Ra

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Thần Rê)
Ra
Trong một hình dạng của mình, Ra, thần mặt trời, mang đầu chim ưng và đĩa mặt trời bên với rắn hổ mang cuộn quanh nằm trên đầu.
Tên bằng chữ tượng hình
r
a
N5
Z1
C2

or
N5
Z1
C2

or
C2N5
Thờ phụng chủ yếuHeliopolis
Biểu tượngĐĩa mặt trời
Thông tin cá nhân
Cha mẹKhông có (hầu hết tài liệu)
KhnumNeith (nguồn thay thế)
thoth (sinh ra từ trứng của thoth khi ông hóa thành cò quăm) (nguồn thay thế)
Anh chị emApep, SobekSerket (con trai của Khnum và Neith)
Phối ngẫuHathor, Sekhmet, Bastet và đôi khi là Satet
Hậu duệShu, Tefnut, Hathor, Sekhmet, Bastet, Satet, Anhur, Ma'at

Ra (/rɑː/)[1] hay Re (/r/ hoặc /r/; tiếng Ai Cập: Rꜥ) là Thần mặt trời theo văn hóa Ai Cập cổ đại. Vào Vương triều thứ Năm ông trở thành vị thần tối cao trong tôn giáo Ai Cập cổ, và được miêu tả là ánh nắng mặt trời vào buổi trưa. Ý nghĩa của tên "Ra" chưa hoàn toàn chắc chắn, nhưng nhiều người nghĩ nếu nó không mang nghĩa là mặt trời thì nó có thể mang một số nghĩa liên quan tới 'sức mạnh sáng tạo' hay là 'người sáng tạo'.[2]

Vai trò[sửa | sửa mã nguồn]

Đối với người Ai Cập, mặt trời đại diện cho ánh sáng, ấm áp, và tăng trưởng. Điều này làm cho các vị thần mặt trời rất quan trọng vì mặt trời được xem là người cai trị của tất cả những gì ông đã tạo ra. Người ta thường biểu thị bằng đĩa mặt trời, một vị thần với hình hài đầy đủ hay con mắt của Thần Ra.

Ra được hình dung là đang du hành trên một trong hai con thuyền mặt trời được gọi là Mandjet - Con thuyền của hàng triệu năm hoặc thuyền của buổi sáng, và Mesektet - thuyền của buổi tối. Hai con thuyền này đưa ông đi trên chuyến hành trình của mình xuyên qua bầu trời và xuống tận thế giới âm ty. Khi Ra du hành trên con thuyền mặt trời của mình, ông đi cùng với các vị thần khác nhau bao gồm Thần Sia (Thần của nhận thức) và Hu (Thần thi hành các mệnh lệnh) cũng như Heka (Thần của sức mạnh ma thuật). Thỉnh thoảng ông được sự giúp đỡ của gia đình 9 vị thần Ennead trên hành trình của mình, bao gồm Set người đã vượt qua con rắn hỗn mang độc ác Apep, và Mehen người bảo vệ chống lại những con quái vật của thế giới âm ty.

Apep, một con rắn khổng lồ đã cố gắng ngăn chặn cuộc hành trình của con thuyền mặt trời mỗi đêm bằng cách làm chi phối hay ngăn cản cuộc hành trình nhờ bài hát của nó với ánh mắt thôi miên. Vào buổi tối, người Ai Cập tin rằng Thần Ra dưới hình hài của Atum hoặc dưới hình dạng của một con cừu đực (Khnum). Mesektet hay Con thuyền của Ban đêm sẽ chở ông xuyên qua thế giới Âm ty và quay trở lại phía đông để chuẩn bị cho sự tái sinh của mình. Những huyền thoại về Thần Ra đại diện cho mặt trời mọc là sự tái sinh của mặt trời bởi Nữ thần Bầu trời Nut, do đó việc gán các khái niệm về sự tái sinh và đổi mới của Thần Ra cũng như làm tăng vai trò của mình như là một thần sáng tạo là điều dễ hiểu.

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Ra được thể hiện dưới nhiều hình dạng. Hình dạng phổ biến nhất là một người với đầu chim ưng và có đội vương miện với một đĩa mặt trời trên đĩnh đầu, ngoài ra còn ở dạng một người với đầu của bọ hung (Thần Ra trong hình dạng của Khepri), hay là người với đầu của Cừu đực (hình dạng của Khnum). Thần Ra còn thường được miêu tả dưới hình dạng đầy đủ của một con cừu đực, bọ hung, phượng hoàng, diệc, rắn, bò đực, mèo, hoặc sư tử cũng như nhiều loài sinh vật khác.[3]. Ngoài ra, vầng hào quang trên đĩa mặt trời của thần Ra mạnh tới mức không người phàm tục hay vị thần nào có thể nhìn được.

Thần Ra trên con thuyền Mặt trời.

Trong văn hóa đại chúng[sửa | sửa mã nguồn]

Trong nhiều tác phẩm giả tưởng dành cho thiếu niên của Rick Riordan, The Serpent's Shadow (2012), The Throne of Fire (2011).

Mối liên hệ với các vị thần khác[sửa | sửa mã nguồn]

Thần Ra và Thần Amun, trong Lăng mộ của Ramses IV.

Cũng như nhiều vị thần Ai Cập được tôn thờ, bản sắc của Thần Ra thường được kết hợp với các thần khác, tạo thành một sự hòa trộn giữa các vị thần.

AtumAtum-Ra
Atum-Ra (Ra-Atum) là một vị thần được tổng hợp và hình thành từ hai vị thần hoàn toàn riêng biệt, tuy nhiên Ra chia sẻ nhiều điểm tương đồng với Atum hơn so với Amun. Atum được liên kết chặt chẽ hơn với ánh nắng mặt trời, và cũng là thần sáng tạo của Ennead. Cả Ra và Atum được coi là cha đẻ của các vị thần và các vị vua, và được tôn thờ rộng rãi. Trong thần thoại cổ xưa, Atum là cha đẻ của Tefnut và Shu, và ông được sinh ra từ đại dương Nun.
Hình vẽ Thần Imentet và Thần Ra trong Lăng mộ Nefertari 1298-1235 BC.
Ra-Horakhty
Trong thần thoại Ai Cập về sau này, Ra-Horakhty là biểu hiện của một hoặc nhiều vị thần tổng hợp. Nó được hiểu là "Ra dưới hình hài Horus ở đường chân trời". Người ta gợi ý rằng Ra-Horakhty đơn giản là cuộc hành trình của mặt trời từ đường chân trời từ Đông sang Tây như Ra, hoặc có nghĩa để biểu thị Ra là thần biểu tượng của hy vọng và sự tái sinh. (Xem phần trước: Ra và mặt trời).
KhepriKhnum
Khepri được biểu thị dưới dạng một con bọ cánh cứng (bọ hung) lăn quả cầu mặt trời lên vào buổi sáng, và đôi khi được coi là biểu hiện của thần Ra vào buổi sáng. Tương tự như vậy, thần Khnum đầu cừu đực cũng được coi là biểu hiện của thần Ra vào buổi tối. Ý tưởng về việc các vị thần khác nhau (hoặc khía cạnh khác nhau của Ra) ngự trị trong nhiều thời điểm khác nhau trong ngày là khá phổ biến. Khepri và Khnum đại diện cho bình minhhoàng hôn, Ra thường là đại diện của buổi trưa khi mặt trời lên tới đỉnh điểm. Đôi khi hiện thân dưới dạng Horus được sử dụng thay vì Thần Ra.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Merriam-Webster's Collegiate Dictionary, Eleventh Edition. Merriam-Webster, 2007. p. 1023
  2. ^ “Ra (Re)”. Ancient Egypt: The Mythology. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2010. His name is thought to mean "creative power", and as a proper name "Creator".
  3. ^ The Complete Gods and Goddesses of Ancient Egypt, Wilkinson ISBN 0-500-05120-8

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Collier, Mark and Manley, Bill. How to Read Egyptian Hieroglyphs: Revised Edition. Berkeley: University of California Press, 1998.
  • Salaman, Clement, Van Oyen, Dorine, Wharton, William D, and Mahé, Jean-Pierre. The Way of Hermes: New Translations of the Corpus Hermeticum and The Definitions of Hermes Trismegistus to Asclepius. Rochester: Inner Traditions, 1999.