Bước tới nội dung

Thẩm phu nhân (Đường Đại Tông)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Duệ Chân Thẩm Hoàng hậu
睿真沈皇后
Đường Đức Tông sinh mẫu
Thông tin chung
An tángNguyên lăng (元陵)
Phu quânĐường Đại Tông
Lý Dự
Hậu duệĐường Đức Tông Lý Quát
Thụy hiệu
Duệ Chân Hoàng hậu
(睿真皇后)
Thân phụThẩm Dịch Trực

Duệ Chân Thẩm Hoàng hậu (chữ Hán: 睿真沈皇后; không rõ năm sinh năm mất), là thiếp của Đường Đại Tông khi còn là Quảng Bình vương, đồng thời là sinh mẫu của Đường Đức Tông Lý Quát.

Trong lịch sử nhà Đường, hành tung của bà là bí ẩn nhất vì bà đột nhiên mất tích ngay giữa loạn An Sử. Về sau, Đại Tông lẫn con bà Đức Tông đều ra sức nỗ lực tìm kiếm nhưng đều không thành.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thẩm phu nhân xuất thân Ngô Hưng (nay là Hồ Châu, tỉnh Chiết Giang), dòng họ Ngô Hưng Thẩm thị (吳興沈氏), đây là một hào môn có tiếng ở địa phương. Tổ 6 đời là Thẩm Hiệp (沈勰), từng làm Thái thú của quận An Lục thời Nam Lương. Sau, Thẩm Hiệp quy phụ Bắc Chu, Hoàng đế Bắc Chu là Vũ Văn Ung lấy Thẩm thị, con gái của Thẩm Hiệp làm phi tần, phong Thẩm Hiệp làm Thượng thư Tả phó xạ. Tằng tổ Thẩm Lâm (沈琳) từng làm Lang trung thời nhà Tùy, tổ phụ Thẩm Giới Phúc (沈介福), làm chức Viên ngoại, từng nhậm Huyện lệnh của huyện Trường An. Cha Thẩm thị là Thẩm Dịch Trực (沈易直), làm Bí thư giám, em trai Thẩm Chấn (沈震) về sau cũng là Bí thư giám.

Khoảng cuối năm Khai Nguyên (741), Thẩm thị với thân phận [Lương gia tử; 良家子] mà nhập Thái tử cung[1][2]. Theo quy chế đời Đường, Lương gia tử là con nhà lành thế gia nhiều đời, tổ tiên không phạm tội, được hoạch chọn để làm phi thiếp cho Hoàng tử, Hoàng tôn hoặc bổ sung Nữ quan trong Nội đình. Với xuất thân thế gia nhiếu đời, Thẩm thị được sắp đặt làm thiếp của Đường Đại Tông, khi đó đang là Quảng Bình vương (廣平王), lấy lễ vật đàng hoàng mà nạp vào[3]. Năm Thiên Bảo nguyên niên (742), Thẩm thị sinh hạ nguyên tử Lý Quát, chính là Đường Đức Tông tương lai.

Trong loạn An Sử, Thẩm thị bị mất tích khi đang trong Lạc Dương khi Sử Tư Minh tái chiếm thành. Đường Đại Tông sau khi tức vị thì ra sức tìm kiếm, ròng rã 10 năm mà bặt vô âm tín[4]. Đầu năm Vĩnh Thái (765), một ni sư ở Sùng Thiện tự (崇善寺) tại Thọ Châu (nay là vùng phụ cận tỉnh An Huy) tự nhận là Thẩm phu nhân-mẹ của Thái tử, bị kiểm tra ra chân tướng giả mạo, chỉ là một nhũ mẫu của Thiếu Dương viện.

Hậu duệ truy tôn

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Đại Lịch thứ 14 (779), tháng 6, con trai của Thẩm phu nhân là Thái tử Lý Quát tức vị, tức Đường Đức Tông. Ngay vừa khi lên ngôi, Hoàng đế liền ra chỉ cáo thiên hạ, chính thức truy tặng cho mẹ mình làm Hoàng thái hậu[5]. Sang năm Kiến Trung nguyên niên (780), tháng 11, Đức Tông diêu tôn Thánh mẫu Thẩm thị làm Hoàng thái hậu, bày lễ tại Hàm Nguyên điện, án theo lễ Chính hậu. Hoàng đế mặc Cổn miện đi từ Đông Tự môn (東序門), hướng phía Đông, bá quan theo vị trí đến hành lễ[6].

Chiếu sách văn viết:

Bên cạnh đó, Đức Tông truy tôn cho ngoại tổ phụ Thẩm Dịch Trực làm Thái sư, cụ tổ ngoại là Thẩm Giới Phúc làm Thái phó, kỵ tổ ngoại Thẩm Lâm tặng Thái bảo, cậu của Đức Tông (em trai Thẩm thị) là Bí thư giám Thẩm Chấn tặng Thái úy. Khi ấy, cả nhà họ Thẩm được truy xét thân thuộc, bái tặng gồm hơn 100 người. Sang năm Trinh Nguyên thứ 7 (791), Đức Tông lại tặng ngoại tằng tổ phụ là Thẩm Lâm làm Tư không, tước Từ Quốc công (徐國公); sau đó cho lập 5 miếu thờ tổ tiên nhà họ Thẩm. Vào lúc đấy Thẩm thị gia tộc chi đại tông đã không còn ai, Đức Tông đành cho tộc tử chi gần nhất là Thẩm Phòng (沈房) làm Kim Ngô tướng quân, nối dõi tông đường để duy trì hương hỏa[7].

Năm Nguyên Hòa nguyên niên (806), cháu chắt của Thẩm Thái hậu là Đường Hiến Tông tức vị. Tháng 9 cùng năm, Hiến Tông vọng xưng Thái hậu Thẩm thị là Thái hoàng thái hậu, cử hành nghi lễ hợp táng tượng trưng cho Thẩm Thái hoàng thái hậu cùng Đại Tông vào Nguyên lăng (元陵), với nghi thức đầy đủ mũ áo dành cho Hoàng hậu, bà được đặt phía bên Tả của Đại Tông. Tháng 11 cùng năm, chính thức làm lễ truy tôn cho Thẩm Thái hoàng thái hậu, dâng thụy hiệuDuệ Chân Hoàng hậu (睿真皇后)[8].

Cái tên Thẩm Trân Châu

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ phim Đài Loan Trân Châu truyền kỳ, phần dạo đầu ca khúc có câu: "Thiên tư mông trân sủng, minh mâu chuyển châu huy. Lan tâm huệ chất xuất danh môn, Ngô Hưng tài nữ Thẩm Trân Châu"[9].

Tiếp đến, bộ phim Đại Đường vinh diệu năm 2017 cũng lấy nhân vật nữ chính tên Thẩm Trân Châu (沈珍珠), tiểu thuyết hóa hình tượng Thẩm phu nhân trong lịch sử. Điều này tương tự việc Đại Thắng Minh Hoàng hậu Dương thị được tiểu thuyết hóa tên gọi trên sân khấu, được biết đến là Dương Vân Nga.

Trong văn hóa đại chúng

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Phim truyền hình Diễn viên Nhân vật
1987 Trân Châu truyền kì Thi Tư Thẩm Trân Châu
2017 Đại Đường vinh diệu Cảnh Điềm Thẩm Trân Châu

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 《旧唐书·卷五十二·列传第二》:代宗睿真皇后沈氏,吳興人,世為冠族。父易直,秘書監。開元末,以良家子選入東宮,賜太子男廣平王。
  2. ^ 《新唐書·列傳第二·后妃下》: 代宗睿真皇后沈氏,吳興人。開元末,以良家子入東宮,太子以賜廣平王,實生德宗。
  3. ^ 《永乐大典残卷 唐会要逸文》:正观十三年二月二十五日,尚书八座议曰,谨按王者正位,作为人极,朝有公卿之列,室有嫔御之亭。内政修而家理,外教和而国安。爰自周代,洎乎汉室,名号损益,特或不同。然皆寤寐贤才,博采淑令,非唯德洽宫壶,抑亦庆流邦国,近伐以降。情溺私宠,掖庭之选,有乖故宝。故微贱之族,礼训蔑闻。或刑戮之家,怨气充积。而滥吹名级,入侍宫围。即事而言,窍未为得,臣等伏请自今已后,后宫及东宫内职员有阙者,皆选有才行充者。若内无其人,则旁求于外。采择良家,以礼聘纳。
  4. ^ 《旧唐书·卷五十二·列传第二》:代宗遣使求訪,十餘年寂無所聞。
  5. ^ 《旧唐书·卷五十二·列传第二》:德宗即位,下詔曰:「王者事父孝,故事天明;事母孝,故事地察。則事天莫先于嚴父,事地莫盛於尊親。朕恭承天命,以主社稷,執珪璧以事上帝,祖宗克配,園寢永終。而內朝虛位,闕問安之禮,銜悲內惻,憂戀終歲。思欲曆舟車之路,以聽求音問,而主茲重器,莫匪深哀。是用仰稽舊儀,敬崇大號,舉茲禮命,式遵前典。宜令公卿大夫稽度前訓,上皇太后尊號。」
  6. ^ 《旧唐书·卷五十二·列传第二》:建中元年十一月,遥尊圣母沈氏为皇太后,陈礼于含元殿庭,如正至之仪。上衮冕出自东序门,立于东方,朝臣班于位,册曰:"嗣皇帝臣名言:恩莫重于顾复,礼莫贵于徽号,上以展爱敬之道,下以正春秋之义,则祖宗之所禀命,臣子之所尽心,尊尊亲亲,此焉而在。两汉而下,帝王嗣位,崇奉尊称,厥有旧章。永惟丕烈,敢坠前典?臣名谨上尊号曰皇太后。"帝再拜,歔欷不自胜,左右皆泣下。仍以睦王述为奉迎皇太后使,工部尚书乔琳副之,候太后问至,升平公主宜备起居。于是分命使臣,周行天下。明年二月,吉问至,群臣称贺,既而诈妄。自是诈称太后者数四,皆不之罪,终贞元之世无闻焉。
  7. ^ 《旧唐书·卷五十二·列传第二》:德宗敦崇外族,赠太后父易直太师,易直父库部员外郎介福赠太傅,介福父德州刺史士衡赠太保,易直第二子秘书少监震赠太尉;时沈氏封赠拜爵者百余人。贞元七年,诏外曾祖隋陕令沈琳赠司徒,追封徐国公,与外祖赠太师易直等立五庙,以琳为始,缘祠庙所须,官给。后无近属,惟族子房为近,德宗用为金吾将军,主沈氏之祀。
  8. ^ 《旧唐书·卷五十二·列传第二》:宪宗即位之年九月,礼仪使奏:"太后沈氏厌代登真,于今二十七载,大行皇帝至孝惟深,哀思罔极。建中之初,已发明诏,舟车所至,靡不周遍,岁月滋深,迎访理绝。按晋庾蔚之议,寻求三年之后,又俟中寿而服之。今参详礼例,伏请以大行皇帝启攒宫日,百官举哀于肃章门内之正殿,先令有司造袆衣一副,发哀日令内官以袆衣置于幄。自后宫人朝夕上食,先启告元陵,次告天地宗庙、昭德皇后庙。上太皇太后谥册,造神主,择日祔于代宗庙。其袆衣备法驾奉迎于元陵祠,复置于代宗皇帝衮衣之右。便以发哀日为国忌。"诏如奏。其年十一月,册谥曰睿真皇后,奉神主祔于代宗之室。
  9. ^ 天姿蒙珍宠,明眸转珠辉。兰心蕙质出名门,吴兴才女沈珍珠。

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]