đình, nhưng khi đó Người nói rằng mình đã lớn tuổi, không thích hợp cho viêc này nữa. Ký ức "người hàng xóm" về Chủ tịch Hồ Chí Minh 01:39' 19/05/2007 (GMT+7)
Chu Ân Lai khuyên: Nên yên bề gia thất
Hồ Chí Minh đáp: Vì Cách mạng cả đời không riêng tư

Ngậm miệng (thảo luận) 08:41, ngày 7 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Còn một nguồn chính thống khác nói về câu chuyện giữa Chủ tịch HCM và một cha xứ, khi bàn về lời khen "không lấy vợ giống như mình" Chủ tịch HCM cũng có câu trả lời tương tự nhưng rất sắc sảo. Hãy chú ý Chu Ân Lai là Thủ tướng Trung Quốc nơi bà TTM sinh sống, hãy chú ý bà J.Stenson, nữ sử học Mỹ tìm ra tùm lum bà đòi yêu HCM mà không biết gì về TTM. Ngậm miệng (thảo luận) 10:43, ngày 7 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Nguồn đã có sẵn và còn sống sao bạn không nhận ra? Ký ức "người hàng xóm" về Chủ tịch Hồ Chí Minh 01:39' 19/05/2007 (GMT+7) Nó của vietnamnet.
Về việc đề nghị hủy bỏ kết quả biểu quyết do lý do xóa bài "chưa được nghiên cứu đầy đủ" có trong quy định WP:ĐNB. Đã có nhiều lần các bảo quản viên đã không chịu đếm phiếu do người bỏ phiếu không bảo vệ phiếu xóa của mình, đó là chuyện bình thường ở wikipedia. Lý do xóa phải phù hợp với các quy định của wikipedia. Lúc đầu bạn bỏ phiếu xóa bài TTM chỉ với lý do "thông tin một chiều". Với lý do đó thì nên phân tích và tìm thêm chiều khác để treo biển thái độ trung lập ở chỗ "một chiều", chứ không dùng để xóa bài được. Sau đó bạn bổ sung lý do: các thông tin trong bài không có nguồn và nguồn link đã chết. Với lý do đó thì bạn nên vào trang thảo luận của bài để đặt ra các thắc mắc và đề nghị xóa các thông tin thiếu nguồn. Có nhiều cách để xóa các thông tin tương tự như: một là, đặt biển "cần dẫn chứng" để người khác tìm ra thêm nguồn mới; hai là, xóa ngay nếu để thông tin đó vì nó gây hại cho chủ đề đang còn sống. Sau khi bài bị xóa nhiều thông tin quan trọng thì nó sẽ bị xóa vì chất lượng kém. Lý do xóa bài là quan trọng đối với bạn chứ không phải đối với tôi vì bạn mới là người bỏ phiếu đòi xóa bài. Nếu bạn không tìm ra lý do xóa chính đáng hoặc bảo vệ được lý do xóa của mình thì cho dù phiếu của bạn có được bảo quản viên đếm đi nữa (như phiếu xóa bài NTT) nó cũng ảnh hưởng đến cách bỏ phiếu xóa bài trên wikipedia nói chung và nói riêng đối với bạn. Nói chung là vì: nếu cứ bỏ phiếu kiểu đó thì dễ có con rối bỏ phiếu và nhiều bài sẽ bị xóa oan do số đông. Mà số đông không phải lúc nào cũng đúng nhất là số đông trên không gian wikipedia. Chỉ cần 30 phiếu đã là số đông "khủng khiếp" (không kể phiếu do con rối). Trong khi số lượng 30 người có là gì đâu đối với xã hội hoặc con số thành viên đăng nhập Wikipedia? Cái đó người ta gọi là bỏ phiếu thử nghiệm "dân chủ", đa số "không thực chất" sẽ chiến thắng. Nói riêng đối với bạn: khi lý do xóa, giữ của bạn mà thuyết phục theo đúng quy định của wikipedia thì sẽ có nhiều người an tâm bỏ phiếu theo bạn. Cộng đồng sẽ tin tưởng vào lá phiếu bạn hơn. Việc không đếm các phiếu mà người bỏ phiếu không có lý do xóa chính đáng, không phù hợp quy định, không bảo vệ lý do xóa là để tránh các trường hợp thử nghiệm dân chủ. Ví dụ: bạn nghĩ sao khi có một nhóm 100 người có khoảng 300 tài khoản bỏ phiếu xóa bài Hồ Chí Minh với chỉ một lý do "thông tin một chiều", "không trung lập", "không nổi bật" ? Xin nhắc lại 300 phiếu xóa! Bạn nghĩ trong vòng một tháng có thể huy động bao nhiêu thành viên có tài khoản bỏ phiếu giữ bài HCM? Bạn nghĩ bảo quản viên chịu đếm tất cả các phiếu xóa đó sao. Lý do gì để BQV không chịu đếm phiếu. Quy định gì để BQV không đếm phiếu trong các trường hợp tương tự đó.Ngậm miệng (thảo luận) 04:40, ngày 10 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Bạn đã rút phiếu xóa bài TTM rồi, theo tôi thế là tốt. Nhưng bạn cứ băn khoăn mãi chuyện thông tin TTM là vợ của HCM đúng hay sai. Nếu là sai thì bạn định xóa bài TTM sao? Bạn hãy đọc bài Lê Long Đĩnh và thấy rằng khi có thông tin khác với thông tin người ta vốn đã đinh ninh rằng đúng thì người ta lại càng thích.
Trong bài Gia đình HCM bạn mới bổ sung vào cũng tốt nhưng chưa làm rõ được quan điểm của HCM đối với vấn đề gia đình và lập gia đình. Với các thông tin kèm nguồn dẫn hiện có, bạn có thể viết tốt hơn để cho người đọc tự trả lời được các câu hỏi sau: 1/Sở thích: HCM có thích có một cuộc sống gia đình như một người bình thường khác không/ HCM yêu thích hay bực bội khi có trẻ con bên cạnh (nhiều người vì ghét trẻ con ồn ào mà không lấy vợ) 2/ Năng lực: HCM từng có đủ năng lực về thể chất và tinh thần để có một gia đình riêng như một người bình thường khác không (nhiều người cứ thất tình mãi nên không lấy vợ được)3/Lý do không đi đến hôn nhân của các mối tình sâu nặng có thể dẫn đến kết hôn là gì 4/ Tâm sự của HCM về việc không lập được gia đình riêng.
Bạn hỏi vì sao tôi không tự viết mặc dù đã có nguồn? Bạn để ý cái bà Đặng Dĩnh Siêu đã ăn đám cưới TTM mà cái ông chồng của bà là Chu Ân Lai lại không tìm ra tung tích bạn của vợ hoặc vợ của bạn khi đương chức Thủ tướng TQ? Ông lại khuyên lơn người ta lập gia đình là lập với ai, TTM hay vợ mới. Đã có một quyết định là chỉ có Bộ chính trị mới có quyền công bố thông tin về Chủ tịch HCM và vì sao 1/ Không công bố chính thức HCM từ nhỏ cho tới già và chết hoàn toàn chưa có vợ và con 2/ Không công bố thông tin TTM là vợ của HCM là sai. Các thông tin mà tôi đã tìm ra là ở trong các tài liệu học tập tấm gương đạo đức HCM của ban tuyên giáo đã chẳng đả động gì tới cái "tin đồn" được ghi thành sách kia, khiến tôi không thích viết, chỉ thế thôi chứ không phải là không muốn ra mặt.
Ngoài ra, theo tôi, trong bất kỳ bài nào trên wikipedia, nếu đã có thông tin TTM là vợ HCM thì phải có chứa thông tin ngược lại "HCM cả đời không lập gia đình, không hề có con cái", và ngược lại. Đó là nguyên tắc thái độ trung lập phải tuân thủ. Người ta không thể truy tới tận bài Gia đình HCM để biết được HCM có vợ hay không có vợ, đối với wikipedia, vẫn là một nghi vấn. Bạn đã cắt mất một vế "HCM không có ..." và như thế bạn đã vi phạm nguyên tắc thái độ trung lập của wikipedia mất rồi.Ngậm miệng (thảo luận) 10:29, ngày 11 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Chào bạn[sửa mã nguồn]

Tôi thấy bạn cố gắng chứng minh rằng Hồ Chí Minh đã không kết hôn (hoặc tối thiểu là với Tăng Tuyết Minh). Trên phương diện cá nhân tôi, cho tôi xin hỏi bạn rằng, việc chứng minh này có lợi gì cho Hồ Chí Minh, cho Đảng Cộng sản Việt Nam, cho dân tộc Việt Nam, hoặc cho một ai đó? Hoặc nếu ai đó vu oan cho ông đã kết hôn thì họ được lợi gì? Ở đây, tôi xin được biết quan điểm riêng của bạn cũng như lập luận của bạn. Nếu được, xin bạn giải thích cho tôi theo kiểu 1+1=2, một cách đơn giản nhất. Cám ơn nhiều. Dẫu sao tôi cũng đang muốn biết thêm về vấn đề này. Lecongvinh (thảo luận) 14:11, ngày 7 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

OK. Lecongvinh (thảo luận) 11:53, ngày 9 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Trả lời[sửa mã nguồn]

Tôi thấy bạn đã sử dụng nguồn sơ cấp một cách không thích hợp (như đã giải thích từ hôm trước). Mời bạn đọc ý kiến của tôi tại thảo luận của bài. Ctmt (thảo luận) 23:00, ngày 9 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Về "tính đối kháng/chiến đấu", không phải vậy đâu bạn ạ. Với tôi, "chiến đấu" hay "không chiến đấu" không phải là chuyện quan trọng. Tôi đề nghị giải pháp tên đề mục trung tính để tránh áp quan điểm vào thông tin như tình trạng đề mục "phủ nhận đã kết hôn" đã áp vào câu nói "Tôi không có gia đình". Như đã giải thích, nếu đề mục không phải là "phủ nhận đã kết hôn" thì nội dung cả mục (tiêu đề + câu nói) đã không hàm ý suy diễn kiểu "nghiên cứu chưa công bố".

Về bài Hồ Chí Minh, trong thời gian tôi tham gia Wikipedia, tôi chưa thấy bài đó đã được là bài chọn lọc một lần nào. NHD bảo bài đó chưa hề được chọn lọc thì chắc là đúng, vì NHD hay làm những việc liên quan đến bài chọn lọc. Tôi hầu như không tham gia.

Ctmt (thảo luận) 21:33, ngày 10 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Về các bài viết từng là chọn lọc: vài năm trước đây, khi chưa có thủ tục chính thức để chọn lọc một bài viết để đưa lên trang chính, tôi là người thường chọn những bài để đưa lên trang chính. Tôi có đưa ra một danh sách các bài có thể có triễn vọng được đưa vào trang chính, trong đó có bài Hồ Chí MinhChiến tranh Việt Nam. Một số các bài trong danh sách đó đã được đưa lên trang chính, trong khi một số bài khác thì chưa bao giờ được đưa lên trang chính. Sau khi chúng ta tiến hành thủ tục chính thức để chọn bài chọn lọc, danh sách đó hết còn giá trị nữa. NHD (thảo luận) 21:51, ngày 10 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Re: Josephine Stenson[sửa mã nguồn]

Tôi vào link bác đã cho nhưng gặp lỗi "Memory Error" ở website đó. Có thể là do website đang bị quá tải. Bác có biết quyển sách này có nhắc gì đến thân thế bà Stenson không? NHD (thảo luận) 07:58, ngày 10 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Tôi tán thành việc đem các thông tin tranh cãi về tình trạng vợ con của HCM vào bài Gia đình Hồ Chí Minh, ở mục "Vợ", còn bài Tăng Tuyết Minh chỉ nên giữ những thông tinh khẳng định hay phủ định liên quan đến nhân vật này thôi. NHD (thảo luận) 08:16, ngày 10 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Mời bác đọc nhận xét về tác phẩm của Duiker từ Báo Tuổi Trẻ ("cuốn sách đồ sộ về cuộc đời Bác Hồ"), New York Times ("magnificent new biography"), Los Angeles Times ("an impressive diplomatic history of Ho's life"), Tạp chí Time ("a massive but thoroughly readable new biography"), và các tờ báo lớn khác. Tiểu sử của Duiker cũng được nhắc đến trong các bài báo đó. NHD (thảo luận) 11:31, ngày 11 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Ngoài báo Tuổi Trẻ thì còn có báo Lao Động còn giới thiệu quyển này (dùng phông chữ TCVN). Theo bài báo này, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia đã có ý định dịch quyển này ra tiếng Việt nhưng xin phép tác giả cắt bớt một số thông tin không được. NHD (thảo luận) 11:51, ngày 11 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Lại chính tả[sửa mã nguồn]

Tôi thấy bạn cống hiến nhiều bài rất có ý nghĩa trong chiến tranh Việt Nam, nơi những người đi trước của hai bên đã nằm xuống. Tôi không có ý kiến gì. Khi đọc những phần viết của bạn, tôi vẫn cứ gặp lỗi chính tả trong bài. Tôi có nhắc bạn hai lần nhưng thấy vẫn có những lỗi đó, mong bạn khi sửa bài chịu khó đọc lại phần mình đã sửa có lỗi gì không. Thân --Y Kpia Mlo (thảo luận) 00:40, ngày 12 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Bạn sinh năm Kỷ Hợi 1959 à. Sức khỏe còn tốt quá nên tranh cãi hăng thế. Bạn cần học các thành viên lâu năm khác bằng không sức voi cũng mệt thôi à. Đừng ham hố công kích lẫn nhau, hãy chú ý tới ngay luận điểm chính mà không nên chú ý tới các cá nhân nêu ra luận điểm, trừ khi thành viên đó không có luận điểm gì. Bạn hãy sử dụng sức mạnh và ưu thế của mình là nguồn tài liệu phong phú, nhất là tài liệu từ sách, mà bạn có thể tiếp cận dễ dàng. Cộng đồng sẽ trân trọng các đóng góp của bạn vì không phải ai cũng có thể tiếp cận với sách. Bạn hãy chú ý một điều: không có một ai là khách quan và trung lập. Thành viên wikipedia sành sỏi có đẳng cấp có thể viết một câu thật là "khách quan và trung lập" lại là một thành viên kín đáo áp đặt quan điểm của chính mình lên wikipedia, bạn hãy phấn đấu để đạt tới đẳng cấp đó.Ngậm miệng (thảo luận) 08:51, ngày 13 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Không nên xúm vào bôi nhọ anh hùng dân tộc. Trungfan (thảo luận) 04:44, ngày 20 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Nhắc về Thái độ văn minh[sửa mã nguồn]

Rêu rao với người khác về một thành viên là "tâm thần phân lập" như bạn đã làm tại đây là một hành động vi phạm Thái độ văn minh tại Wikipedia. Đề nghị chấm dứt.Chu tiem tap hoa (thảo luận) 08:50, ngày 20 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Đây là thái độ cực đoan để cân bằng với một thứ cực đoan khác! --Sam-2MT 08:56, ngày 20 tháng 8 năm 2009 (UTC)--

Chu tiem tap hoa (thảo luận) 09:01, ngày 20 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Tôi dọa dẫm được với ai với mấy lời nhắc nhở này? Kêu gọi người khác tôn trọng thái độ văn minh và rêu rao họ là "tâm thần phân lập" là 2 thái độ khác nhau quá xa đúng không?.Chu tiem tap hoa (thảo luận) 09:12, ngày 20 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Ai phong cho Nguyễn Tiến Trung là anh hùng dân tộc vậy. Dùng từ như thế còn là nhẹ đấy, nói đúng ra thì đây là sự lừa bịp. --Sam-2MT 09:37, ngày 20 tháng 8 năm 2009 (UTC)--

--Двина-C75MT 03:04, ngày 17 tháng 9 năm 2009 (UTC)--[trả lời]

Suleiman I[sửa mã nguồn]

Ibrahim Pasha được đưa lên làm quan thái tể vào năm 1523 và thống lĩnh toàn bộ quân đội. Suleiman cũng trao cho Ibrahim Pasha danh hiệu beylerbey của rumelia, cho Ibrahim quyền định đoạt tất cả lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ ở châu Âu, cũng như quyền điều động binh lính thường trú tại lãnh địa ấy trong thời chiến. Theo người ghi sử thế kỷ 17, Ibrahim đã yêu cầu suleiman không trao quá nhiều quyền tự trị cho những vùng đất ấy vì lo rằng như vậy sẽ mất an ninh; Suleiman trả lời rằng dưới quyền cai trị của ông ta, trong bất cứ trường hợp nào, Ibrahim sẽ không bao giờ bị phế bỏ.

Tuy nhiên, cuối cùng thì Ibrahim cũng để mất uy tín với quốc vương. Trong 13 năm làm tể tướng, sự thăng tiến nhanh về quyền lực của ông ta và hàng đống của cải to lớn đã làm Ibrahim có thêm nhiều kẻ thù trong số các quan chức của quốc vương. Bản báo cáo của Ibrahim với quốc vương về cuộc vận động chống lại đế quốc safavid Ba Tư hành động đã đạt đến sự trơ tráo: đặc biệt là việc ông ta coi quốc vương serasker chỉ là hình thức được xem như là một sự sỉ nhục đối với suleiman.

Sự ngờ vực của Suleyman đối với Ibrahim bị làm tồi tệ hơn bởi mâu thuẫn giữa Ibrahim và Công bộ thượng thư Iskender Chelebi. Mâu thuẫn này kết thúc bằng âm mưu ám hại Chelebi, do Ibrahim đã ra sức thuyết phục Suleiman để khép vị thượng thư này vào chết. Tuy nhiên, trong lời nói cuối cùng trước khi chết, Chelebi đã lên tiếng buộc tội Ibrahim đã âm mưu chống lại sultan.

Lời nói lúc hấp hối của ông này đã thuyết phục suleiman về sự phản bội của Ibrahim, và ngày 15 tháng Ba năm 1536, cái xác không hồn của Ibrahim đã được tìm thấy trong cung điện topkapi.