Thảo luận Thành viên:Sholokhov/Lưu 1

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hoan nghênh[sửa mã nguồn]

Xin chào Sholokhov/Lưu 1!
Wikipedia tiếng Việt đến nay đã có 1.292.199 bài, đó là kết quả đóng góp quý báu của rất nhiều thành viên trong Wikipedia, mà mọi người đều bắt đầu như bạn. Bạn đã khởi đầu rất tốt và mong rằng bạn sẽ mang đến những đóng góp có giá trị cho quyển bách khoa toàn thư mở này.
Mời bạn giới thiệu về bản thân tại trang thành viên:Sholokhov/Lưu 1.
Khi thảo luận, bạn nhớ ký tên bằng cách dùng 4 dấu ngã ~~~~!.
Bạn hãy nhớ các nguyên tắc
không viết những gì không bách khoa,
không truyền lên hình ảnh thiếu nguồn gốc,
không vi phạm quyền tác giả.
Đầu tiên bạn nên mạnh dạn
thử mọi liên kết mà bạn muốn,
thử sửa bài thoải mái tại đây,
đề nghị giúp đỡ của bất cứ ai.
Những chỉ dẫn có ích: các câu thường hỏi, cách viết bài mới, soạn thảo bài, trình bày bài, sách hướng dẫn.
Welcome to the Vietnamese Wikipedia, and thank you for registering! If you do not speak Vietnamese, feel free to use our guestbook for non-Vietnamese speakers.

Lời khuyên cuối cùng, bạn hãy làm lần lượt: thử, đọc, hỏi rồi hẵng viết. Chúc bạn thành công.

Vương Ngân Hà 16:13, 28 tháng 12 2007 (UTC).

Ngày 30/1/2008 Cảm ơn bác Vương Ngân Hà đã tin tưởng cháu. Cháu sẽ cố gắng đóng góp nhiều hơn cho Wikipedia Tiếng Việt. Sholokhov

Sholokhov gõ 4 dấu ~ liên tiếp khi ký tên. Quan trọng hơn là ký tên mình chứ đừng ký tên người khác như đã làm trong Thảo luận:Xe tăng. Mekong Bluesman (thảo luận) 19:26, ngày 8 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Theo tiền lệ của Wikipedia thì sau mỗi thảo luận thì nên ký tên của mình để người đọc hiểu và để các thảo luận không bị dính vào nhau.

Ký tên của mình dễ nhất là gõ 4 dấu ~ liên tiếp (thí dụ ~~~~), lúc đó thì máy chủ của Wikipedia sẽ thay thế 4 dấu ~ đó bằng: tên của thành viên, liên kết đến trang thảo luận của thành viên đó và ngày tháng năm giờ phút giây tại thời điểm đó.

Mekong Bluesman (thảo luận) 18:23, ngày 12 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Ký thế này ạ ? Sholokhov (thảo luận) 18:26, ngày 12 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đúng rồi. Và Sholokhov cũng cần biết thêm là khi bắt đầu với dấu : (bắt đầu có nghĩa là không có ký tự nào, dù là khoảng trắng, phía trước) thì câu sẽ thụt vào 4, 5 ký tự (như câu này của tôi). Cách hay nhất là dùng thời giờ tìm hiểu trước khi viết. Mekong Bluesman (thảo luận) 20:35, ngày 12 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Chính vì cần thêm thông tin để người đọc tự đánh giá cái hay và cái dở của mỗi phe, Hồng quân và Bạch vệ, chứ để bài viết thế này thì không ổn :p Phe bạch vệ chiến đấu để bảo vệ nước Nga mà họ cho là phù hợp với họ, bảo vệ những quyền lợi mà họ cho là tốt cho nước Nga. Không phải ngẫu nhiên mà thời gian gần đây một loạt tướng Bạch vệ cũ được làm lễ cải táng mang về chôn cất ở Nga. Nếu bạn có thể đóng góp thêm được cho bài này thì tốt quá, đây là một chủ đề rất hay. Rotceh (thảo luận) 02:32, ngày 2 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Re: Khuyển Dạ Xoa[sửa mã nguồn]

Sholokhov thân mến, Khuyển Dạ Xoa là việc dịch rất chính xác Inuyasha. Tôi vẫn nghe nhiều người Việt Nam gọi nhân vật đó là Khuyển Dạ Xoa. Song Wikipedia tiếng Việt là Wikipedia viết bằng tiếng Việt cho toàn thế giới, không cho riêng người Việt Nam ở Việt Nam. Tôi nghĩ gọi là Inuyasha thì ở đâu cũng hiểu. Còn gọi Khuyện Dạ Xoa thì chỉ chúng ta, những người ở Việt Nam, hiểu thôi. Cũng tương tự, tôi nghĩ cách gọi Ukraine được nhiều người trên toàn thế giới biết đến hơn là cách gọi Uy Kiên. Có thể suy nghĩ như trên của tôi là sai. Sholokhov nếu không đồng tình với việc sửa cách gọi như vậy, thì mời cứ bạn revert lại sửa đổi của tôi nhé. Thân, --Bình Giang (thảo luận) 08:38, ngày 13 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Ngay sau cụm Khuyển Dạ Xoa xuất hiện đầu tiên trong bài, bạn cho thêm "(tiếng Nhật: Inu Yasha)" là đủ. --Bình Giang (thảo luận) 14:08, ngày 15 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Cái web nuocnganet có khá nhiều bài viết vớ vẩn mà chủ yếu là ca ngợi Nga 1 cách mù quáng-Như mấy bài về Stalingrad chẳng hạn, hợm quá. Nga Sô cũng tàn bạo có kém Đức đâu mà cứ ca bài "anh hùng" mãiMèo gàn (thảo luận) 23:48, ngày 25 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Thành tích của nước Nga vĩ đại của cậu đâyMèo gàn (thảo luận) 00:02, ngày 26 tháng 6 năm 2008 (UTC) http://www.lettia.lv/en_a_baigais-gads.html[trả lời]

Khorloogiin Choibalsan cùng với bộ sậu của ông ta đều do các chiến sĩ Nga ngố dựng lên, quân đội, cảnh sát mật Mông Cổ đều do các chỉ huy Nga như Boris Gromov chỉ huy thì không gọi MC là con bù nhìn thì là con gì hả bạn?Mèo gàn (thảo luận) 08:14, ngày 30 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Không trung lập Wiki[sửa mã nguồn]

Trong Wiki, thông báo {{không trung lập}} có thể nhắc đến một số từ ngữ mang cảm xúc của người viết vào bài. Tôi sửa giúp những từ này một lần để bạn rút kinh nghiệm nhé. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 14:59, ngày 16 tháng 8 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Chẳng có gì nặng nhẹ đâu Sholokhov à, mình chỉ ghi lại những thông tin đã phát hành thôi. Nếu có một cuốn sách của CHND Triều Tiên dùng từ Phản bội tổ quốc hoặc đối phương gọi họ là những người anh hùng thì ta trích dẫn vào đây. Khi chưa có sách thì phải nghĩ ra một từ gì đó cho bao quát và hợp lí nhất. Người chống chính quyền BN, người bỏ trốn chính quyền BN v.v. Tôi nghĩ chưa ra từ nào hợp hơn cả, Sholokhov nghĩ thử tiếp xem sao. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 16:05, ngày 16 tháng 8 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Tôi cố giúp bạn một bài vì hai điều. Một là Sholokhov viết bài tận tâm, tận tâm đối với tôi không phải là phải cho ra một bài tuyệt hảo mà làm việc hết sức mình. Vì thế tôi tận tâm lại với bạn để bạn tự đi tiếp. Hai là tôi rất kém tiếng Anh, đọc hiểu láng máng, phải dùng từ điển nhiều nên mất nhiều thời gian nên phải dành thời gian vào những lĩnh vực khác có lợi cho wiki hơn. Nói thế không phải tôi sẽ bỏ mặc bạn, tôi sẽ sẵng sàng trả lời theo khả năng của mình, nhưng trong tương lai tôi sẽ giới thiệu bạn đến những thành viên am hiểu trong từng lĩnh vực. Bạn tiếp tục sửa bài đi, sẽ còn nhiều người tham gia cùng bạn vào bài đó. Thân. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 18:41, ngày 16 tháng 8 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Chiến tranh Punic[sửa mã nguồn]

Sholokhov đừng viết trận Cannae nhé, để tôi. Grenouille vert (thảo luận) 17:35, ngày 30 tháng 8 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Ok không vấn đề, nhưng tôi nghĩ nên là "Trận hồ Trasimene" thì thích hợp hơn. Grenouille vert (thảo luận) 18:09, ngày 30 tháng 8 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Bài viết trên wikipedia là của chung, ai cũng sửa được. Có điều bài trận Cannae tôi đang đề cử chọn lọc nên chăm chút khá kĩ, nếu Sholokhov có thêm thông tin thì chú ý một chút về nguồn tham khảo và tính liền mạch của đoạn văn, vậy thôi. Grenouille vert (thảo luận) 22:40, ngày 31 tháng 8 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn góp ý của Sholokhov, tôi đã sửa lại (một phần vì bên wikipedia tiếng Anh dùng lẫn lộn Hispania và Iberia). Phần bạn thêm vào không có vấn đề gì, nó có hơi hướm của sách Almanach trước đây thì phải. Bài hiện đã tốt, tôi thấy Sholokhov có thể dùng nó để làm sườn viết các bài về chiến tranh khác. Grenouille vert (thảo luận) 08:44, ngày 1 tháng 9 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy bài ổn. Grenouille vert (thảo luận) 20:33, ngày 3 tháng 9 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Kí tên 2[sửa mã nguồn]

Sholokhov chỉ nên kí tên ~~~~ cuối đoạn mình viết, chữ kí đầu dòng không có nghĩa. Nếu bạn tiếp tục một cuộc đối thoại thì lùi vào

một khoảng trống
hay hai khoảng trống bằng mã : ở đầu dòng. Thân mến. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 18:39, ngày 30 tháng 8 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nhờ giúp đỡ[sửa mã nguồn]

Sholokhov xem và chỉnh sửa giúp tôi tiêu bản này nhé. Tôi chưa đọc truyện này nghiêm túc bao giờ, toàn đọc trên WP, nên tất nhiên sẽ có nhiều lỗi. Tôi dịch tiêu bản này từ bên tiếng Anh sang. Bạn đối chiếu với bên đó qua inter wiki nhé. Cảm ơn Sholokhov.--Bình Giang (thảo luận) 02:35, ngày 1 tháng 9 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nhất trí. --Bình Giang (thảo luận) 16:21, ngày 2 tháng 9 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Cảm ơn Sholokhov. Thế còn Sesshomaru's Mother thì trong truyện bản tiếng Việt gọi là gì? Có phải là Mẹ Sesshomaru?--Bình Giang (thảo luận) 14:15, ngày 3 tháng 9 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi đã gỡ {{Wikify}} khỏi bài Inu no Taishou. Có bài Inu Yasha (nhân vật), tôi thấy vẫn còn nhiều chỗ lủng củng. Người viết đầu là Sara lâu không thấy, nên nếu Sholokhov có thời gian thì sửa giúp với. Tôi vừa xem lại loạt bài về Đôrêmon, thấy tên các nhân vật trong truyện đó đều đã được Việt hóa và bài về họ ở WP cũng dùng tên Việt hóa. Có lẽ chúng ta nên dùng tên Việt hóa cho các nhân vật trong Inu Yasha như Sholokhov chủ trương. Tôi sẽ kiểm tra cách gọi nào phổ biến hơn trong các website bằng tiếng Việt. --Bình Giang (thảo luận) 02:41, ngày 4 tháng 9 năm 2008 (UTC)[trả lời]

kết quả tìm qua Google.com.vn với những trang viết bằng tiếng Việt (tìm đến trang cuối)

  • Inu Yasha: 376 hits ([1])
  • Inuyasha hoặc InuYasha (google không phân biệt hai cách này): 494 hits ([2])
  • Khuyển Dạ Xoa và các tương tự viết hoa với không viết hoa: 315 hits ([3])

Tôi sẽ ra hiệu sách xem các bản in nữa. --Bình Giang (thảo luận) 02:51, ngày 4 tháng 9 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Khi ở trong tên gọi, の không có nghĩa gì. Mà cũng chỉ tên ngày xưa mới có の thôi. Theo tôi biết thì の không phải là Chi. Có nhiều tên nhân vật trong Inu Yasha tôi không biết sao có thể phiên âm ra tiếng Việt như vẫn thấy, như Kagome Higurashi (nếu nguyên tiếng Nhật là 日暮かごめ, Higurashi Kagome). 日暮 thì đúng là Nhật Mộ rồi. Còn かごめ sao lại là Li thì tôi băn khoăn lắm. Nhưng nếu Việt Nam quen gọi thế rồi thì cứ chấp nhận thôi, khỏi cần truy nguyên cho rắc rối.--Bình Giang (thảo luận) 04:50, ngày 5 tháng 9 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Mình đã đọc Mẹ của Sesshomaru và Đao Đao Trai ngay khi Sholokhov viết xong cơ. Nhưng những bài tới, bạn nhớ xếp thể loại và cho ít nhất một liên kết sang bài tương ứng ở WP tiếng khác nhé (tất nhiên nếu họ chưa viết thì thôi).--Bình Giang (thảo luận) 14:28, ngày 10 tháng 9 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Hình ảnh[sửa mã nguồn]

Luật về hình ảnh thì nhiều nhưng về bản chất có thể chia thành hai nhóm đơn giản. Hình của tôi và hình không phải của tôi.

Hình mình tự tạo ra (ví dụ: hình chụp cảnh thiên nhiên, tác phẩm hội họa ở dạng số, ảnh đồ họa v.v.) là tài sản (tài sản trí tuệ) của mình. Tác giả của những tấm hình này cũng chính là người có thể trả lời tất cả có thông tin về ảnh, là người chịu trách nhiệm về những công bố của mình về nguồn gốc ảnh và giấy phép cho phép sử dụng ảnh.

Wikipedia khuyến khích đăng tải các hình ảnh tự tạo (nên đăng tải lên kho dữ liệu chung bên Commons). Khi tải lên Wikipedia tiếng Việt, cần ghi hai thông tin sau: Thông tin về ảnh

{{Thông tin
|Miêu tả =
|Nguồn = Tôi sáng tạo ra toàn bộ tác phẩm
|Ngày =
|Tác giả = ~~~
|Phiên bản khác =
}}

Thông tin về bản quyền, nên dùng {{self |cc-by-sa-3.0| GFDL}}

Các ảnh không phải của mình tạo ra cũng có thể sử dụng tại Wikipedia, tuy nhiên người đăng tải có trách nhiệm thông báo

  • tác giả hay chủ nhân của tấm ảnh, nguồn ảnh (tất nhiên là nguồn có thể kiểm chứng được)
  • giấy phép sử dụng ảnh

Sholokhov bấm vào nút Tải tập tin lên (bên trái) sẽ thấy cá khả năng tải hình cho từng loại hình. Theo tôi, anh Tânanh Apple là những người có kinh nghiệm nhất trong lĩnh vực bản quyền hình ảnh. Tạm thế nhé. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 13:09, ngày 13 tháng 9 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Để tôi trả lời cho bạn từng cái nhé (có đánh số thứ tự)
  1. Hình do mình chụp: hình này tốt, rất tốt là đằng khác, đây là hình của bạn nên bạn muốn chỉnh màu sắc, hay "mông má" như bạn nói ra sao để hình mình đẹp mà không làm mất thông tin trong hình là được. Chỉ chú ý về hình chụp các loại tác phẩm nghệ thuật như tượng đài, tranh ảnh (vì phải xét đến bản quyền của vật thể đó rồi mới tính đến bản quyền do mình chụp), và hình chụp con người trong hoàn cảnh riêng tư (đừng làm paparazzi).
  2. Hình do mình download từ trang web thì phần lớn là không tốt, có hai cách lựa chọn, bạn có thể liên hệ với tác giả gốc của hình, và đề nghị người đó phát hành hình đó dưới một giấy phép tương thích GFDL, cụ thể xem tại Wikipedia:Xin cấp phép bản quyền. Lựa chọn thứ hai, chỉ dùng khi biết chắc không thể tạo ra hình tương tự một cách tự do, và hình sẽ đóng góp rất tốt cho bài viết, hãy sử dụng một cách hợp lý, với các điều kiện và tiêu chí sử dụng ngặt nghèo, xem WP:KTD.
  3. Hình do bạn bè tặng sẽ giống như mục 1 nếu bạn biết chắc chính tay họ chụp nó, và gần như chắc chắn không than phiền nếu bạn xem đó là của mình (còn nếu rắc rối gì thì bạn sẽ phải chịu trách nhiệm - bằng cách cấm tài khoản của bạn vì lý do thiếu trách nhiệm chẳng hạn). Còn thật sự không rõ nguồn gốc thì hãy xem nó như mục 2 (với cái khó là không biết từ đâu, nên không xin xỏ gì được, chỉ có thể dùng ở dạng sử dụng hợp lý).
  4. Trường hợp này khỏi phải bàn đến há.
Trả lời cho các câu hỏi thêm của bạn:
  • Như tôi đã nói ở trên, mục 3 và 4 hay 1, 2 thì hãy xét đến điều kiện nào ở trên là đúng đắn với nó.
  • Hình chụp màn hình là hình chụp màn hình, bìa sách là bìa sách, đâu có giống nhau. Bạn có thể xem Wikipedia:Thẻ quyền cho hình ảnh để xem tất cả các tiêu bản thẻ quyền, để lựa chọn cái nào tương ứng với hình đó. Nhớ trước khi dùng thì xem qua nội dung tiêu bản nó thế nào, vì tuy được viết sẵn, nhưng đó được xem như lời tuyên bố của chính bạn (nội dung thường có dạng "tôi tuyên bố hình này là hình chụp bìa cuốn sách, và tôi tin sử dụng hợp lý được vì tôi chỉ dùng nó tại..., với mục đích...").
  • Bạn mông má tức là bạn chỉ tạo thêm bản quyền, chứ không tạo mới bản quyền. Do đó, hãy xét tình trạng bản quyền của tác phẩm gốc, rồi hãy mông má. Ví dụ, hình do bạn chụp, bạn giữ bản quyền, điều đó thoải mái; hình chụp màn hình phần mềm trên Windows, dù bạn có sửa màu sắc, ghép hình,... thì bản chất của nó vẫn là hình chụp màn hình, bạn có thể làm cho nó rõ hơn, nhưng không thể nói đó là của mình.
  • Xin phép bản quyền thì bạn xem hướng dẫn đã nói trang Xin phép nhé.
Phù, mệt quá :), bạn hỏi rất rộng, nếu bạn còn nghi ngờ, hãy đặt câu hỏi với tôi, tốt nhất là từng hình cụ thể để dần dần làm quen. Ví dụ, bạn có thể hỏi dạng "tôi định thêm hình cho bài viết này, hình của tôi lấy từ..., vậy tôi nên làm thế nào, có nên tải lên hay không và mô tả thế nào cho đúng", tôi sẽ hướng dẫn cho bạn kĩ lưỡng và dễ dàng hơn. Thân. Tân (trả lời) 16:06, ngày 16 tháng 9 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Vẫn có nhiều tấm hình lịch sử chiến tranh hoặc hình các nhân vật đã mất lâu đang sử dụng hợp lý tại đây mà chẳng rõ nguồn gốc gì, chẳng qua lấy từ trang web này, trang web kia, nhưng bản thân trang web đó cũng chẳng phải tác giả thật sự. Thông tin về hình càng nhiều thì lý do sử dụng hợp lý càng chặt chẽ, càng hợp pháp mà thôi. Tân (trả lời) 16:35, ngày 16 tháng 9 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Xin lỗi vì trả lời muộn, hướng dẫn cụ thể chi bằng chỉ một nơi đã có hướng dẫn cho bạn xem thử nhé. Bạn có thể vào Wikipedia:Tải tập tin lên, nhấn vào mục "Hình đã có ở dự án Wikimedia khác", nó sẽ hiện ra trang tải hình mà bên trên có một phần hướng dẫn tôi nghĩ là sẽ trả lời câu hỏi của bạn một cách thỏa đáng. Bạn cứ tiếp tục hỏi nếu còn thắc mắc, tôi rất vui được giúp đỡ bạn. Tân (trả lời) 04:49, ngày 27 tháng 9 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Cảm ơn góp ý[sửa mã nguồn]

Cảm ơn góp ý của "cụ non" Sholokhov, một gương mặt hoàn toàn mới với mình. Mình xin ghi nhận đóng góp hoàn hảo đó (mình chưa từng nghĩ ra trước đây nên trong vấn đề tên bài đã tranh cãi quyết liệt với các thành viên khác) và xin làm quen với gương mặt mới. Cảm ơn lắm lắm.Ess (thảo luận) 12:46, ngày 14 tháng 9 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Ngày trước, mỗi lần bấm nút và hiện lên cửa sổ sửa đổi là có sẵn một loạt ký tự Romaji để ta chọn, đỡ phải copy and paste. Nhưng không hiểu sao dạo này các ký tự đó lại bị dời đi mất và thay vào đó là hàng loạt ký tự chữ cái và dấu tiếng Việt. Cái này phải hỏi các bảo quản viên thôi.Bình Giang (thảo luận) 14:11, ngày 18 tháng 9 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Bây giờ bạn tự chọn kí tự theo ý muốn ở cái ô phía dưới cùng ấy, mặc định là mã wiki. Ngoài ra còn có mấy chục bộ kí tự đặc biệt. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 14:32, ngày 18 tháng 9 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Myoga và vấn đề định hướng[sửa mã nguồn]

Myoga được dùng làm trang đổi hướng đó mà. Sholokhov đến thẳng trang đó để tham khảo.

  • Nếu Myoga là được hiểu áp đảo là củ, bạn có thể sửa bài đó với nội dung của Myoga (củ). Sau đó tạo trang Myoga (định hướng), trong đó giới thiệu các từ bao gồm phần từ Moyga.
  • Nếu không có nghĩa nào trội hơn ta viết bài Moyga (củ), còn Myoga dùng làm trang định hướng.

Xem ví dụ:

Tư liệu lịch sử về Tây Sơn-Chúa Nguyễn[sửa mã nguồn]

Trang này sẽ có: Nhà Tây Sơn của Quách Tấn, Quách Giao; Lịch Sử Nội Chiến Việt Nam 1771-1802 của Tạ Chí Đại Trường (cuốn này tôi làm mất tìm mãi để mua lại mà không có, bán chạy lắm); Việt Sử toàn thư của Phạm Văn Sơn.

Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim: cuốn 1; cuốn 2

Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục của Quốc sử quán triều Nguyễn.

Nếu muốn tìm hiểu về từng khu vực trong cuộc chiến thì có Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức (tập hạ; tập trung; tập thượng); khu vực miền Bắc thì Hoàng Lê Nhất Thống Chí của Ngô Gia Văn Phái toàn tập.

Lời khuyên là đừng có dùng khi viết, tìm cách mua sách in mà dùng (hiện giờ hầu hết sách trên đây đều đã có tái bản, giá cũng phải chăng).

Khi nào đọc hết cả cứ kêu tôi, tôi sẽ đưa thêm cho. Khang Thần Kinh (thảo luận) 09:39, ngày 20 tháng 9 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Củ gừng trong tiếng Nhật phát âm là shouga (しょうが). Vậy nó đồng âm khác nghĩa với tên của vợ của Myoga chứ.--Bình Giang (thảo luận) 14:14, ngày 21 tháng 9 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Ý của Sholokov là nhờ mình thẩm định (nói hơi quá) tính đúng đắn của bài viết hả? Đồng ý thôi, bài quá ngắn. Mình hứa sau Chủ nhật sẽ làm xong. Okie Tookie, Pal. --Ess (thảo luận) 13:08, ngày 25 tháng 9 năm 2008 (UTC) Nó cùng họ với gừng à? Chắc vì thế mà người ta gọi là Myoga Ginger--Ess (thảo luận) 13:10, ngày 25 tháng 9 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Sholokov ơi, khó quá. Hồi lớp 9, mình tham khảo thầy Anh Văn trong trường để hỏi nghĩa từ miso, thì thầy bảo đó là một loại gia vị của người nước ngoài (có thể hiểu nôm na là tinh dầu, hay dầu mùi). Nhưng khi chơi Harvest Moon: Friends of Mineral Town, thì thấy cái món miso soup được làm từ các loại rau củ (đặc biệt là cà chua) và một gia vị không thể thiếu gọi là miso. Rốt cuộc là mình không biết nên gọi là món gì, chắc nên gọi là canh rau cho thân thuộc. Sholokov nghĩ sao? --Ess (thảo luận) 14:52, ngày 26 tháng 9 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đang xem và đang dịch Sho. đừng dịch mấy cái đó nữa. --Ess (thảo luận) 15:37, ngày 26 tháng 9 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Mời Sholokov xem bản phụ chú đầu tiên. Cái tên Sholokov giống với nhà văn Sô-lô-cốp của Nga quá.Ess (thảo luận) 15:42, ngày 26 tháng 9 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Mệt quá, mai làm tiếp. Mình vừa trải qua một tuần quân sự thật là "đuối". Tuần sau là tuần cuối rồi, cố lên. Chào bạn mới.Ess (thảo luận) 15:45, ngày 26 tháng 9 năm 2008 (UTC)[trả lời]

À, là bảo đừng dịch thêm bất cứ từ gì trong bài Myoga trong lúc mình đang dịch, nên dịch hoặc bổ sung khi mình làm rồi để tránh trường hợp mất thông tin. Mình thích truyện "Số phận con người" của ông Kov.. lắm (SGK thí điểm phân ban tập 2, 2006-2007). --Ess (thảo luận) 03:55, ngày 27 tháng 9 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Độ bách phân là độ C hả?
Chỉ là đoạn trích Số phận con người, từ khi Sô-cô-lốp gặp bé Va-ni-a cho đến khi họ chuyển đến Ka-sa-rư.--Ess (thảo luận) 11:35, ngày 27 tháng 9 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Nhầm thôi Kov ạ, nhưng thôi kệ nó, chả sao. Rốt cuộc hai cái là một.Ess (thảo luận) 06:04, ngày 9 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Phiên thiết và phiên âm[sửa mã nguồn]

Tôi cũng không rõ hai cái này khác nhau thế nào. Đã đọc bài Phiên thiết Hán-ViệtPhiên âm Hán-Việt rồi, nhưng tôi thấy rắc rối, không nhớ được. Sholokhov thử hỏi user:VietLong, user:Nguyễn Thanh Quang, user:Viethavvh xem.--Bình Giang (thảo luận) 04:50, ngày 24 tháng 9 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Trường hợp bạn hỏi phải viết là "phiên âm Hán Việt: Minh Gia" hoặc "âm Hán Việt: Minh Gia". Avia (thảo luận) 09:59, ngày 24 tháng 9 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Phiên âm Hán Việt là ghi âm Hán Việt (cách đọc của người Việt) của 1 chữ Hán nào đó: Chữ 冥 phiên âm Hán Việt là Minh.

Phiên thiết là dùng 2 chữ Hán khác (coi như đã biết cách đọc) để ghi cách đọc của 1 chữ Hán nào đó (mà người đọc chưa biết cách đọc nên phải tra) và thường chỉ sử dụng trong từ điển tiếng Hán. Ví dụ bạn không biết chữ 冥 đọc là gì, khi đó tự điển tiếng Hán sẽ ghi, giả dụ "mã vinh thiết" (đọc theo âm Hán Việt) và bạn ghép phụ âm của chữ Hán đầu tiên (mã) là m với vần của chữ Hán thứ 2 (vinh) là inh: m+inh = minh (với giả định là bạn biết cách đọc 2 chữ mã và vinh). Khi người Việt dùng ngay phiên thiết của Trung Quốc (trong tự điển của họ) để đọc âm Hán Việt thì đó là phiên thiết Hán Việt.

--Nguyễn Việt Long (thảo luận) 15:42, ngày 26 tháng 9 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Cảm ơn, bạn có thể giúp mình vận động người khác nữa được không? NapoleonQuang (thảo luận) 08:06, ngày 27 tháng 9 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi sẽ xem việc chuyển giao sau. NapoleonQuang (thảo luận) 09:33, ngày 27 tháng 9 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Sholokhov xem thử trong thể loại này en:Category:InuYasha có bài mình cần không? Thaisk (thảo luận, đóng góp) 20:09, ngày 27 tháng 9 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Sholokhov có thể xem nội dung trước khi hai bài đó được làm bài chuyển hướng Mama (InuYasha), Granpa (InuYasha). Thân. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 07:48, ngày 28 tháng 9 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Re:Một hình dùng ở nhiều bài[sửa mã nguồn]

Có cái gì đó lấn cấn chứng tỏ bạn chưa nắm quy tắc bản quyền hình đấy nhé. Bạn đã nói là "hình do mình tự chụp" thì tại sao lại phải "sử dụng hợp lý"? Tôi nhắc lại là nếu hình bạn tự chụp thì nếu bạn muốn nó sẽ là hình tự do, bạn muốn dùng nó ở bao nhiêu bài viết cũng được; còn nếu bạn tự scan, chụp lại thì bạn đừng dùng chữ "tự chụp" sẽ gây khó hiểu cho người khác và cho chính bạn đấy. Nếu là hình không tự do, bạn vẫn có thể sử dụng hợp lý tại bài khác, nhưng vẫn là nguyên tắc, nghĩ cho kỹ nó có hợp lý hay không (theo Wikipedia:Tiêu chuẩn cho nội dung không tự do) và nhớ ghi thêm một tiêu bản cơ sở hợp lý cho bài bạn định thêm. Một trang mô tả hình có thể có một tiêu bản thẻ quyền không tự do + nhiều cơ sở hợp lý cho từng bài mà nó xuất hiện. Tân (trả lời) 01:46, ngày 30 tháng 9 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Gōkuryūha[sửa mã nguồn]

Chiêu đó hình như viết bằng kanji là 獄龍破, âm Hán-Việt là ngục long phá trong đó 獄 (ngục) là nhà tù, 龍 (long) là con rồng, 破 (phá) là phá (phá hỏng, phá vỡ, phá hoại,...) :D. Cả ba chữ ghép lại có nghĩa là gì hả Sholokhov? --Bình Giang (thảo luận) 12:59, ngày 2 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đúng là phải đọc như Sholokhov thì mới hiểu được nghĩa cái tên của chiêu trên, chứ đoán mò từ kanji thì chẳng ra. Btw, kenatsu nếu viết bằng kanji là 検圧 thì sẽ đọc là ken-át-tsu (chứ không phải là ken-natsu) và có âm Hán Việt là kiếm áp.--Bình Giang (thảo luận) 13:54, ngày 2 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi vội nên nhầm. Máy tính tôi dùng bàn phím của Nhật, chỉ vội một cái là kanji và hiragana lộn tùng phèo luôn. Lát nữa tôi sẽ sửa lại.--Bình Giang (thảo luận) 02:17, ngày 7 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Cú đấm phúc âm[sửa mã nguồn]

Tôi có xem phim truyền hình dựng theo truyện này. Về cuối anh chàng Kosaku và sister Angela (sau không tu nữa) thành vợ chống. Kosaku cuối cùng cũng giành ngôi quán quân boxing. Manga thì có kết cục như thế không hả Sholokhov?--Bình Giang (thảo luận) 16:24, ngày 4 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Re:Infobox Manga[sửa mã nguồn]

"Episode" tiếng Việt là "đoạn, hồi", tôi thấy có khác nhau một tí trong manga và anime. Manga người ta một lần xuất bản một cuốn truyện, trong đó có nhiều chapter, trong mỗi chapter lại có episode, còn anime thì mỗi buổi chiếu một đoạn khoảng 20 phút là 1 episode. Hic, khó lắm Sholokhov à, mình chỉ có thể dịch phiên phiến sao cho người đọc họ nhận biết đó là cái gì thôi. Có một cảm giác là người Nhật họ viết truyện tranh giống như truyện kiếm hiệp Trung Quốc vậy, có cuốn thượng, cuốn hạ, mỗi cuốn nhiều chương, một chương nhiều hồi. Văn hóa khác khó dịch thật. Runtime chắc thời gian công chiếu, Sholokhov thấy nó sai thì cứ sửa thoải mái, đó là cách dịch thôi, chỉ đừng sửa lớn mã, sẽ khiến các trang hiện có vỡ hết. Tân (trả lời) 03:14, ngày 5 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Xin lỗi Sholokhov là mấy hôm nay tôi rất bận nên không muốn xem rồi...sa đà vào mớ tiêu bản, nhưng tôi thì tin ai cũng có thiện ý hết. Tốt nhất bạn hãy dùng Tiêu bản:Thử, sau đó mở 2, 3 trang hiện đang dùng tiêu bản manga, sửa trang và đổi tên tiêu bản rồi "Xem thử" xem nó có bị sao không. Nếu ok thì không sao, còn có vấn đề thì hãy cẩn thận, và tốt nhất là nhờ một người khác có kinh nghiệm hơn. Tân (trả lời) 14:00, ngày 6 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Mezon Ikkoku[sửa mã nguồn]

Sholokhov à, Mezon Ikkoku theo như bài bên ja.wiki là một cái apatto, vậy là thứ nhà cho thuê theo hợp đồng, ngắn là từng tháng một, dài là từng hai năm một. Tuy nhiên cái apatto này có tới 6 tầng (không rõ mỗi tầng có mấy căn hộ), nên gọi là chung cư cũng không sao.--Bình Giang (thảo luận) 16:13, ngày 7 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Lúc đó tôi đang dùng nhờ máy tính người ta. Không biết máy tính đó có mấy con spyware hay không nữa, nên không log on cho chắc kẻo lộ mật khẩu. Hề hề. Tính tôi dát chết nhỉ.--Bình Giang (thảo luận) 16:13, ngày 7 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Sholokhov ơi, tôi nhầm quá. Ikkoku là một apatto chỉ có 2 tầng và tổng cộng 6 căn hộ. Loại apatto hai tầng này thì ở Nhật rất nhiều, và thường có đặc điểm là mỗi căn hộ cũng không lấy gì làm rộng rãi. Như vậy gọi Ikkoku là chung cư thì không ổn rồi, phải không? --Bình Giang (thảo luận) 14:48, ngày 9 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Sholokhov để tên bài là Mezon Ikkoku là chuẩn quá rồi còn gì.--Bình Giang (thảo luận) 15:02, ngày 9 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Cái loại nhà như apatto của Nhật không rõ các nước khác có không. Mấy khu nhà trọ của tư nhân cho sinh viên thuê ở Hà Nội cũng có cái giống apatto. Chắc cần có bài apatto mất, nhỉ Sholokhov nhỉ.--Bình Giang (thảo luận) 15:12, ngày 9 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Mình chưa xem drama của Mezon Ikkoku.--Bình Giang (thảo luận) 15:13, ngày 9 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nhạc Inu Yasha, vân vân và vân vân[sửa mã nguồn]

Chào Sholokhov! Tên bạn hơi khó nhớ nên cho Sara gọi tắt là Sholo nhé! Cám ơn bạn đã có lời mời, nhận được tin nhắn từ hôm trước nhưng bây giờ Sara mới trả lời Sholo được. Sara đã viết một số bài mới về ca sĩ trong InuYasha và còn dịch tên bài hát nữa. Mà Sholo này, bạn có biết nghĩa chính xác của "Dearest"(bài hát kết thúc InuYasha) là gì không? Còn việc bạn muốn hoàn thành chủ đề về InuYasha thì có lẽ hơi lâu vì Inu có rất nhiều nhân vật, mà cho Sara hỏi một chút: Bạn kiếm đâu ra tư liệu viết bài mà dài vậy? Còn về các bài viết về ca sĩ trong InuYasha thì Sara sẽ cố gắng hoàn thành thật tốt trong thời gian ngắn nhất! Tạm biệt, Sholokhov! Chúc bạn thành công! Thân mến>.<!!! Sara (thảo luận) 07:37, ngày 12 tháng 10 năm 2008 (UTC)SaraSara (thảo luận) 07:37, ngày 12 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Chào Sholokhov, cảm ơn Sholokhov vì những góp ý nêu trên! Sara sẽ khắc phục những thiếu sót này! Mà Sholokhov nè, sao bạn ko lập 1 tiêu bản mới về anime, nhạc phim, movie, tham gia làm phim... của InuYasha? Rồi chuyển thông tin đó sang bài mới, như vậy thì bài chính InuYasha sẽ nhẹ bớt, chứ bây giờ trông nó nặng nề lắm! Mà "Dearest" thì theo Sara dịch tạm thế này: Giây phút yên bình đáng quý. Thế có được ko?

Sara (thảo luận) 02:47, ngày 14 tháng 10 năm 2008 (UTC)SaraSara (thảo luận) 02:47, ngày 14 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Lý do sử dụng hợp lý của Hình:Shippō Manga.jpg có tranh cãi[sửa mã nguồn]

Cảm ơn đã tải lên Hình:Shippō Manga.jpg. Tuy nhiên, tôi cho rằng lý do mà bạn đưa ra để sử dụng hình dưới hình thức "sử dụng hợp lý" có thể không đúng. Xin hãy đọc kỹ hướng dẫn tại Wikipedia:Nội dung không tự do, và đến trang mô tả hình để làm sáng tỏ tại sao bạn cho rằng hình đủ tiêu chuẩn sử dụng hợp lý. Dùng một trong các tiêu bản tại Wikipedia:Hướng dẫn mô tả sử dụng hợp lý là một cách đơn giản để bảo đảm hình của bạn tuân thủ quy định của Wikipedia, nhưng hãy nhớ rằng bạn phải điền hết toàn bộ tiêu bản. Đừng chỉ đặt một tiêu bản trống vào trang hình.

Nếu hình được xác nhận rằng không được sử dụng hợp lý, nó sẽ bị xóa trong vài ngày theo tiêu chuẩn xóa nhanh của chúng tôi. Nếu bạn có câu hỏi nào hãy hỏi tại trang hỏi về bản quyền tập tin. Cảm ơn. Tân (trả lời) 18:24, ngày 15 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Mệt mấy cái hình này ghê. Vấn đề bản quyền lằng nhằng, tụi mình chỉ muốn bài viết hoàn thiện hơn mà cứ bị mắng miết thôi.Ess (thảo luận) 03:25, ngày 16 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Kov ơi, cứu với. Mình đang gặp rắc rối với đóng hình, đặc biệt là Myoga. Khủng quá.

Bạn thấy đấy, nhân vật Sát Sinh Hoàn khi thể hiện ở manga và anime khác nhau, khi đó trong bài viết có một đoạn nói rằng "chúng khác nhau rất nhiều về hình thức, như..., như,..." thì việc thêm 1 tấm hình để người đọc nhận ra tốt hơn là cần thiết. Nhưng đối với hình Shippo thì chắc bạn cũng thấy giống tôi là nó không khác nhau gì mấy, có thêm hình từ manga có "thật sự" cần thiết hay không? Hình không tự do cần sử dụng một cách tối thiểu. Bài viết bên tiếng Anh có vẻ đang lạm dụng hình ảnh, tôi tin nếu tôi bỏ nó ra khỏi bài và giải thích như đã làm với bạn, sẽ được sự đồng thuận lớn. Tân (trả lời) 05:26, ngày 16 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Hình:Myoga (InuYasha).jpg[sửa mã nguồn]

Việc đơn giản nhất để làm hình ảnh không vi phạm là sang bên wikipedia tiếng Anh, xem hình tương ứng mà Ess đã lấy về rồi truyền lên wikipedia tiếng Việt và ghi rõ liên kết của hình đó (en:Image:IY myoga.jpg). Chúng tôi không thể chạy theo từng hình để sửa mà người truyền lên cần có trách nhiệm đưa thông tin đầy đủ. An Apple of Newton thảo luận 04:57, ngày 16 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Còn về cách ghi nguồn mà Sholokhov viết trong trang thảo luận của tôi cũng không ổn vì nếu hình không do mình tạo ra (tự print screen) thì cần phải ghi nguồn lấy. An Apple of Newton thảo luận 04:59, ngày 16 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Bạn tự tạo 1 hình mới thì nên lấy tên khác chứ không nên ghi đè lên hình cũ. Kinh nghiêm của tôi là khi muốn có hình ảnh minh họa bài, trước tiên nên xem wikipedia tiếng Anh có hình tương ứng không. Nếu có thì truyền lại lên wikipedia tiếng Việt và cần ghi rõ nguồn [[:en:Image:tên hình]]. An Apple of Newton thảo luận 05:10, ngày 16 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Cảm ơn Kov (mà sao lúc này lại là Mikhail Alexandrovich nhỉ??). Ít ra thì bây giờ mình có người để dựa dẫm rồi. Nói hơi quá thôi. Cảm ơn vì giúp mình cái vụ rối như tơ vò này.
Hồi nãy giờ hoảng lắm, vì hàng chục tin nhắn liên quan tới vấn đề bản quyền cứ liên tục dội tới. Đố ai chịu nổi.Ess (thảo luận) 05:21, ngày 16 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nếu Sholokhov tự tạo ra hình đó --> ghi {{PD-self}} hoặc {{GFDL-self}} và {{Hình chụp màn hình phim}}. An Apple of Newton thảo luận 05:31, ngày 16 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Tôi vừa kiểm tra lại thấy hình đó có độ phân giải khá lớn trong khi hình chụp màn hình cần ở độ phân giải thấp --> Sholokhov nên truyền lên hình đó với kích cỡ nhỏ hơn. Và về tiêu bản {{PD-self}}, tôi thấy việc tôi đưa tiêu bản này vào hình đó là không hợp lý như Sholokhov đã hỏi tôi. An Apple of Newton thảo luận 11:11, ngày 19 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Re:Dịch dịch dịch[sửa mã nguồn]

Tôi đề nghị cách dịch là "người yêu dấu". Trong tiếng Anh người ta thường gọi người mình yêu là "my dearest", lời bài hát cũng thể hiện lời tâm sự với một ai đó mà người hát vô cùng yêu quý. Tân (trả lời) 04:00, ngày 17 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Chữ trivia này tôi thấy tùy theo bài viết mà dịch cho thích hợp, nghĩa khái quát của nó là nói đến những câu chuyện có liên quan đến chủ đề chứ không phải đang phân tích vào chính chủ đề, cho nên nếu là bài viết liên quan đến sân khấu, điện ảnh, thì dịch nó là "chuyện hậu trường", đối với con người thì là "chuyện bên lề", đối với cây cối như bạn nói thì... khó quá, tôi dịch đại, "Thông tin thêm" :), nghe không hay lắm. Nhưng mà, tôi đồng ý với bạn là tôi sẽ né chữ "linh tinh", vì chữ đó nó khiến đoạn đó trở nên linh tinh và mất hay. Tân (trả lời) 00:58, ngày 18 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Ừm, như thế cũng được!Sara (thảo luận) 02:38, ngày 19 tháng 10 năm 2008 (UTC)SaraSara (thảo luận) 02:38, ngày 19 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đặt tên[sửa mã nguồn]

Tôi xóa tên "Now (Truyện tranh)" vì chữ T viết hoa. Chữ "truyện" không phải tên riêng, không đứng ở đầu câu, nên không cần viết hoa. Bạn có thể xem ví dụ sử dụng tại tất cả các bài có chú thích mở ngoặc khác: ABC (huyện), XYZ (tỉnh), Trần Đăng Khoa (bộ trưởng), Trần Tiến (nhạc sĩ)..... Tmct (thảo luận) 08:49, ngày 22 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]


Rất tiếc là tôi không ở HN để tham dự sự kiện Ngày Wiki đó nên không thể gặp mặt mọi người. An Apple of Newton thảo luận 01:36, ngày 23 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Vấn đề đối với Hình:IY sango.jpg không tự do[sửa mã nguồn]

Cảm ơn bạn đã tải lên Hình:IY sango.jpg. Hình này được xác định là hình không tự do theo giấy phép mà bạn đã chọn, tuy nhiên, hình lại không được sử dụng ở bất cứ bài nào tại Wikipedia Tiếng Việt, như vậy là trái với tiêu chuẩn số 7, hình sẽ bị xem là vi phạm bản quyền và có thể bị xóa sau hai ngày.

Mong bạn nhanh chóng quay lại để kiểm tra tại sao hình của mình lại không được sử dụng, xem xét việc sử dụng nó, và nhớ phải ghi mô tả sử dụng hợp lý cho mỗi lần sử dụng.

Đây là thông báo tự động từ TVT-bot. Để có được sự trợ giúp về các quy định sử dụng hình ảnh, mời đặt câu hỏi tại Wikipedia:Các câu hỏi về bản quyền tập tin hoặc nhắn tin cho người chủ con bot này hoặc một bảo quản viên Wikipedia. Cảm ơn sự hợp tác của bạn. 04:02, ngày 24 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Mệt ghê, nếu hình sai thì nó đã bị xoá cách đây hơn ba năm rồi, đâu để nhởn nhơ như hiện tại. Mình không nghĩ WikiPedia English sai vì đội ngũ cộng tác lẫn BQV cũng khổng lồ như nó vậy. Cảm ơn bạn nỏ mồm. Há há, cãi giùm đỡ mỏi miệng. Chắc bữa nào đó phải hậu tạ bằng một thứ gì đó linh đình. Ess (thảo luận) 02:08, ngày 25 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Vừa rồi, rõ ràng là những hành động của tôi khi kiểm tra các hình của bạn có phần quá áp đặt, tôi xin lỗi trước. Lời nhắn này tôi chưa giải đáp từng yêu cầu giải thích của bạn, mà chỉ muốn giải thích trước lý do tại sao tôi lại quá áp đặt như vậy. Việc kiểm soát hình ảnh tại wikipedia cũng giống như bài viết, nó cần mọi người cùng góp sức, cùng tham gia, tất nhiên phải chịu khó tìm hiểu về quy định và tinh thần bản quyền, nhưng thực tế, số lượng có thể đếm trên đầu ngón tay. Thứ 6 vừa rồi khi tôi quét qua hình ảnh, tôi đã phải xem qua gần 300 hình tải lên trong 20 ngày, mất rất nhiều thời gian, đó là một áp lực không nhỏ đối với tôi. Nếu chỉ đơn thuần là thiếu này, thiếu nọ, mọi việc đối với tôi sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với những tình huống sử dụng hợp lý mang rất nhiều cảm tính trong đó, như những hình do bạn tải lên chẳng hạn, chắc bạn cũng đồng ý với tôi về chuyện đó? Tính tôi khá là khắt khe và cứng nhắc, đôi khi bẳn tính nữa. Nói dài dòng vậy chỉ mong bạn thông cảm một tí cho tôi, ngay cả việc xóa hình. Bạn rất hay tải lên hình sử dụng hợp lý, sẽ không có vấn đề gì nếu bạn ghi nhớ là hình không tự cần phải sử dụng rất tối thiểu và hỗ trợ tối đa cho bài viết khi lời lẽ không đủ diễn tả, bạn có thể xem ví dụ như bài về phim Tây Du Ký, hình sử dụng đầy bài, đến mức gần như 1 câu 1 hình. Tôi mong bạn có thêm nhiều kinh nghiệm và cùng nhau giúp đỡ những thành viên chưa hiểu tinh thần bản quyền không tự do như Ess chẳng hạn. Tân (trả lời) 14:22, ngày 27 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Mình không phải xin phép sử dụng hình ảnh về ANTM, vì hình loại này không nằm trong mục quy định nào cả. Nó thuộc loại hình bẻểu trưng và không biết chắc giữ bản quyền. WikiPedia English không liệt nó vào hình ảnh không tự do. Cảm ơn Khov nhiều nhé. Ess (thảo luận) 12:50, ngày 29 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Loạt hình này hiện không rõ ai giữ bản quyền, chỉ tạm thời biết là đơn vị phát hành, phân phối là CWTV. Có lẽ nó có bản quyền, nhưng theo dạng mờ mờ ảo ảo thế này thì chả biết xử sự làm sao. CWTV là kênh truyền hình tạo ra chương trình này, nhưng chả hiểu tại sao phần bản quyền lại không ghi nó, mà chỉ đề cập đến vai trò phân phối của nó. Mình dùng mô tả hợp lý là bắt chước bản EnWi đấy. Thấy nó cũng nêu lý do sử dụng hợp lý (Fair use Rationale). Nói chung là hình bên kia (nếu có) thì mình bưng về và dịch sang tiếng Việt, quăng vào hộp sử dụng hợp lý (do hình nào cũng có mục Fair use Rationale). EsVie (thảo luận) 02:30, ngày 30 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Thanh kiều. Mình đã dùng hết những lý lẽ cuối cùng để biện minh cho nó rồi. Còn vụ hình này khác hình bên tiếng Anh thì đúng thật. Một mùa thi thường có ít nhất hai áp phích cổ động (trừ mùa thi đầu chỉ duy nhất một): một dành cho chương trình, một là để giới thiệu thí sinh tham gia. Bên kia dùng bản thứ hai, nhưng rốt cuộc thì hai bản cùng gốc và cùng mức độ dùng (nếu sai thì cùng sai), chỉ có điều cái hình mình dùng thì hợp rơ hơn. EsVie (thảo luận) 06:42, ngày 30 tháng 10 năm 2008 (UTC).[trả lời]

Re: Mùa đông[sửa mã nguồn]

Tên là Sholokhov mà sống tại chỗ nóng! Đó là chỗ nào vậy? Mekong Bluesman (thảo luận) 20:01, ngày 21 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Singapore! Mekong Bluesman (thảo luận) 20:47, ngày 21 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Re: Dorama[sửa mã nguồn]

Tôi sẽ bổ xung một chút thôi. Vì tôi xem phim có nhược điểm là chỉ để ý tình tiết chứ không để ý những thứ khác, nhưng tình tiết giống hay khác truyện thì tôi lại không rõ vì chưa đọc truyện mà.--Bình Giang (thảo luận) 10:37, ngày 27 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Có tổ chức[sửa mã nguồn]

Tôi đang băn khoăn là trên Wiki tất cả thành viên rất đông song hoạt động không có tổ chức, cứ rời rạc, được chăng hay chớ và kết quả thì ít mà va chạm khá nhiều. Các dự án đều ít và tiến triển kém. Bạn có cao kiến gì để khắc phục tình trạng này không? Ngocnb (thảo luận) 14:48, ngày 28 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Cao kiến mới: Cứ thả lỏng quan hệ, lập quan hệ tương tự như bản tiếng Anh, đồng thời chiêu mộ hàng đống BQV. Còn nếu cứ làm một câu, phải tranh luận một câu, thì hàng khối người nản chí không làm nữa.EsVie (thảo luận) 06:50, ngày 30 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]
EsVie nói cũng có lý. Hiện chưa ai chịu bật mí cao kiến gì, hic Ngocnb (thảo luận) 13:17, ngày 30 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Sao vs hành tinh[sửa mã nguồn]

Về mặt thiên văn học hai cái này rõ là khác nhau, ý tôi là về mặt ngôn ngữ học thì hành tinh, vệ tinh, hằng tinh... có thể coi là các tập con của tinh (sao). Nên về mặt ngôn ngữ học nói Thổ tinh là tinh (sao) cũng không sai. Tất nhiên tên gọi chỉ là tên gọi, quần áo không làm nên thầy tu mà. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 16:05, ngày 1 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi phải cám ơn Sholokhov vì lưu ý trên mới phải. Tôi đã giải thích thêm trong phần biểu quyết. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 16:45, ngày 1 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Cảm ơn bạn đã giải thích cho tôi hiểu những điều này, mặc dù đáng lẽ ra tôi sẽ phản bác lại bạn nhưng nghĩ lại thấy trước giờ tôi không quan tâm đến từ điển Hán Việt và ý nghĩa của từ tinh và sao trong từ điển đó, mà cứ theo cách hiểu của bản thân và những cuốn sách tiếng Việt, với lại tôi cứ nhầm và đưa ra những dẫn chứng về cách gọi sao thổ, sao hỏa sai mà không đưa ra được những giải thích cách gọi thổ tinh, hỏa tinh là đúng. Nói nhỏ nè :You're right, you're special than the people I met and limits rather than on Wikipedia.

Re: Chào bác[sửa mã nguồn]

Cám ơn Sholokhov đã hỏi thăm. Mekong Bluesman (thảo luận) 21:39, ngày 8 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Ak, cảm ơn bạn, nhưng không thể gia nhập dù có được đề cử vì còn bận quá nhiều việc và phải có trách nhiệm trực tiếp với nhiều người. Sẽ vẫn đóng góp đều cho Wiki mà. Phần bạn đã triển khai dự án Manga đến đâu rồi? Ngocnb (thảo luận) 05:11, ngày 9 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]