Thảo luận Thể loại:Nguyên thủ Việt Nam

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Có nên chia quá chi tiết các thể loại hay không? Theo tôi, Nguyên thủ Việt Nam (các thời kỳ) bao gồm các vị Thủ tướng, Quốc trưởng, Tổng thống, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội... nhưng số lượng không nhiều để phải chia chi tiết. Ngay cả các thể loại Đại tướng, Trung tướng, Thiếu tướng... Quân lực VNCH, cũng chỉ cần trong thể loại Quân lực VNCH là ổn, thay vì chia nhỏ như hiện nay. Thái Nhi 10:09, ngày 09 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Tôi cũng nghĩ là không cần chia quá chi tiết như vậy. Tuy nhiên theo tôi hiểu thì "nguyên thủ quốc gia" chỉ bao gồm vua, hoàng đế, quốc trưởng, tổng thống, chủ tịch nước chứ không có chủ tịch quốc hội, cũng không có thủ tướng (mặc dù thủ tướng có thể có vai trò rất lớn).
Các thể loại Đại tướng, Trung tướng, Thiếu tướng... Quân lực VNCH tôi nghĩ có thể gộp trong thể loại "Tướng VNCH" là vừa, thể loại này sẽ nằm trong thể loại "Quân lực VNCH" và "Tướng Việt Nam". Avia (thảo luận) 02:42, ngày 10 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Nguyên thủ[sửa mã nguồn]

Hai bạn ở trên có nói đến nguyên thủ, khiến một số bạn khác thực hiện ngay các sửa đổi thể loại. Avia có thể viết bài nguyên thủ được không. Tôi muốn biết định nghĩa chính xác. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 09:58, ngày 10 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Tạm thời trong khi tra cứu thêm: nguyên thủ quốc gia = head of state.
Avia (thảo luận) 03:29, ngày 11 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Thanh Nghị, Việt Nam tân tự điển minh hoạ, Khai Trí, Saigon, 1967 định nghĩa "Nguyên thủ dt. (p. Chef de l'Etat): Người đứng đầu một nước"; từ Quốc trưởng cũng y như vậy.

Chủ tịch quốc hội là người đứng đầu quốc hội, không phải nguyên thủ.

Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ hoặc nội các (head of government/cabinet), không phải đứng đầu quốc gia. Sự phân biệt này thấy rõ ở chỗ: nguyên thủ có thể kiêm đứng đầu nội các (Tổng thống Hoa Kỳ, Việt Nam dân chủ cộng hòa giai đoạn 1945-1954), nhưng không bao giờ ông thủ tướng dù là thực quyền (Anh, Đức, Nhật Bản, Singapore, Úc) có thể thay thế luôn tổng thống hoặc vua. Có một số hội nghị nguyên thủ mà thủ tướng dự, đó là những hội nghị nặng về bàn bạc công việc, nên các tổng thống, chủ tịch danh dự không đến, thay vào đó là vị thủ tướng thực quyền.

Chủ tịch hay tổng bí thư đảng cộng sản ở các nước XHCN mặc dù là người có quyền lực nhất, nhưng danh nghĩa vẫn là người đứng đầu của đảng, không phải đứng đầu quốc gia. Năm trước ông Lê Khả Phiêu sang Pháp, phía Việt Nam tranh cãi mãi không nhượng bộ, phía Pháp mới đồng ý đón tiếp theo nghi lễ nguyên thủ. Đó là ngoại lệ, và nó càng khẳng định quy tắc: tổng bí thư không phải nguyên thủ.

Avia (thảo luận) 07:01, ngày 11 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Tôi viết tạm bài Quốc trưởng, các bạn bổ sung thêm! Thái Nhi 08:34, ngày 11 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]