Thụy Lâm
Thụy Lâm
|
|
---|---|
Xã | |
Xã Thụy Lâm | |
Hành chính | |
Quốc gia | Việt Nam |
Vùng | Đồng bằng sông Hồng |
Thành phố | Hà Nội |
Huyện | Đông Anh |
Địa lý | |
Diện tích | 11,244 km² |
Dân số | |
Tổng cộng | 20.168 người[1] |
Mật độ | 1.794 người/km² |
Dân tộc | Hầu hết là Kinh |
Khác | |
Mã hành chính | 00460[2] |
Thụy Lâm là một xã thuộc huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Lịch sử, địa lý và phát triển kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]
Xã có 9 thôn gồm: 3 thôn Hà Lâm - Hà Lâm 1, thôn Hà Lâm 2, thôn Hà Lâm 3 (Đây là các thôn mới trẻ nhất trong xã thành lập sau năm 1960 - là khu giãn dân của hai xã Thụy Lâm và Liên Hà); 4 làng Râm là các thôn Cổ miếu hay còn gọi là Râm Chợ, thôn Hương Trầm (tức Râm Trầm), thôn Mạnh Tân (tức Râm Bến) và Biểu Khê (tức Râm Biếu); Thôn Đào Thục (tên gốc là Đào Xá) và Thụy Lôi hay còn gọi là Làng Nhội. Trong đó thôn Thụy Lôi là một thôn lớn nhất có 3 khu (khu 5; khu 6 và khu 7). Các thôn này là các làng cổ và có nền văn hoá lâu đời. Xưa kia xã Thụy Lâm có tên là xã Thư Lâm (có nghĩa là rừng chữ - do sự học hành đỗ đạc nhiều).
Đến nay xã Thụy Lâm vẫn còn là một xã thuần nông làm nông nghiệp và bắt đầu có sự du nhập của một số nghề phụ như: Đồ gỗ mỹ nghệ, đồ gỗ giả cổ, trạm khảm mỹ nghệ...
Thụy Lâm có Phường múa rối nước dân gian Đào Thục ra đời từ Thế kỷ 18 (năm 1706) do ông Nguyễn Đăng Vinh (Đào Đăng Khiêm) truyền dạy cho dân làng, đến nay hơn 300 năm vẫn được truyền nghề qua bao thế hệ nối tiếp gìn giữ môn nghệ thuật độc đáo này như một báu vật gia truyền, hàng ngày phường rối không chỉ biểu diễn phục vụ hàng loạt các tour du lịch là những du khách nước ngoài về làng xem rối nước. Gặp nghệ nhân Nguyễn Thế Nghị du khách nước ngoài còn được tham gia trải nghiệm với nghề múa rối của làng như làm các con rối, tham gia biểu diễn cùng nghệ nhân. Đến nay Phường rối nước Đào Thục còn có cả sân khấu di động luôn đi biểu diễn khắp nơi trong nước và quốc tế.
Di tích[sửa | sửa mã nguồn]
Đình Đào Thục thờ Đương Giang, vị tướng của Đinh Bộ Lĩnh có công mang 5.000 quân lính và thu nạp 30 trai tráng làng Đào Thục đi đánh dẹp giặc Ngô cùng với một người trong mộng là Phi Nương Hoàng hậu. Bà là người đã phù giúp cho ông trong chiến trận.
Xã Thụy Lâm có di tích Núi Sái và chùa Thánh Phúc (Đào Thục) gắn liền với di tích Thành Cổ Loa, bởi hai nơi này đều thờ Đức Thánh Huyền Thiên Trấn Vũ, người đã giúp vua An Dương Vương trừ tà Bạch Kê Tinh (Thần gà trắng) kẻ luôn phá hại việc xây thành.
Đình làng Biểu Khê cũng thờ Đương Giang, là một vị tướng nhà Đinh có công trong việc dẹp loạn 12 sứ quân thời Đinh Tiên Hoàng.
Địa giới hành chính[sửa | sửa mã nguồn]
- Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh;
- Phía Nam giáp các xã Liên Hà, Vân Hà và Việt Hùng;
- Phía Đông giáp tỉnh Bắc Ninh;
- Phía Tây giáp xã Xuân Nộn.[3]
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ “Giới thiệu chung”. Cổng thông tin điện tử xã Thụy Lâm.
- ^ Tổng cục Thống kê
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênThuy Lam