Bước tới nội dung

Thế vận hội Mùa hè 2024

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thế vận hội Mùa hè lần thứ XXXIII
Biểu trưng của Thế vận hội Mùa hè 2024
Thành phố chủ nhàParis, Pháp
Khẩu hiệuGames wide open
(tiếng Pháp: Ouvrons grand les Jeux)[1]
Vận động viên10.500 (giới hạn chỉ tiêu)[2]
Nội dung329 trong 32 môn thể thao (48 phân môn)
Lễ khai mạc26 tháng 7 năm 2024
Lễ bế mạc11 tháng 8 năm 2024
Khai mạc bởi
Thắp đuốc
Sân vận độngStade de France (Điền kinh, lễ bế mạc)[3]
Vườn TrocadéroSông Seine (Lễ khai mạc)
Mùa hè
Tokyo 2020 Los Angeles 2028
Mùa đông
Bắc Kinh 2022 Milano–Cortina 2026

Thế vận hội Mùa hè 2024 (tiếng Pháp: Jeux olympiques d'été de 2024), tên gọi chính thức bằng tiếng Anh là Games of the XXXIII Olympiad (tiếng Pháp: Jeux de la XXXIIIe Olympiade) hay còn được gọi là Paris 2024, là một sự kiện thể thao đa môn quốc tế được diễn ra từ ngày 26 tháng 7 tới 11 tháng 8 năm 2024 tại Paris, thành phố chủ nhà chính, và 16 thành phố khắp lãnh thổ Chính quốc Pháp cùng với một thành phố tại Tahiti—hòn đảo thuộc xứ hải ngoạicộng đồng hải ngoại Polynésie thuộc Pháp.[4]

Paris được trao quyền đăng cai Thế vận hội tại Phiên họp lần thứ 131 của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) ở Lima, Peru vào ngày 13 tháng 9 năm 2017. Sau khi nhiều ứng cử viên rút lui và chỉ còn lại Paris và Los Angeles, IOC đã quyết định trao quyền đăng cai Thế vận hội Mùa hè hai năm liên tiếp 2024 và 2028 lần lượt cho hai thành phố này. Với hai lần đăng cai trước đó vào các năm 19001924, Paris sẽ trở thành thành phố thứ hai đăng cai ba kỳ Thế vận hội Mùa hè sau London (1908, 19482012). Paris 2024 sẽ đánh dấu mốc kỷ niệm 100 năm kể từ Thế vận hội Paris 1924, là lần thứ 6 nước Pháp tổ chức Thế vận hội (ba kỳ Thế vận hội Mùa hè – 1900, 1924, 2024 và ba kỳ Thế vận hội Mùa đông – 1924, 1968, 1992), và cũng là kỳ Thế vận hội đầu tiên tại Pháp kể từ Thế vận hội Mùa đông 1992 tại Albertville. Sự kiện sẽ quay trở lại với chu kỳ Olympic 4 năm truyền thống, sau khi Thế vận hội Mùa hè 2020 tại Tokyo phải dời sang năm 2021 do đại dịch COVID-19. Đây sẽ là khởi đầu cho ba kỳ Thế vận hội Mùa hè liên tiếp chỉ sử dụng hai ngôn ngữ chính thức (tiếng Anhtiếng Pháp).

Kỳ Thế vận hội lần này chứng kiến sự xuất hiện lần đầu tiên của môn breaking (breakdancing) với tư cách là một môn thi đấu Olympic, đồng thời cũng là kỳ Thế vận hội cuối cùng được tổ chức trong nhiệm kỳ của chủ tịch IOC Thomas Bach.[5] Dự tính chi phí tổ chức cho Thế vận hội lần này là khoảng 8,5 tỷ USD.[6]

Quá trình đăng cai

[sửa | sửa mã nguồn]

Paris, Hamburg, Budapest, RomaLos Angeles là năm thành phố ứng cử viên. Quá trình đăng cai diễn ra chậm chạp do các nhiều ứng cử viên rút lui cùng với những lo ngại về chính trị và chi phí tổ chức.[7] Hamburg tuyên bố rút lui vào ngày 29 tháng 11 năm 2015 sau khi tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý.[8] Roma cũng rút lui vào ngày 21 tháng 9 năm 2016 với lý do khó khăn về ngân sách.[9] Đến ngày 22 tháng 2 năm 2017, tới lượt Budapest tuyên bố rút lui sau khi một bản kiến nghị phản đối đăng cai Thế vận hội đã thu thập được đủ số lượng chữ ký để tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý.[10][11][12]

Sau khi nhiều ứng cử viên đồng loạt rút lui, Ban lãnh đạo IOC đã họp tại Lausanne, Thụy Sỹ để thảo luận về quá trình đăng cai Thế vận hội 2024 và 2028 vào ngày 9 tháng 6 năm 2017.[13][14] Ủy ban Olympic Quốc tế đã chính thức đề xuất bầu chọn thành phố chủ nhà cho hai kỳ Thế vận hội 2024 và 2028 cùng một lúc; đề xuất trên đã được Phiên họp Bất thường của IOC thông qua vào ngày 11 tháng 7 năm 2017 tại Lausanne.[14] Các ủy ban đăng cai của LA 2024 và Paris 2024 đã họp bàn với IOC để phân định thành phố nào sẽ tổ chức Thế vận hội 2024 và 2028, và liệu có thể chọn cùng lúc thành phố chủ nhà cho cả hai kỳ Thế vận hội trên.[15]

Ngay sau quyết định sẽ trao quyền đăng cai cho hai kỳ Thế vận hội cùng lúc, Paris đã được coi là chủ nhà ưa thích cho năm 2024. Vào ngày 31 tháng 7 năm 2017, IOC tuyên bố Los Angeles sẽ là ứng cử viên duy nhất cho Thế vận hội 2028,[16][17] đồng nghĩa với việc Paris chính thức đăng cai Thế vận hội 2024. Cả hai quyết định được phê chuẩn tại Phiên họp lần thứ 131 của IOC vào ngày 13 tháng 9 năm 2017.[18]

Bầu chọn thành phố chủ nhà

[sửa | sửa mã nguồn]

Paris được bầu chọn làm thành phố chủ nhà vào ngày 13 tháng 9 năm 2017 tại Phiên họp thứ 131 của IOC ở Lima, Peru. Hai thành viên IOC người Pháp, Guy DrutTony Estanguet, không được tham gia bỏ phiếu theo quy định của Hiến chương Olympic.

Kết quả đăng cai
Thế vận hội Mùa hè 2024
Thành phố Quốc gia Số phiếu
Paris  Pháp Quyết định toàn thể

Đại hội

[sửa | sửa mã nguồn]
Một điểm theo dõi Thế vận hội Mùa hè 2020 tại Quảng trường Trocadéro, nơi diễn ra nghi lễ chính thức cho kỳ Thế vận hội 2024.

Vào tháng 7 năm 2021, Trưởng Ban tổ chức Thế vận hội và Thế vận hội Người khuyết tật Paris 2024 (COJOP2024) Tony Estanguet cho biết đang tiến hành nghiên cứu khả thi về việc tổ chức lễ khai mạc và bế mạc bên ngoài bối cảnh sân vận động truyền thống, nhằm "kết hợp điều tuyệt với nhất của Paris–những địa danh mang tính biểu tượng–với khả năng tham gia cùng hàng trăm nghìn khán giả, thậm chí hơn thế nữa."[19] Khái niệm về một "Thế vận hội mở" như vậy đã được thể hiện ở nghi lễ chuyển giao quyền đăng cai cho Paris tại lễ bế mạc Tokyo 2020,[19] trong đó có những hình ảnh được truyền trực tiếp từ một điểm theo dõi tại Quảng trường Trocadéro.[20] Estanguet dự kiến sẽ thông báo về địa điểm tổ chức các buổi lễ trước cuối năm.[19]

Vào ngày 13 tháng 12 năm 2021, ban tổ chức cho biết tại lễ khai mạc, các vận động viên sẽ có màn diễu hành bằng thuyền dọc sông Seine, bắt đầu từ Cầu Austerlitz cho tới Cầu Iéna. Hành trình dài 6 km (3,7 dặm) sẽ đi qua các địa danh nổi tiếng như Viện bảo tàng Louvre, Nhà thờ Đức Bà ParisQuảng trường Concorde, cùng với đó là những màn biểu diễn văn hóa. Nghi lễ chính thức sẽ diễn ra tại một "sân vận động mini" 30.000 chỗ ngồi ở Trocadéro. Các nhà tổ chức nói rằng đây sẽ là "buổi lễ khai mạc ngoạn mục và dễ tiếp cận nhất trong lịch sử Thế vận hội", còn Estanguet cũng cho biết khán giả sẽ được tham dự miễn phí buổi lễ, đồng thời ước tính buổi lễ khai mạc có thể thu hút lên tới 600.000 khán giả.[21][22][23]

Vào ngày 23 tháng 9 năm 2022, giám đốc sáng tạo tổ chức các buổi lễ khai mạc và bế mạc Thomas Jolly thông báo sân vận động Stade de France sẽ là địa điểm tổ chức lễ bế mạc.[24]

Môn thể thao thi đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo các quy định hiện hành của Ủy ban Olympic Quốc tế đã có hiệu lực kể từ năm 2017, chương trình Thế vận hội Mùa hè bao gồm 28 môn thể thao "nòng cốt" bắt buộc, cùng với tối đa 6 môn thi đấu tùy chọn có thể bổ sung tại mỗi kỳ Thế vận hội Mùa hè. Các môn bổ sung này được Ban tổ chức mỗi kỳ Thế vận hội lựa chọn và danh sách các môn thi đấu phải được gửi tới Ủy ban Olympic Quốc tế trong vòng 5 năm trước khi đại hội diễn ra nhằm thu hút sự chú ý tại địa phương,[25][26] với điều kiện tổng số lượng vận động viên tham dự không quá 10.500 người.[27] Tại Phiên họp thứ 131 của IOC vào tháng 9 năm 2017, ủy ban này đã phê chuẩn chương trình 28 môn thi đấu từ năm 2016 vào áp dụng tại Paris 2024, đồng thời mời Ban tổ chức Paris trình xem xét thêm tối đa năm môn thi khác.[28][29]

Khi Paris tham gia đấu thầu quyền đăng cai vào tháng 8 năm 2017, Ban tổ chức Paris thông báo sẽ tổ chức thảo luận với IOC và các tổ chức thể thao điện tử chuyên nghiệp về khả năng đưa các nội dung esports vào thi đấu tại Thế vận hội 2024.[30][31] Tuy nhiên, đến tháng 7 năm 2018, IOC đã xác nhận không xem xét đưa thể thao điện tử vào chương trình thi đấu tại Olympic 2024.[32] Vào ngày 21 tháng 2 năm 2019, Ban tổ chức Paris cho biết sẽ đề xuất đưa vào chương trình thi đấu môn breakdancing (breaking), cùng với ba môn khác là trượt ván, leo núi thể thaolướt sóng—ba môn này sau đó đã có lần xuất hiện đầu tiên tại Thế vận hội Mùa hè Tokyo 2020.[32][33][34] Cả bốn môn thi đấu trên đều được chấp thuận tại Phiên họp thứ 134 của IOC ở Lausanne, Thụy Sỹ vào ngày 24 tháng 6 năm 2019.[32][34][35]

Chương trình Thế vận hội Mùa hè 2024 dự kiến có 32 môn thể thao với 329 nội dung. Đây là kỳ Thế vận hội Mùa hè đầu tiên kể từ năm 1960 có ít nội dung thi đấu hơn kỳ Thế vận hội trước (Olympic Tokyo 2020 có 339 nội dung). Số lượng nội dung của mỗi phân môn được ghi trong dấu ngoặc đơn. Các phân môn bị mất nội dung so với năm 2020 bao gồm có karate (8) và bóng chày/bóng mềm (2)–cả hai đều bị loại khỏi danh sách môn thi đấu–cùng với cử tạ với ít hơn 4 nội dung. Môn canoeing vẫn có tổng số nội dung thi đấu là 16, nhưng có 2 nội dung nước rút được thay thế bằng các nội dung slalom. Các môn thi đấu có thêm nội dung là breaking (2), xuất hiện với tư cách là một phân môn mới, và leo núi thể thao, trong đó các nội dung leo núi tốc độ và 'boulder & lead' được tách ra khỏi nội dung 'kết hợp' trước đó.[36]

Vào tháng 2 năm 2023, Liên đoàn Quyền Anh Hoa Kỳ [en] tuyên bố tẩy chay Giải vô địch thế giới 2023 (được tổ chức bởi Hiệp hội Quyền Anh Quốc tế), nơi mà các vận động viên Nga và Belarus được thi đấu mà không có hạn chế nào, đồng thời cáo buộc IBA phá hoại quy trình vòng loại đã được IOC phê chuẩn cho Thế vận hội Mùa hè 2024. Ba Lan, Thụy Sỹ, Hà Lan, Anh Quốc, Ireland, Cộng hòa Séc, Thụy Điển và Canada sau đó cũng hưởng ứng quyết định trên.[37]

Các môn thi đấu tại Thế vận hội Mùa hè 2024

Các Ủy ban Olympic Quốc gia tham dự

[sửa | sửa mã nguồn]

*Sau đây là danh sách các Ủy ban Olympic Quốc gia có ít nhất một vận động viên đã vượt qua vòng loại Thế vận hội 2024.

Các Ủy ban Olympic Quốc gia tham dự

Số lượng vận động viên theo Ủy ban Olympic Quốc gia (NOC)

Tính đến 19 tháng 3 năm 2023

Lịch thi đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch thi đấu dưới đây được liệt kê đúng theo thông cáo báo chí của COJOP2024 vào tháng 7 năm 2022. Lịch thi đấu chính xác có thể thay đổi vào thời điểm thích hợp.

Tất cả thời gian và ngày tính theo Giờ mùa hè Trung Âu (UTC+2)
OC Lễ khai mạc Thi đấu nội dung 1 Nội dung huy chương vàng CC Lễ bế mạc
Tháng 7/8 năm 2024 Tháng 7 Tháng 8 Nội dung
24
T4
25
T5
26
T6
27
T7
28
CN
29
T2
30
T3
31
T4
1
T5
2
T6
3
T7
4
CN
5
T2
6
T3
7
T4
8
T5
9
T6
10
T7
11
CN
Nghi lễ OC CC
Thể thao dưới nước Bơi nghệ thuật 1 1 2
Nhảy cầu 1 1 1 1 1 1 1 1 8
Bơi marathon 1 1 2
Bơi lội 4 3 5 3 5 4 3 4 4 35
Bóng nước 1 1 2
Bắn cung 1 1 1 1 1 5
Điền kinh 2 1 5 3 3 5 5 6 8 9 1 48
Cầu lông 1 1 1 2 5
Bóng rổ Bóng rổ 1 1 2
Bóng rổ 3×3 2 2
Quyền Anh 1 2 2 4 4 13
Breaking 1 1 2
Canoeing Slalom 1 1 1 1 2 6
Nước rút 4 3 3 10
Xe đạp Xe đạp đường trường 2 1 1 4
Xe đạp lòng chảo 1 1 2 2 2 1 3 12
BMX 2 2 4
Xe đạp leo núi 1 1 2
Cưỡi ngựa
Biểu diễn 1 1 2
Toàn năng 2 2
Nhảy ngựa 1 1 2
Đấu kiếm 2 2 2 1 1 1 1 1 1 12
Khúc côn cầu trên cỏ 1 1 2
Bóng đá 1 1 2
Golf 1 1 2
Thể dục dụng cụ Nghệ thuật 1 1 1 1 4 3 3 14
Nhịp điệu 1 1 2
Bạt nhún 2 2
Bóng ném 1 1 2
Judo 2 2 2 2 2 2 2 1 15
Năm môn phối hợp hiện đại 1 1 2
Chèo thuyền 2 4 4 4 14
Bóng bầu dục bảy người 1 1 2
Thuyền buồm 2 2 2 2 2 10
Bắn súng 1 2 2 2 1 1 1 2 1 2 15
Trượt ván 1 1 1 1 4
Leo núi thể thao 1 1 1 1 4
Lướt sóng 2 2
Bóng bàn 1 1 1 1 1 5
Taekwondo 2 2 2 2 8
Quần vợt 1 2 2 5
Ba môn phối hợp 1 1 1 3
Bóng chuyền Bóng chuyền bãi biển 1 1 2
Bóng chuyền 1 1 2
Cử tạ 2 2 2 3 1 10
Đấu vật 3 3 3 3 3 3 18
Nội dung huy chương hàng ngày 14 13 18 14 17 19 22 28 20 16 15 21 27 33 39 13 329
Tổng số tích lũy 14 27 45 59 76 95 117 145 165 181 196 217 244 277 316 329
Tháng 7/8 năm 2024 24
T4
25
T5
26
T6
27
T7
28
CN
29
T2
30
T3
31
T4
1
T5
2
T6
3
T7
4
CN
5
T2
6
T3
7
T4
8
T5
9
T6
10
T7
11
CN
Tổng nội dung
Tháng 7 Tháng 8


Địa điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Hầu hết các nội dung Olympic sẽ được tổ chức tại thành phố Paris và vùng đô thị xung quanh, bao gồm các thành phố láng giềng Saint-Denis, Le Bourget, Nanterre, VersaillesVaires-sur-Marne. Giải đấu bóng ném sẽ được tổ chức tại Lille, cách thành phố chủ nhà 225 km; nội dung thuyền buồm và một số trận đấu bóng đá sẽ diễn ra tại thành phố bên bờ Địa Trung Hải Marseille, cách thành phố chủ nhà 777 km; trong khi đó, các nội dung môn lướt sóng dự kiến được tổ chức tại làng Teahupo'o, thuộc vùng lãnh thổ hải ngoại Polynésie thuộc Pháp, cách thành phố chủ nhà 15.716 km. Môn bóng đá cũng được diễn ra tại 5 thành phố khác là Bordeaux, Décines-Charpieu, Nantes, NiceSaint-Étienne, trong đó có một số địa điểm là sân nhà của các câu lạc bộ Ligue 1.

Vùng Đại Paris (7 môn)

[sửa | sửa mã nguồn]
Sân vận động Stade de France với đường chạy điền kinh không bị che phủ tại Giải vô địch điền kinh thế giới 2003
Tập tin:CAO St-Denis - 11 octobre 2023 - 9.jpg
Trung tâm Thể thao dưới nước vào thời điểm đang xây dựng
Địa điểm Nội dung Sức chứa Tình trạng
Sân vận động Yves du Manoir Khúc côn cầu trên cỏ 15.000 Đã cải tạo
Stade de France Bóng bầu dục 7 người 77.083 Hiện có
Điền kinh
Lễ bế mạc
Paris La Défense Arena[a] Thể thao dưới nước (bơi lội, vòng playoff bóng nước) 15.220
Porte de La Chapelle Arena Cầu lông 8.000 Bổ sung
Thể dục dụng cụ (nhịp điệu)
Trung tâm Thể thao dưới nước Paris[38][39] Thể thao dưới nước (vòng sơ loại bóng nước, nhảy cầu, bơi nghệ thuật) 5.000
Le Bourget Climbing Venue Leo núi thể thao 5.000 Tạm thời
Arena Paris Nord Quyền Anh (vòng sơ loại, tứ kết) 6.000 Hiện có
Năm môn phối hợp hiện đại (vòng xếp hạng đấu kiếm)
Ghi chú
  1. ^ Ban tổ chức địa phương sử dụng tên gọi không có nhà tài trợ Arena 92, cũng là tên gọi của sân vận động trong giai đoạn lên kế hoạch ban đầu. Tới thời điểm khánh thành năm 2017, tên gọi được đổi thành U Arena (cũng chưa có nhà tài trợ) và sau đó mới trở thành Paris La Défense Arena như hiện tại vào năm 2018 thông qua một thỏa thuận tài trợ.

Vùng Trung tâm Paris (20 môn)

[sửa | sửa mã nguồn]
Champ de Mars
Grand Palais
Điện Invalides
Stade Roland Garros
Địa điểm Nội dung Sức chứa Tình trạng
Sân vận động Công viên các Hoàng tử Bóng đá (chung kết) 48.583 Hiện có
Sân vận động Roland Garros Quần vợt 36,000

(15.000 + 12.000 + 9.000)

Quyền Anh (bán kết, chung kết)
Sân Philippe Chatrier (có mái che di động) Quyền Anh (bán kết, chung kết) 15.000
Quần vợt
Sân Suzanne Lenglen (có mái che di động)[40] Quần vợt 10.000
Sân Simonne Mathieu và các sân thi đấu phụ 9.000 (5.000+2.000+8x250)
Paris Expo Porte de Versailles Bóng chuyền 18,000

(12,000 + 12,000)

Bóng bàn
Bóng ném (vòng loại)
Cử tạ
Bercy Arena Thể dục dụng cụ (nghệ thuật và bạt nhún) 15.000
Bóng rổ (chung kết)
Grand Palais Đấu kiếm 8.000
Taekwondo
Quảng trường Concorde Bóng rổ (3x3) 30.000 Tạm thời
Breakdance
Xe đạp (BMX tự do)
Trượt ván
Tòa thị chính Paris Điền kinh (xuất phát marathon) 1.500
Cầu Alexandre-III Thể thao dưới nước (bơi marathon)
ba môn phối hợp
Xe đạp Tính giờ cá nhân (về đích)
Cầu Iéna Thể thao dưới nước (bơi marathon) 13.000
(3.000 ghế ngồi)
Điền kinh (marathon, đi bộ)
Xe đạp (đường trường, tính giờ cá nhân)
Ba môn phối hợp
Sân vận động Tháp Eiffel (Champ-de-Mars) Bóng chuyền bãi biển 12.000
Grand Palais Éphémère Judo 9.000
Đấu vật
Điện Invalides Bắn cung 8.000
Điền kinh (về đích marathon)
Xe đạp Tính giờ cá nhân (xuất phát)

Vùng Versailles (4 môn)

[sửa | sửa mã nguồn]
Le Golf National
Vélodrome de Saint-Quentin-en-Yvelines
Cung điện Versailles
Trung tâm Hàng hải Vaires-Torcy
Địa điểm Nội dung Sức chứa Tình trạng
Cung điện Versailles Cưỡi ngựa (biểu diễn, nhảy ngựa, toàn năng) 80.000
(22.000 + 58.000)
Tạm thời
Năm môn phối hợp hiện đại (trừ vòng xếp hạng đấu kiếm)
Le Golf National Golf 35.000 Hiện có
Đồi Élancourt Xe đạp (leo núi) 25.000
Vélodrome de Saint-Quentin-en-Yvelines Xe đạp (lòng chảo) 5.000
Xe đạp (BMX racing) 5.000

Ngoài trung tâm (7 môn)

[sửa | sửa mã nguồn]
Marseille
Địa điểm Nội dung Sức chứa Tình trạng
Sân vận động Pierre Mauroy (Lille) Bóng rổ (vòng sơ loại) 26.000 Hiện có
Bóng ném (tứ kết, bán kết, chung kết)
Sân vận động Hàng hải Olympic Quốc gia Île-de-France (Vaires-sur-Marne) Chèo thuyền 22.000
Canoe-Kayak (nước rút)
Canoe-Kayak (slalom)
Stade Vélodrome (Marseille) Bóng đá (6 trận sơ loại, tứ kết nữ, bán kết nam) 67.394
Parc Olympique Lyonnais (Lyon) Bóng đá (6 trận sơ loại, tứ kết nam, bán kết nữ) 59.186
Stade Matmut Atlantique (Bordeaux) Bóng đá (6 trận sơ loại, tứ kết nữ, tranh hạng 3 nam) 42.115
Stade Geoffroy-Guichard (Saint-Étienne) Bóng đá (6 trận sơ loại, tứ kết nam, tranh hạng 3 nữ) 41.965
Allianz Riviera (Nice) Bóng đá (6 trận sơ loại, tứ kết) 35.624
Stade de la Beaujoire (Nantes) Bóng đá (6 trận sơ loại, tứ kết) 35.322
Port de la Pointe Rouge (Marseille) Thuyền buồm 5.000
Débarcadère Teahupoo (Teahupo'o, Polynésie thuộc Pháp) Lướt sóng 5.000
Trung tâm Bắn súng Quốc gia (Châteauroux) Bắn súng 3.000

Không thi đấu

[sửa | sửa mã nguồn]
Địa điểm Nội dung Sức chứa Tình trạng
Vườn Trocadéro Lễ khai mạc 30,000 / 13,000 Tạm thời
Công viên Champions
Sông Seine Lễ khai mạc 570,000
L'Île-Saint-Denis Làng Olympic 17.000 Bổ sung
Le Bourget Làng Truyền thông Tạm thời
Trung tâm Phát sóng Quốc tế
Trung tâm Báo chí Chính
Parc Olympique Lyonnais


Tiếp thị

[sửa | sửa mã nguồn]

Biểu trưng

[sửa | sửa mã nguồn]
Olympic Phryge (trái), linh vật chính thức của Thế vận hội Mùa hè 2024, và Paralympic Phryge (phải), linh vật chính thức của Thế vận hội Người khuyết tật Mùa hè 2024

Biểu trưng của Thế vận hội và Thế vận hội Người khuyết tật Mùa hè 2024 được giới thiệu vào ngày 21 tháng 10 năm 2019 tại Grand Rex. Lấy cảm hứng từ phong cách Art Deco,[41][42] biểu trưng sử dụng hình ảnh của Marianne, được coi là hiện thân quốc gia của nước Pháp, trong đó mái tóc của bà tạo nên hình dáng của một ngọn lửa. Biểu trưng còn mang hình dáng giống như một tấm huy chương vàng. Tony Estanguet giải thích rằng biểu trưng này là biểu tượng của "sức mạnh và sự kỳ diệu của Thế vận hội", và cũng là để truyền tải thông điệp về một Thế vận hội "dành cho mọi người". Việc sử dụng hình tượng phụ nữ cũng là để tri ân tới kỳ Thế vận hội Mùa hè 1900 tại Paris, kỳ Thế vận hội đầu tiên cho phép phụ nữ tham dự.[43] Biểu trưng được thiết kế bởi nhà thiết kế người Pháp Sylvain Boyer[44] cùng với công ty thiết kế Pháp Ecobranding & Royalties.[44][45][46]

Biểu trưng của Paris 2024 được nhiều tạp chí thiết kế coi là màn ra mắt logo mới lớn nhất năm 2019.[47][48] Một cuộc khảo sát của Opinion Way cho thấy 83% người Pháp thích thú với thiết kế biểu trưng mới của Thế vận hội Paris 2024. Tỷ lệ người tham gia khảo sát ủng hộ đạt mức cao, trong đó có 82% cảm thấy biểu trưng này hấp dẫn về mặt thẩm mỹ và 78% nhận xét nó có tính sáng tạo.[49] Một số người dùng trên mạng xã hội đã đăng bài chế giễu thiết kế trên, trong đó có ý kiến cho rằng logo này "sẽ hợp hơn với một trang web hẹn hò hay một salon tóc".[50]

Lần đầu tiên kể từ năm 1960, Thế vận hội Người khuyết tật Mùa hè 2024 cũng sẽ có chung biểu trưng với kỳ Thế vận hội tương ứng mà không có sự khác biệt nào, nhằm phản ánh "tham vọng" chung của cả hai sự kiện.[51]

Tài trợ

[sửa | sửa mã nguồn]
Các nhà tài trợ Thế vận hội Mùa hè 2024
Đối tác Olympic Toàn cầu
Đối tác Cao cấp
Đối tác Chính thức
Đơn vị hỗ trợ Chính thức

Bản quyền phát sóng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tranh cãi

[sửa | sửa mã nguồn]

Bóc lột quyền lợi của người lao động

[sửa | sửa mã nguồn]

Một báo cáo của Liberation tiết lộ rằng những người lao động làm việc cho Thế vận hội được trả khoảng 80 euro (86,7 USD) mỗi ngày mà không có bất kỳ tuyên bố chính thức. Một số công nhân bày tỏ phẫn nộ và không hài lòng vì họ không bao giờ nhận được mức lương đảm bảo trong hợp đồng. Ngoài ra, một số công nhân cho biết họ không có đồ bảo hộ an toàn lao động khi làm những công việc nguy hiểm.[57]

Sự tham gia của các vận động viên Nga và Belarus

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự tham gia của các vận động viên NgaBelarus vẫn còn gây tranh cãi trong bối cảnh Nga xâm lược Ukraina 2022.

Vào tháng 2 năm 2022, Ủy ban Olympic Quốc tế đã yêu cầu các liên đoàn thể thao cấm các vận động viên và quan chức Nga và Belarus tham gia các giải đấu quốc tế.[58] Vào tháng 1 năm 2023, Ủy ban Olympic Quốc tế công bố kế hoạch giới thiệu các vận động viên Nga và Belarus là những người trung lập. Đáp lại, Bộ trưởng Thể thao và Du lịch Ba Lan tuyên bố rằng có tới 40 quốc gia sẽ cân nhắc tẩy chay Thế vận hội 2024 nếu không loại trừ người Nga và người Belarus.[59][60] Vào ngày 3 tháng 2 năm 2023, Ủy ban Olympic và Paralympic Quốc gia của năm quốc gia Bắc Âu (Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na UyThụy Điển) đã đưa ra một tuyên bố chung phản đối sự tham gia của các vận động viên Nga và Belarus tại Thế vận hội Mùa hè 2024 ở Paris.[61][62] Các quốc gia đã đe dọa tẩy chay bao gồm Đan Mạch, Estonia, Latvia, Litva, Ba Lan, Ukraina.[63][64] Trong số các quốc gia khác có suy đoán về tẩy chay bao gồm Vương quốc Anh Quốc, Canada, Nhật Bản, New ZealandHàn Quốc.[65]

Chất lượng nước sông Seine

[sửa | sửa mã nguồn]

Tuy chính phủ Pháp chi ra số tiền lớn để làm sạch sông, nhưng nhìn bên ngoài chất lượng nước rất tệ. Rất nhiều vận động viên khi bơi đã nói "đã nhìn thấy những thứ khó chịu". Sau khi hoàn thành 3 môn phối hợp, rất nhiều vận động viên nôn mửa, thậm chí nhập viện do nhiễm khuẩn E-coli.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “New Paris 2024 slogan "Games wide open" welcomed by IOC President” (bằng tiếng Anh). International Paralympic Committee. 25 tháng 7 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2022.“Le nouveau slogan de Paris 2024 "Ouvrons grand les Jeux" accueilli favorablement par le président du CIO” (bằng tiếng Pháp). International Paralympic Committee. 25 tháng 7 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2022.
  2. ^ “Gender equality and youth at the heart of the Paris 2024 Olympic Sports Programme”. www.olympics.com/. International Olympic Committee. 7 tháng 12 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2020. The 10,500-athlete quota set for Paris 2024, including new sports, will lead to an overall reduction in the number of athletes
  3. ^ “Stade de France”. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2022.
  4. ^ Butler, Nick (7 tháng 2 năm 2018). “Paris 2024 to start week earlier than planned after IOC approve date change”. insidethegames.biz. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2018.
  5. ^ “Thomas Bach re-elected as IOC president until 2025”. AP NEWS (bằng tiếng Anh). 10 tháng 3 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022.
  6. ^ “Macron's $8.5 Billion Olympics Is Already Facing Soaring Costs”. Bloomberg (bằng tiếng Anh). 26 tháng 7 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2023.
  7. ^ Butler, Nick (24 tháng 2 năm 2017). “Exclusive: IOC vow to "further adjust" candidature process after Budapest 2024 withdrawal”. Inside the Games. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2017.
  8. ^ “Five world-class cities in strong competition for Olympic Games 2024 – IOC to contribute USD 1.7 billion to the local organising committee” (Thông cáo báo chí). Lausanne, Switzerland: International Olympic Committee. 16 tháng 9 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2015.
  9. ^ Rome 2024 Olympic bid collapses in acrimony Lưu trữ 21 tháng 9 2016 tại Wayback Machine at BBC News. Retrieved 21 September 2016.
  10. ^ “2024 Olympics: Budapest to drop bid to host Games”. BBC. 22 tháng 2 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 2 năm 2017.
  11. ^ Mather, Victor (22 tháng 2 năm 2017). “Budapest Withdraws Bid to Host 2024 Summer Olympics”. The New York Times. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2017.
  12. ^ “Budapest to withdraw bid for 2024 Olympics, leaving L.A. and Paris as only contenders”. Los Angeles Times. tháng 2 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2017.
  13. ^ “Meeting of the IOC Executive Board in Lausanne – Information for the media”. Olympic.org. 19 tháng 5 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 6 năm 2017.
  14. ^ a b “IOC Executive Board approve joint awarding plans for 2024 and 2028 Olympics”. Inside the Games. 9 tháng 6 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2023.
  15. ^ “Bach Says Paris and LA Mayors Are 'Optimistic' About Agreement After Initial Discussions - GamesBids.com”. gamesbids.com. 12 tháng 7 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2023.
  16. ^ “Los Angeles Declares Candidature for Olympic Games 2028- IOC to Contribute USD 1.8Billion to the Local Organising Committee”. IOC. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2017.
  17. ^ Wharton, David (31 tháng 7 năm 2017). “Los Angeles makes deal to host 2028 Summer Olympics”. Los Angeles Times. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2017.
  18. ^ “Paris set to host 2024 Olympics, Los Angeles to be awarded 2028 Games by IOC”. ABC News. 31 tháng 7 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2017.
  19. ^ a b c “Paris 2024 to reveal city-centre Opening Ceremony locations by "end of the year". www.insidethegames.biz. 21 tháng 7 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2021.
  20. ^ “The Tokyo Olympics end with Closing Ceremony”. CNN (bằng tiếng Anh). 8 tháng 8 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2021.
  21. ^ “Paris 2024 confirms Seine will serve as venue for city centre Opening Ceremony”. www.insidethegames.biz. 13 tháng 12 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2021.
  22. ^ “Paris 2024 Olympic organisers reveal audacious plans for opening ceremony”. the Guardian (bằng tiếng Anh). 13 tháng 12 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2021.
  23. ^ “Paris to hold 'most accessible' opening ceremony of 2024 Olympics on River Seine”. France 24 (bằng tiếng Anh). 13 tháng 12 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2021.
  24. ^ “Paris tabs Jolly to direct '24 Olympic ceremonies”. ESPN.com (bằng tiếng Anh). 21 tháng 9 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2023.
  25. ^ “Big changes to Olympic sports program on way after Agenda 2020 Summit”. www.insidethegames.biz. 19 tháng 7 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2021.
  26. ^ “Olympic Agenda 2020 Recommendations” (PDF). IOC. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2015.
  27. ^ “ICC forms Olympic Working Group to prepare bid for Los Angeles 2028 inclusion”. Inside the Games. 10 tháng 8 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2021.
  28. ^ “No Changes in Core Olympic Sports for Paris 2024”. Around the Rings. 15 tháng 9 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2023.
  29. ^ “JO 2024 : les nouveaux sports seront connus en 2019” (bằng tiếng Pháp). L'Equipe. 15 tháng 9 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2023.
  30. ^ “Paris Olympic bid committee is open to esports on 2024 Olympic program”. Associated Press. 9 tháng 8 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2017.
  31. ^ Morris, Chris. “Video Games May Be a Part of the 2024 Olympics”. Fortune (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2023.
  32. ^ a b c “Two phase selection process confirmed for new Paris 2024 sports but esports will not be considered”. Inside the Games. 19 tháng 7 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2018.
  33. ^ “Olympic Games: Paris organisers propose breakdancing to IOC as a new sport for 2024”. BBC.com. 21 tháng 2 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2019.
  34. ^ a b “Olympic Games: Breakdancing takes step closer to Paris 2024 inclusion”. BBC.com. 25 tháng 6 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2019.
  35. ^ “Gender equality and youth at the heart of the Paris 2024 Olympic Sports program”. International Olympic Committee. 7 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2021.[liên kết hỏng]
  36. ^ “Paris 2024 Event Programme” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 12 năm 2020.
  37. ^ “USA Boxing accuses IBA of trying to "sabotage" Olympic qualifiers”. www.insidethegames.biz. 21 tháng 2 năm 2023.
  38. ^ à 17h48, Par Le ParisienLe 29 avril 2020; À 19h28, Modifié Le 29 Avril 2020 (29 tháng 4 năm 2020). “JO de Paris 2024 : voici à quoi ressemblera le futur centre aquatique de Saint-Denis”. leparisien.fr. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2020.
  39. ^ “THE AQUATICS CENTRE : AN OLYMPIC CLASS COMPLEX FOR THE PEOPLE OF SEINE SAINT DENIS”. paris2024.org. 29 tháng 8 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2022.
  40. ^ “Roland-Garros 2024: A retractable roof on Court Suzanne-Lenglen - Roland-Garros - The 2021 Roland-Garros Tournament official site”. www.rolandgarros.com (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2021.
  41. ^ “Trends of 2019: Branding”. Creative Review (bằng tiếng Anh). 4 tháng 12 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2020.
  42. ^ “Is it an Olympic logo? Or a coquettish scamp?”. Los Angeles Times (bằng tiếng Anh). 24 tháng 10 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2019.
  43. ^ “Paris 2024 Olympic logo sparks Tinder jokes”. BBC News (bằng tiếng Anh). 22 tháng 10 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2019.
  44. ^ a b “Trends of 2019: Branding and logos”. Creative Review. 3 tháng 12 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2020.
  45. ^ “How Paris 2024 unveiled its new logo?”. en24.news. 21 tháng 10 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2019.
  46. ^ “Paris 2024 : le logo des Jeux Olympique's dévoilé”. Le Monde.fr. 21 tháng 10 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2019.
  47. ^ “Trends of 2019: Branding and logos”. Creative Review (bằng tiếng Anh). 3 tháng 12 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2020.
  48. ^ “The 10 biggest rebrands and logo designs of 2019”. Design Week (bằng tiếng Anh). 6 tháng 12 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2020.
  49. ^ “83% OF FRENCH PEOPLE APPROVE OF NEW PARIS 2024 GAMES EMBLEM”. Paris 2024 (bằng tiếng Anh). 24 tháng 10 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2021.
  50. ^ “Olympic flame or dating ad? Paris 2024 logo divides opinion”. BBC. 22 tháng 10 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2020.
  51. ^ “Paris 2024 unveil new shared Olympic and Paralympic Games emblem”. insidethegames.biz. 21 tháng 10 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2019.
  52. ^ “EDF unveiled as Paris 2024 sponsor as Mayor criticises new IOC Airbnb deal”. www.insidethegames.biz. 19 tháng 11 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2020.
  53. ^ “Orange signs on as third premium partner of Paris 2024”. www.insidethegames.biz. 1 tháng 10 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2020.
  54. ^ “Paris 2024 signs Sanofi as top-tier sponsor for Olympics and Paralympics”. www.insidethegames.biz. 14 tháng 7 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2021.
  55. ^ “Paris 2024 signs Cisco as third official partner of Olympics and Paralympics”. www.insidethegames.biz. 15 tháng 4 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2021.
  56. ^ “Decathlon signs-up as Paris 2024 official partner”. www.insidethegames.biz. 17 tháng 7 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2021.
  57. ^ Donmez, Umit (23 tháng 1 năm 2023). “Migrant workers' distress grows ahead of 2024 Paris Olympics”. Anadolu. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2023.
  58. ^ Pathak, Manasi (1 tháng 3 năm 2022). “IOC recommends banning Russian, Belarusian athletes from international events”. Reuters (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2023.
  59. ^ Miller, David (6 tháng 1 năm 2023). “Western nations considering Paris 2024 boycott if Russia is allowed to compete”. Inside the games. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2023.
  60. ^ Llewellyn, Liam (2 tháng 2 năm 2023). 'Up to 40 countries' could boycott Olympic Games making Paris 2024 "pointless". Mirror. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2023.
  61. ^ “Statement from the Nordic sport organisations on the Russian aggression in Ukraine”. Finnish Olympic Committee. 7 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2023.
  62. ^ “Nordic Countries 'Stand Firm' In Opposing Russian, Belarusian Athletes At Paris Olympics”. Radio Free Europe/Radio Liberty. 7 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2023.
  63. ^ “Countries could boycott 2024 Paris Olympics if Russian, Belarusian athletes allowed to compete”. ABC. 4 tháng 2 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2023.
  64. ^ Sytas, Andrius; Koyyur, Arun (3 tháng 2 năm 2023). “Estonia threatens to boycott Paris Olympics if Russian, Belarusian athletes allowed”. Reuters. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2023.
  65. ^ Harris, Rob (4 tháng 2 năm 2023). “Paris Olympics: UK to host summit in bid to ban Russia from games”. Sky News. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2023.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Thế vận hội Mùa hè
Tiền nhiệm
Tokyo
XXXIII Olympiad
Paris

2024
Kế nhiệm
Los Angeles