Thằng Bờm (phim)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thằng Bờm
Đạo diễnLê Đức Tiến
Kịch bảnBành Châu
Dựa trênThằng Bờm
Âm nhạcĐỗ Hồng Quân
Quay phimNguyễn Bá Nghi
Hãng sản xuất
Công chiếu
1987
Độ dài
90 phút
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt

Thằng Bờm là một bộ phim hài hước phỏng theo truyện cười dân gian Việt Nam của đạo diễn Lê Đức Tiến, do Bành Châu viết kịch bản, ra mắt lần đầu năm 1987.[1]

Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]

Từ bài và các câu chuyện cười dân gian nổi tiếng, các nhà làm phim đã dựng lên chân dung thằng Bờm sống động trên màn ảnh. Thằng Bờm vừa tức cười vừa đáng thương và cũng rất đáng yêu nữa. Tức cười vì ngây ngô, đáng thương vì dốt, đáng yêu vì hồn nhiên và luôn nghĩ tới điều tốt.

Thằng Bờm là một phim hài nhưng khiến người xem phải suy ngẫm sâu xa ngay sau những tràng cười sảng khoái về những trò đùa không hề vô hại vẫn diễn ra đâu đó quanh ta, từ thời thằng Bờm cho tới nay, và sẽ còn tiếp diễn nữa…

Diễn viên[sửa | sửa mã nguồn]

Ê-kíp[sửa | sửa mã nguồn]

  • Thư ký trường quay: Trần Hoàng Diệp
  • Thiết kế mĩ thuật: Đào Đức, Trần Thắng
  • Phục trang: Phương Thảo, Lê Thị Lan
  • Hóa trang: Mạnh Hiệp, Nguyễn Thị Hường
  • Âm thanh: Đặng Đình Hùng
  • Biên tập nhạc: Xuân Hòa
  • Biên đạo múa: Chu Thúy Quỳnh
  • Tiếng động: Minh Tâm
  • Đạo cụ: Nguyễn Anh Lân
  • Dựng cảnh: Phạm Đức Mạnh
  • Ánh sáng: Nguyễn Bắc
  • Khói lửa: Phan Bích
  • Quay phối hợp: Viết Tuấn, Tuấn Dục

Sự kiện thú vị[sửa | sửa mã nguồn]

Vai diễn Thằng Bờm đã khiến cho diễn viên Nguyễn Hoàng Hiệp được đặt cho biệt danh Thằng Bờm.

Vinh danh[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Lễ trao giải Hạng mục Đối tượng đề cử Kết quả Nguồn
1988 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 8 Phim truyện điện ảnh Giải đặc biệt [2]
Đạo diễn xuất sắc Nghệ sĩ ưu tú Lê Đức Tiến Đoạt giải [3]
Nam chính xuất sắc Nghệ sĩ nhân dân Trịnh Thịnh [4]
Âm nhạc xuất sắc Đỗ Hồng Quân [5]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Phan Bích Hà (2003). Hiện thực thứ hai. Nhà xuất bản Văn hóa thông tin. tr. 163. OCLC 62394229.
  2. ^ “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 8 đã kết thúc”. Báo Lao Động. 13: 8. 31 tháng 3 năm 1988.
  3. ^ Nguyễn Thị Hồng Ngát (2005). Lịch sử điện ảnh Việt Nam, Tập 2. Hà Nội: Cục Điện ảnh. tr. 245. OCLC 53129383.
  4. ^ Hoàng Lê (6 tháng 1 năm 2013). “Gặp NSND Trịnh Thịnh trong Thị trấn yên tĩnh”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  5. ^ Tú Ngọc (2000). Âm nhạc mới Việt Nam tiến trình và thành tựu. Hà Nội: Viện Âm nhạc. tr. 964. OCLC 682149444.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]