Thảo luận Wikipedia:Biểu quyết/Các Quy tắc ứng xử trong quy trình Giải quyết mâu thuẫn

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trường hợp một bên vi phạm các quy định chính thức của Wikipedia[sửa mã nguồn]

Quy tắc giải quyết này rất hợp lý và mình tôn trọng và đánh giá cao. Nhưng đề nghị phải làm rõ hơn, ghi chú rõ hơn vấn đề sau: các quy định chính thức của Wikipedia vẫn là cao hơn hết vì nó đã được thảo luận hơn 3 năm và các thành viên Wikipedia mọi thứ tiếng bình chọn ra. Trường hợp có sự vi phạm thì các thành viên vẫn có quyền xử lý ngay mà không cần theo trình tự xử lý như 1 mâu thuẫn thông thường, mâu thuẫn hợp quy định. Mình nghĩ ko thể đánh đồng 1 chuyện vi phạm quy định Wikipedia với 1 mâu thuẫn nội dung bài. Quocviet1 (thảo luận) 05:28, ngày 17 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Tôi đã giải thích ở trang thảo luận của bạn. Thân Tuấn Út - Thảo luận 05:31, ngày 17 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Mình ko thấy giải thích đó giải đáp vấn đề: Nếu 1 bên vi phạm 1 quy định chính thức của Wikipedia, bên kia ko vi phạm mà là hành động đúng luật, vậy chẳng lẽ cần phải chờ đợi và đưa ra giải quyết như 2 bên ngang nhau? Quy trình ứng xử Wikipedia Tiếng Việt phải nằm dưới quy định chính thức Wikipedia, vì Wikipedia Tiếng Việt chỉ là 1 phần của dự án Wikimedia. Quocviet1 (thảo luận) 05:41, ngày 17 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Ý bạn là không chấp nhận thực hiện theo quy định giải quyết mâu thuẫn?. Như tôi đã nói nếu bạn làm đúng quy định mà bên còn lại không tuân thủ quy định bạn có thể đem ra trang tin nhắn cho BQV để xử lý. Xét theo quy định ai không tuân thủ đúng sẽ bị xử lý. Tuấn Út - Thảo luận 05:46, ngày 17 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Vấn đề là quy định giải quyết mâu thuẫn không phải là một quy định chính thức của Wikipedia. Quy định giải quyết mâu thuẫn chỉ là một quy định không chính thức và của riêng Wikipedia Tiếng Việt. Còn quy định chính thức, thí dụ về các khẳng định đặc biệt, về 3RR, về nguồn tự xuất bản v.v. là các quy định chính thức của cả dự án Wikipedia, nó phải lớn hơn. Quy định giải quyết mâu thuẫn của Wikipedia Tiếng Việt chỉ được thực hiện nếu cả hai bên đều không vi phạm quy định chính thức của Wikipedia. Quocviet1 (thảo luận) 05:51, ngày 17 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Tôi muốn hỏi bạn đều này. Bạn đang làm việt tại Wikipedia tiếng Việt hay wikimedia hay dự án Wiki nào khác?. Đã sống trong 1 cộng đồng thì phải chấp nhận tuân thủ quy định của cộng đồng đó chứ. Tuấn Út - Thảo luận 06:07, ngày 17 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Wikipedia Tiếng Việt là một phần, một bộ phận của Wikipedia. Các quy định có được hiện nay là thảo luận và bình chọn hơn 3 năm qua hàng trăm hàng ngàn người. Về đạo lý, về luật pháp, quy định chính thức của Wikipedia vẫn là quan trọng nhất. Mình trân trọng Wiki Tiếng Việt nhưng xin lỗi đây ko phải là 1 tiểu vương quốc. Quocviet1 (thảo luận) 06:10, ngày 17 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Thở dài haizz...!!! Nếu như vậy bạn cứ thực hiện theo ý thích của bạn đi, việc cấm hay không là quyết định của BQV. Nếu có kiện tụng gì thì mời bạn sang Meta mà kiện tụng. Tôi xin dừng thảo luận ở đây Tuấn Út - Thảo luận 06:14, ngày 17 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Mình rất quý sự năng nỗ và tấm lòng của bạn nhưng nói thật nếu bạn hiểu về Wikipedia như thế này thì mình thấy lo. Có thể hiểu như sau: Quy định chính thức của Wikipedia là 1 khung luật chung. Thí dụ trong 1 hội nhà văn, người ta đưa ra các quy tắc ứng xử khi tranh luận. Nhưng nếu 1 trong 2 người có người phạm pháp thì người đó phải bị xử theo luật. Nếu đã vi phạm quy định chính thức rồi thì còn giải quyết mâu thuẫn cái gì nữa? Khi mâu thuẫn ở đây là 1 người tuân thủ luật pháp, người kia vi phạm luật pháp. Nếu cả 2 người đều tuân thủ luật pháp thì đúng là sẽ phải tuân thủ quy định về tranh luận trong hội nhà văn. Quocviet1 (thảo luận) 06:43, ngày 17 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Các bác kiểm định viên, hành chính viên, bảo quản viên lâu năm làm ơn vào giải thích cho họ dùm cái. Bảo quản viên/bảo trì viên là những thành viên được tin cậy giao cho 1 số công cụ bảo trì để thực hiện các quy định chính thức của Wikipedia. Ko có đặc quyền, thẩm quyền hơn các thành viên thường. Nếu bây giờ các quy định chính thức của Wikipedia ko còn được coi trọng nữa thì rất nhiều thành viên sẽ rời bỏ Wikipedia này. Quocviet1 (thảo luận) 06:22, ngày 17 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Ý của anh Quocviet1 là anh muốn hủy bỏ quy định này? Xin anh cứ nói thẳng cho nhanh.  TemplateExpert  Thảo luận 06:46, ngày 17 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Alphama đừng tiếp tục cố ý nói sai ý thiếu thiện ý như vậy. Ở trên mình nói khác, ở dưới bạn xuyên tạc ý mình thành ý khác. Mình thấy bạn rất nhiều lần như vậy lắm rồi. Đây là quy tắc rất hay để áp dụng cho trường hợp cả 2 bên đều không vi phạm quy định chính thức. Nếu một trong hai bên vi phạm quy định chính thức thì theo quy định chính thức của Wikipedia mà xử. Trong quy tắc này cũng ko chỗ nào nói rằng quy tắc này cũng áp dụng cho các trường hợp vi phạm quy định chính thức. Quocviet1 (thảo luận) 06:51, ngày 17 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Quocviet1 đã xóa thảo luận này của Alphama vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào một thời điểm nào đó. Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.

Muốn biết cách hiểu nào đúng chỉ cần tự hỏi 1 câu : Nên lấy luật làm chủ đạo hay lấy bảo quản viên làm chủ đạo. 67.67.196.18 (thảo luận) 08:37, ngày 17 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]

E thấy cần xác định các mâu thuẫn nào đủ hợp lý để giải quyết chậm. Thực tế rất nhiều mâu thuẫn linh tinh có thể giải quyết nhanh. Tỉ dụ đánh fact, bỏ fact, dẫn fact. Lúc này cách này chưa đủ thực tế lắm nên ít ai ap dụng.Tmp (thảo luận) 11:11, ngày 17 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Quy tắc ứng xử này không có vấn đề gì. Càng không xung khắc với quy định chính thức của Wikipedia. Đây là một quy tắc rất tốt và hợp tình hợp lý, để bổ trợ và bổ khuyết cho những gì mà quy định chính thức của Wikipedia còn thiếu sót. Tuy nhiên, cần phải kết hợp nhuần nhuyễn với quy định chính thức. Trong trường hợp sửa đổi gây hại vi phạm quy định chính thức cơ bản như nguồn không kiểm chứng được, các thông tin tiêu cực mang tính bôi nhọ, công kích, các khẳng định đáng ngạc nhiên tung tin vịt với nguồn không đủ mạnh hoặc không có nguồn, đặc biệt trong những bài tiểu sử về người vừa qua đời, người đang sống, thì theo nguyên văn lời ông Wales: Thông tin loại đó cần phải được loại bỏ một cách mạnh tay, trừ khi nó có thể được cung cấp nguồn dẫn chứng. Điều này đúng cho mọi thông tin, nhưng nó đặc biệt đúng đối với thông tin tiêu cực về những người đang sống. Một số trở ngại khác: Một là, từ nay trường hợp có người vi phạm cả hai quy định (chính thức của Wikipedia và quy tắc giải quyết mâu thuẫn trên Wikipedia Tiếng Việt), như trường hợp của HNN12 trong Thảo luận:Ngô Đình Diệm, thì phải giải thích cả hai quy định này cho họ. Hai là, đây là một quy định phi chính thức, hay nói đúng hơn là một thỏa thuận chung, không phải quy định của Wikipedia, do đó nó không tồn tại trong các trang hướng dẫn chính thức, do đó đại đa số thành viên Wikipedia không biết đến sự tồn tại của quy tắc này, không biết đến đã từng có một cuộc biểu quyết như thế. Có thể nói, đại đa số thành viên Wikipedia chỉ quan tâm đến các chủ đề họ thích, chứ không theo dõi trang Thay đổi gần đây, do đó không biết đến đã từng có cuộc thảo luận và bỏ phiếu về quy tắc này. Đặc biệt những người ít vào, ít theo dõi, hoặc lâu không vào. Chính tôi cũng không hề biết đến quy tắc này, lần trước trong Thảo luận:Hồ Chí Minh tôi nghe bạn Thái Nhi nói về quy tắc giải quyết mâu thuẫn thì tôi lại tưởng bạn ấy đang nói về một quy định chính thức mới của Wikipedia. Tuy nhiên, tôi tin rằng thời gian trôi qua mọi người sẽ quen dần với quy tắc này. TBD (thảo luận) 22:58, ngày 17 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]