Than hoạt tính (dược phẩm)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Than hoạt tính
Một lọ than hoạt tính sẵn sàng sử dụng
Dữ liệu lâm sàng
Tên thương mạiCharcoAid, others
AHFS/Drugs.comChuyên khảo
Dược đồ sử dụngby mouth, nasogastric tube
Các định danh
Số đăng ký CAS
ChemSpider
  • none
ECHA InfoCard100.036.697

Than hoạt tính, còn được gọi là carbon hoạt tính, là một loại dược phẩm dùng để điều trị các ngộ độc xảy ra trong đường miệng.[1] Để đạt hiệu quả, chất này phải được sử dụng chỉ sau một thời gian ngắn sau khi xảy ra ngộ độc, thường là trong vòng một giờ.[1][2] Thuốc này không có tác động đối với ngộ độc do cyanide, các tác nhân ăn mòn, sắt, lithium, rượu hoặc malathion.[2] Chúng có thể được đưa vào cơ thể qua đường miệng hoặc được đưa vào qua một ống thông mũi-dạ dày.[3] Các cách sử dụng khác có thể có như dùng máy lọc máu hấp thụ.[1]

Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm ói mửa, phân đen, tiêu chảytáo bón.[1] Tác dụng phụ nghiêm trọng hơn như viêm phổi, có thể sẽ xảy ra nếu hít vào phổi.[1][2] Sử dụng trong thời kỳ mang thai và cho con bú là an toàn.[3] Than hoạt tính giải độc bằng cách hấp phụ độc tố.[1]

Trong khi than đã được sử dụng từ thời cổ đại cho những ca độc, than hoạt tính mới được sử dụng từ những năm 1900.[4][5] Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[6] Chi phí bán buôn ở các nước đang phát triển là từ 0,46 đến 0,86 USD / liều.[7] Tại Hoa Kỳ một đợt điều trị có giá dưới 25 USD.[3]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f “Charcoal, Activated”. The American Society of Health-System Pharmacists. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  2. ^ a b c WHO Model Formulary 2008 (PDF). World Health Organization. 2009. tr. 57. ISBN 9789241547659. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  3. ^ a b c Hamilton, Richart (2015). Tarascon Pocket Pharmacopoeia 2015 Deluxe Lab-Coat Edition. Jones & Bartlett Learning. tr. 469. ISBN 9781284057560.
  4. ^ Cecen, Ferhan; Aktas, Özgür. “1”. Activated Carbon for Water and Wastewater Treatment: Integration of Adsorption and Biological Treatment (bằng tiếng Anh). John Wiley & Sons. ISBN 9783527639458. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2016.
  5. ^ Tascón, J. M. D. (2012). Novel Carbon Adsorbents (bằng tiếng Anh). Elsevier. tr. 640. ISBN 9780080977447. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2016.
  6. ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  7. ^ “Charcoal, Activated”. International Drug Price Indicator Guide. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2015.