Thảo luận Thành viên:Thạch Xương Bồ

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hoan nghênh[sửa mã nguồn]

Xin chào Thạch Xương Bồ!

Wikipedia tiếng Việt đến nay đã có 1.292.898 bài, đó là kết quả đóng góp quý báu của rất nhiều thành viên trong Wikipedia, mà mọi người đều bắt đầu như bạn. Bạn đã khởi đầu rất tốt và mong rằng bạn sẽ mang đến những đóng góp có giá trị cho quyển bách khoa toàn thư của chúng ta.

Xin mời bạn giới thiệu về bản thân tại trang thành viên:Thạch Xương Bồ.
Khi thảo luận, bạn nhớ ký tên bằng cách dùng 4 dấu ngã ~~~~!.

Mong bạn nhớ các nguyên tắc:
không viết những gì không bách khoa,
không truyền lên hình ảnh thiếu nguồn gốc,
không vi phạm quyền tác giả.

Bạn có thể mạnh dạn:
Tìm kiếm mọi bài mà bạn muốn,
thử sửa bài thoải mái tại đây,
đề nghị giúp đỡ của bất cứ ai.

Những chỉ dẫn có ích: các câu thường hỏi, cách viết bài mới, soạn thảo bài, trình bày bài, sách hướng dẫn.
Welcome to the Vietnamese Wikipedia, and thank you for registering! If you do not speak Vietnamese, feel free to use our guestbook for non-Vietnamese speakers.

Cuối cùng, mong bạn thử, đọc, hỏi rồi viết. Cảm ơn bạn và chúc bạn thành công!

 --Nhan Lương (thảo luận)

05:07, ngày 14 tháng 9 năm 2010 (UTC)

Xin lỗi Bùi Đào Thụy Nguyên! Tôi muốn khẳng định Trường và Tiền là danh từ chứ không phải là tính từ để phủ nhận cái tên Tràng Tiền mà nhiều ngườ Bắc Bộ hay gọi.

  • Ra Huế cách đây không lâu, tôi thấy ở đầu cầu có tấm biển ghi rõ là "cầu Trường Tiền". Nếu bạn nói không phải là tên chính thức, vậy trong văn bản nhà nước, người ta ghi nó là cầu gì. Bạn có thể tham khảo thêm ở đây: [1]

Trong cách gọi của người Việt, "trường" có khi gọi trại ra là "tràng". cầu Trường Tiền gọi trại thành Tràng Tiền là một trong nhiều trường hợp. Tên cầu này và phố Tràng Tiền ngoài Bắc giống nhau ở chỗ là nhân có sở chế tác tiền triều Nguyễn ở gần đó nên dân gian gọi vậy, và rồi trở thành tên chính thức.

Một việc nữa là, bạn đừng nên nghĩ là "cũng có thể có ai phá hoại văn hóa có hệ thống". chào bạn. Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 18:56, ngày 14 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Và ở đây: Cầu Tràng Tiền trong Từ điển bách khoa Việt Nam: [2]. Ngoài ra, trong cuốn "Sổ tay địa danh Việt Nam: do NXB Giáo Dục ấn hành năm 2008, tr. 135 có in ảnh và ghi rõ là cầu Tràng Tiền. Đây là nguồn thường được các thầy cô dùng để tra cứu khi giảng dạy. Mong bạn cân nhắc.

Tiện đây xin nói, nếu là ý kiến riêng xin đưa vào trang thảo luận. Ở bài, chỉ đưa những thông tin có nguồn gốc. Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 21:25, ngày 14 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Đồng ý với Thạch Xương Bồ về việc tên "cầu Trường Tiền" là tên đúng vì cầu này ở Huế mà người Huế gọi nó như thế. Xong wikipedia không tự lý luận để đi phê bình các cách gọi sai. Wikipedia chỉ dẫn lại nguồn khác nếu có nguồn phê bình việc sai đó. --222.252.101.84 (thảo luận) 02:46, ngày 16 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Chào bạn Thạch Xương Bồ!. Xin có 2 vấn đề trao đổi với bạn
  1. Tôi không hề "sai bảo" bác làm gì cả, Tôi bị người ta (IP gì đó) nói là xài tài khoản rối bao gồm 3 tài khoản mà bạn đã tự nhận là của bạn (ý nói tôi tạo ra 3 tài khoản này, rồi chỉ đạo 3 tài khoản này và chơi trò trắng đen). Nhưng ta không cần phải bận tâm về nó đâu
  2. Về bài cầu Trường Tiền, nếu bạn muốn chứng minh ý kiến của mình xin hãy dẫn nguồnthảo luận tại trang thảo luận. Không nên đưa những nội dung này vào bài chính. Tôi thấy bạn còn có vẽ không tôn trọng người khác bằng những lời lẽ không được lịch sự trong bài viết chíh. Cho dù bạn có giỏi hơn người khác thì cũng phải thể hiện qua cách viết chứ không phải lên giọng, mong bạn có thái độ làm việc đúng. Chào bạn--Thiên Phong Thập Tứ Lang (thảo luận) 03:01, ngày 16 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Trường và Tràng là từ cùng nghĩa khi và chỉ khi Trường là tính từ, còn Trường ở từ Trường Tiền là danh từ từ hẳn hoi thì làm chi có từ cùng nghĩa là Tràng. Và cần nên hiểu rằng, quan hệ của Tràng và Trường là từ cùng nghĩa chứ không phải là hiện tượng nói trại.( Trùng Trùng Vân).113.166.41.175 (thảo luận) 08:53, ngày 17 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Ở đây không ai quan tâm ông bạn có chấp nhận hay không mà là có chứng cứ, nếu nói Mọi người dân Huế và người yêu Huế xem cách gọi Tràng Tiền là sự xúc phạm ghê gớm và tên nó không phải vậy hãy dẫn chứng bằng mọi thứ mà ông bạn có thể kiếm được trên mạng chứ nói khơi khơi ở đây không ai nghe đâu. thảo luận quên ký tên này là của 115.74.82.185 (thảo luận • đóng góp). 14:26, ngày 18 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]
Tôi khôg phải là nhà ngôn ngữ học nên không biết vì sao chữ 場 đọc tràng, trường đều đúng. Cũng có thể do cách phát âm theo từng vùng của người Trung Quốc; cũng có thể do húy kị Việt-Trung; cũng có thể do phong thổ vùng miền (má-mạ-mẹ; đi về- đi dề; vô-vào...mô tê răng rứa.v.v...)
Trong khi đó, chưa ai nhầm lẫn khi đến Huế mà cần hỏi đường đến cầu Tràng Tiền hay Trường Tiền.
Có điều, chỉ có vài người Huế đang tỉ mỉ đi tìm điều mà họ cho là đúng ? Hãy đợi đấy. Và đó không phải là việc của Wikipedia.
Thân mến. Lưu Ly (thảo luận) 03:16, ngày 20 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Nói chung là nếu bạn muốn mọi người tin bạn thì hãy dẫn ra nguồn dẫn, tài liệu thỏa mãn điều kiện Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được. Cũng xin bạn cung cấp thông tin chi tiết về nguồn, ví dụ như tên sách, NXB, tác giả, năm xuất bản,... hoặc nếu là báo thì tên báo là gì, số mấy, phát hành ngày nào, bài viết nào, trang nào trong số báo đó,... như vậy mới có sức thuyết phục. Chứ nói một cách quá chung chung "Tập san nghiên cứu Huế" thì cũng chưa đủ đâu. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 03:32, ngày 20 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]

  • Trao đổi:

Tôi không được đọc bài Tựa sách Truyền kỳ mạn lục nên không biết Nguyễn Dữ viết ra sao. Nếu có nhờ bạn bổ sung. Tạm thời tôi viết thêm phần Thông tin liên quan để đưa ý kiến của Lê Quý Đôn và của ông viện sĩ Nga về vấn đề này. Chào bạn. Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 22:07, ngày 14 tháng 3 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Đề nghị giải thích[sửa mã nguồn]

Đề nghị giải thích hành động xóa nội dung lớn có nguồn đầy đủ ở bài Quan Thế âm Bồ Tát. --Dung005 (thảo luận) 17:19, ngày 21 tháng 2 năm 2012 (UTC)[trả lời]