Thảo luận Wikipedia:Bạn có biết/2013/Tuần 39

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Xem các bài viết đã được chọn: 12

Đề cử[sửa mã nguồn]

Nguyễn Khải (nhà văn)[sửa mã nguồn]

... nhà văn lớn Nguyễn Khải đã từng làm giúp con trai ông bài tập làm văn về nhà với đề bài yêu cầu phân tích tác phẩm của chính ông. Khi trả bài, cô giáo cho con ông, hay đúng hơn là chính tác giả của tác phẩm được phân tích, điểm 2 trên 10, với lời phê: “Dùng từ sai. Em không hiểu ý tác giả!"? Memberofc1 3rd year (thảo luận) 04:41, ngày 19 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Ca này khó... :V Memberofc1 3rd year (thảo luận) 04:43, ngày 19 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Ca này đúng vừa hài hước, vừa khó đỡ. @@  TemplateExpert  Thảo luận 03:22, ngày 20 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Bài viết trên báo Tuổi trẻ viết là "Có giai thoại người ta kể rằng...", không khẳng định đây là chuyện có thật. Donyesin (thảo luận) 04:47, ngày 19 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Chi tiết của bài Stefanie Rabatsch đã được chọn đăng vài tuần trước cũng được "kể lại" bởi một tác giả viết sách, chưa kể đến việc nhà thơ Trần Đăng Khoa là người kể lại trong bài chứ không phải người vô danh nào đó. 27.78.210.22 (thảo luận) 08:17, ngày 19 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Trần Đăng Khoa chỉ nhắc đến một "người ta" nào đó, không nêu cụ thể ông nghe ai kể lại hay đọc được, xem được ở đâu. Donyesin (thảo luận) 08:34, ngày 19 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Có một nhân vật nổi tiếng trong giới Văn học và một tờ báo có uy tín cao xác nhận sự tồn tại của giai thoại này theo tôi thế là đủ rồi. Không phải anh memberc1 tự bịa113.187.17.211 (thảo luận) 04:42, ngày 20 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

GS Nguyễn Lân Dũng: Đề 'trinh tiết' có gì thô tục? Nguyễn Lân Dũng nói là chính Nguyễn Khải kể cho mình và Lê Lựu nghe. Nguồn này đáng tin hơn. Donyesin (thảo luận) 05:38, ngày 20 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Đã thêm chú thích, rất khâm phục tài soi internet của anh Donyesin, mình còn không tìm ra được tên bài là Mùa Lạc Memberofc1 3rd year (thảo luận) 07:04, ngày 20 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Bão số 8 năm 2013[sửa mã nguồn]

Thông tin này không rõ ràng. Nếu "chưa có đài khí tượng nào phát đi tin của bão" thì lấy nguồn nào để khẳng định sự tồn tại của cơn bão này?--Paris (thảo luận) 18:31, ngày 20 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Viết lại:

Ý trên hay hơn. Ý dưới là chuyện không lạ, vì dự báo chỉ là ... dự báo.--Trungda (thảo luận) 17:58, ngày 21 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Theo mình thấy thì "cơn bão" này chỉ có Việt Nam gọi nó là bão thôi, còn quốc tế thì người ta chỉ coi nó là một áp thấp nhiệt đới nên việc không có tên quốc tế cũng chẳng có gì lạ, với sức gió chỉ 55km/h thì hình như chưa được gọi là bão, hay là hệ thống thang đo của Việt Nam khác với quốc tế?! Phong phaothu (thảo luận) 19:09, ngày 21 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Vậy vì sao nguồn oang oang 6 người chết 7 người mất tích, thống kê lại thì con số lớn hơn, 10 người chết và 12 người mất tích, họ còn cho rằng 1 áp thấp nhiệt đới (sức gió <= 61 km/h) chưa đủ sức để làm nên cái thiệt hại đáng kể trên (mặc dù đây là Wikipedia tiếng Việt ko phải là Wiki Việt Nam). Bài viết này mình đã phải tự tìm nguồn mạnh và đáng tin cậy bằng tiếng Việt (VNExpress, Thethaovanhoa, Tuoitre, Anninhthudo,...) để hoàn thiện được bài viết.LM10-/talk\- 02:41, ngày 22 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Jacques Vergès[sửa mã nguồn]

Phong phaothu (thảo luận) 17:11, ngày 20 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Chưa thấy các thông tin trên có gì đặc biệt.--Trungda (thảo luận) 18:12, ngày 21 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Riêng mình thì lại thấy đó là những thông tin thú vị, không phải ai cũng biết đến những điều này! Phong phaothu (thảo luận) 18:44, ngày 21 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Nhận lời làm việc cho những đối tượng đặc biệt và mang "biệt danh" phản ánh điều đó là chuyện bình thường vẫn xảy ra (người tàn sát nhiều ở nơi nào được gọi là "hung thần" với nơi đó, trọng tài hay mang lại chiến thắng cho đội nào được coi là "thần tài" cho đội đó...); thông tin 2 mang chút lãng mạn tiểu thuyết chứ thực tế không phải cá biệt; thông tin 3 thì mất cùng nơi với 1 người nổi tiếng có thể do chính ông chọn không hay là ngẫu nhiên? Nếu người nổi tiếng đó lại chính là người cùng nghề, hoặc có thêm yếu tố trùng lặp khác nữa (như sinh cùng nơi và mất cùng nơi với cùng 1 người nổi tiếng) mới là đáng kể; thông tin 4 yếu tố "đa sắc tộc" đã chưa nhiều (có người truy tới đời trước còn có tới 5-6 dòng máu) và sinh ra ở nơi khác nữa thì cũng không phải là hiếm có (có người còn sinh trên máy bay của nước này đang bay trên vùng trời nước nọ...).--Trungda (thảo luận) 19:20, ngày 21 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Nhưng mà ông khác người ở chổ dám bào chữa cho những thân chủ mà các luật sư khác tránh xa vì "không thể bào chữa nổi": Klaus Barbie, người đứng đầu Cơ quan Mật vụ Đức Quốc xã; Carlos the Jackal, kẻ khủng bố người Venezuela từng bắt cóc 11 bộ trưởng khối dầu lửa OPEC vào năm 1975; cựu Tổng thống Serbia Slobodan Milosevic; Tổng thống Iraq Saddam Hussein; Khieu Samphan, cựu lãnh tụ Khmer Đỏ của Campuchia.
Chi tiết thứ ba tôi thấy rất thú vị. Khi đọc tôi cũng bất ngờ vì nghĩ rằng ngôi nhà Voltaire sống cuối đời ngày nay hẳn sẽ thuộc sở hữu của nhà nước, rất khó có cơ hội để một nhân vật ở thế kỷ 21 vào và qua đời ở đó. Nhưng gọi Voltaire là thi hào thì không chính xác lắm!--Paris (thảo luận) 19:36, ngày 21 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Nếu việc bào chữa cho những nhân vật đặc biệt này là hiếm có thì có thể khai thác sâu ở yếu tố này (chứ không phải ở chỗ "vì dám" mà "được gọi là"). Có phải ông là người duy nhất dám bào chữa cho nhiều tội phạm chiến tranh từng có cương vị cao đến thế?--Trungda (thảo luận) 16:37, ngày 22 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Louis XVI của Pháp[sửa mã nguồn]