Dị nhân Benjamin

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dị nhân Benjamin
Hình quảng bá phim
Đạo diễnDavid Fincher
Sản xuấtKathleen Kennedy
Frank Marshall
Ceán Chaffin
Kịch bảnEric Roth
Cốt truyệnEric Roth
Robin Swicord
Dựa trên"The Curious Case of Benjamin Button"
của F. Scott Fitzgerald
Diễn viênBrad Pitt
Cate Blanchett
Taraji P. Henson
Julia Ormond
Jason Flemyng
Tilda Swinton
Jared Harris
Mahershalalhashbaz Ali
Rampai Mohadi
Phyllis Somerville
Edith Ivey
Elias Koteas
Âm nhạcAlexandre Desplat
Quay phimClaudio Miranda
Dựng phimKirk Baxter
Angus Wall
Hãng sản xuất
Phát hànhParamount Pictures (Bắc Mỹ)
Warner Bros. Pictures (Toàn thế giới)
Công chiếu
  • 25 tháng 12 năm 2008 (2008-12-25)
Độ dài
166 phút
Quốc gia Hoa Kỳ
Ngôn ngữtiếng Anh
Kinh phí$150 triệu USD[1][2]
Doanh thu$333,932,083 USD[3]

Dị nhân Benjamin[4] (tên gốc tiếng Anh: The Curious Case of Benjamin Button) là một phim về một cậu bé có chu trình sinh học ngược với bình thường của đạo diễn David Fincher, với sự tham gia diễn xuất của ngôi sao màn bạc Brad Pitt, dựa trên một truyện ngắn cùng tên của nhà văn Mỹ F. Scott Fitzgerald xuất bản năm 1922. Phim chính thức ra mắt khán giả tại Mỹ ngày 25/12/2008 và tại Việt Nam ngày 13/2/2009.

Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]

Phần sau đây có thể cho bạn biết trước nội dung của tác phẩm.

Năm 2005 trong bệnh viện New Orleans, một phụ nữ già đang trong cơn hấp hối, tên bà là Daisy; bà yêu cầu con gái mình, Caroline đọc to một cuốn nhật ký của một người có tên Benjamin Button. Qua lời đọc của Caroline, một buổi tối ngày 11, tháng 11 năm 1918, có một cậu bé được sinh ra trong hình dạng và tình trạng sức khỏe của một ông già. Mẹ của đứa trẻ đã chết sau khi sinh, còn cha đứa bé, Thomas Button, bỏ rơi đứa trẻ trước cửa một viện dưỡng lão. Queenie và "Tizzy" Weathers là những nhân viên của viện dưỡng lão đã tìm thấy đứa trẻ. Queenie sau đó quyết định chăm sóc đứa trẻ như con mình, và đặt tên nó là Benjamin.

Benjamin tập đi năm 1925, ông miêu tả nó như là một phép màu, lúc đầu ông phài ngồi xe lăn, sau đó có thể dùng một đôi nạng để đi lại. Tại lễ Tạ ơn năm 1930, Benjamin gặp một bé gái 6 tuổi tên là Daisy, bà của Daisy sống trong viện dưỡng lão. Dần dần Benjamin và Daisy trở nên thân thiết. Một thời gian sau, Benjamin làm việc trên một con tàu lai dắt, thuyền trưởng tàu là Mike Clark, cũng trong khoảng thời gian này, ông gặp Thomas Button, nhưng lúc đó Thomas chưa nói cho Benjamin biết họ chính là cha con. Vào mùa thu năm 1936, Benjamin rời New Orleans trong một hợp đồng làm việc dài hạn cùng với nhóm thủy thủ trên tàu; ít lâu sau Daisy được nhận vào một vũ đoàn tại New York do một biên đạo múa có tên George Balanchine quản lý.

Năm 1941, Benjamin đến Murmansk, tại nơi này ông bắt đầu một mối quan hệ tình cảm với Elizabeth Abbott, vợ của Bộ trưởng thương mại Anh quốc. Tháng 12 năm đó, Nhật tấn công Trân Châu Cảng, đẩy nước Mỹ tham dự vào Chiến tranh Thế giới thứ hai. Thuyền trưởng Mike tình nguyện đưa thuyền của mình gia nhập Hải quân Mỹ, đoàn thủy thủ nhận trách nhiệm cứu hộ. Trong quá trình đi tuần tra, nhóm gặp một con tàu vận chuyển của Mỹ đang chìm, rất nhiều xác chết trôi nổi trên biển. Một tàu ngầm của Đức đột ngột nổi lên, Mike đã lái chiếc thuyền lao thẳng vào chiếc tàu ngầm, trong khi hỏa lực từ phía quân Đức dội đến tới tấp, giết chết hầu hết thủy thủ đoàn, trong đó có cả Mike. Chiếc tàu lao vào tàu ngầm tạo ra một vụ nổ và cả hai cùng bị chìm, tuy nhiên 2 người còn sống sót là Benjamin và một thủy thủ khác được Hải quân Mỹ cứu ngày hôm sau.

Tháng 5, năm 1945, Benjamin quay trở lại New Orleans đoàn tụ với Queenie, vài tuần sau ông gặp lại Daisy, họ đã đi ăn tối cùng nhau. Sau khi quyến rũ Benjamin nhưng bị ông cự tuyệt, Daisy rời đi. Còn Benjamin ít lâu sau được Thomas Button, lúc này đang ốm nặng, thổ lộ rằng 2 người chính là cha con. Thomas để lại toàn bộ tài sản và nhà máy sản xuất khuy áo nhiều đời của gia đình cho Benjamin sau khi chết.

Năm 1947, Benjamin đến thăm Daisy tại New York mà không thông báo trước, nhưng sớm tạm biệt cô khi thấy cô đang yêu một người khác. Năm 1954, sự nghiệp múa của Daisy kết thúc khi cô gặp tai nạn tại Pari, chân cô bị gãy do bị một chiếc ô tô cán. Khi Benjamin đến thăm cô, Daisy kinh ngạc trước vẻ trẻ trung của ông, nhưng do thất vọng với tình trạng của mình, cô bảo ông đừng quan tâm đến cô nữa.

Mùa xuân năm 1962, Daisy trở lại New Orleans và gặp Benjamin. Giờ đây, hình dáng bên ngoài của 2 người mới phù hợp nhau, họ yêu nhau và lái thuyền buồm du ngoạn nhiều nơi. Khi họ quay trở lại thì hay tin Queenie đã chết. Sau đó họ dọn đến ở với nhau trong một căn nhà của riêng 2 người. Năm 1967, Daisy mở một lớp học dạy ba-lê, và cô cũng có thai trong thời gian này. Mùa xuân năm 1968, đứa bé ra đời và được đặt tên là Caroline. Nhưng sau đó Benjamin bỏ đi vì nghĩ rằng không thể làm cha đứa bé, do tuổi tác của ông ngược với người thường, ông bán hết tài sản và để lại cho 2 mẹ con Daisy, Caroline. Benjamin đi khắp nơi trong suốt những năm 70.

Benjamin quay trở lại thăm Daisy năm 1980, giờ đây đã kết hôn với một người đàn ông khác. Benjamin được Daisy giới thiệu với chồng và con gái là một người bạn của gia đình. Sau đó Daisy đến thăm Benjamin tại một khách sạn, 2 người lại một lần nữa đắm chìm trong đam mê và cũng một lần nữa phải chia tay nhau.

Năm 1990, Daisy lúc này là một góa phụ, nhận được một cuộc điện từ nhân viên công tác xã hội thông báo họ tìm thấy Benjamin, lúc này có hình dạng là một thiếu niên. Khi bà đến nơi, họ giải thích rằng ông đang sống tại một tòa nhà bỏ không và được đưa đến bệnh viện trong tình trạng không nhớ mình là ai. Họ tìm được tên bà trong cuốn nhật ký của Benjamin, lúc này đang có nhiều biểu hiện của chứng mất trí nhớ. Daisy chuyển đến ở cùng Benjamin trong viện dưỡng lão năm 1997 và chăm sóc ông trong suốt phần đời còn lại. Mùa xuân năm 2003, Benjamin chết trong vòng tay Daisy trong hình dáng một đứa trẻ sơ sinh nhưng đã sống một cuộc đời 84 năm. Daisy sau đó cuối cùng cũng trút hơi thở cuối cùng trong bệnh viện, lúc cơn bão Katrina đang đến gần.

Hết phần cho biết trước nội dung của tác phẩm.

Diễn viên[sửa | sửa mã nguồn]

Sản xuất[sửa | sửa mã nguồn]

Một bộ phim tinh tế trong 2 nội dung: tình yêu và cuộc sống[cần dẫn nguồn]

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng Thể loại Recipient Kết quả
Oscar lần thứ 81 Phim Kathleen Kennedy
Frank Marshall
Ceán Chaffin
Đề cử
Đạo diễn David Fincher Đề cử
Nam chính Brad Pitt Đề cử
Nữ phụ Taraji P. Henson Đề cử
Chuyển thể Eric Roth Đề cử
Biên tập Kirk Baxter
Angus Wall
Đề cử
Quay phim Claudio Miranda Đề cử
Chỉ đạo nghệ thuật Donald Graham Burt
Victor J. Zolfo
Đoạt giải
Trang phục Jacqueline West Đề cử
Hóa trang Greg Cannom Đoạt giải
Nhạc phim Alexandre Desplat Đề cử
Âm thanh Đề cử
Kỹ xảo Eric Barba
Steve Preeg
Burt Dalton
Craig Barron
Đoạt giải
American Society of Cinematographers[5] Outstanding Achievement in Cinematography in Theatrical Releases Claudio Miranda Đề cử
Austin Film
Critics Association
[6]
Best Supporting Actress Taraji P. Henson Đoạt giải
Giải thưởng Điện ảnh
Viện Hàn lâm
Anh Quốc lần 62
Best Film Kathleen Kennedy
Frank Marshall
Ceán Chaffin
Đề cử
Best Makeup & Hair Đoạt giải
Best Director David Fincher Đề cử
Best Adapted Screenplay Eric Roth Đề cử
Best Leading Actor Brad Pitt Đề cử
Best Costume Design Đề cử
Best Music Alexandre Desplat Đề cử
Best Cinematography Claudio Miranda Đề cử
Best Editing Đề cử
Best Production Design Đoạt giải
Best Visual Effects Đoạt giải
Broadcast Film Critics[7] Best Film Đề cử
Best Actor Brad Pitt Đề cử
Best Actress Cate Blanchett Đề cử
Broadcast Film Critics Association Award for Best Director David Fincher Đề cử
Best Supporting Actress Taraji P. Henson Đề cử
Best Cast Đề cử
Best Writer Eric Roth Đề cử
Best Composer Alexandre Desplat Đề cử
Central Ohio Film Critics Association Awards Best Score Alexandre Desplat Đoạt giải
Top 10 Films of the Year 9th
Chicago Film Critics Association Best Picture Đề cử
Best Director David Fincher Đề cử
Best Screenplay, Adapted Eric Roth Đề cử
Best Cinematography Claudio Miranda Đề cử
Best Original Score Alexandre Desplat Đề cử
Directors Guild of America Awards Outstanding Directorial Achievement in Motion Pictures David Fincher Đề cử
Golden Globe Awards Best Motion Picture Drama Đề cử
Best Actor - Motion Picture Drama Brad Pitt Đề cử
Best Director - Motion Picture David Fincher Đề cử
Best Screenplay Eric Roth Đề cử
Best Original Score Alexandre Desplat Đề cử
Houston Film Critics Society Awards Best Picture Đoạt giải
Best Director David Fincher Đề cử
Best Actor Brad Pitt Đề cử
Best Actress Cate Blanchett Đề cử
Best Supporting Actress Taraji P. Henson Đề cử
Best Screenplay Eric Roth Đề cử
Best Cinematography Claudio Miranda Đoạt giải
Best Score Alexandre Desplat Đề cử
Las Vegas Film Critics Society Awards Best Art Direction Đoạt giải
Best Cinematography Claudio Miranda Đoạt giải
Best Costume Design Jacqueline West Đoạt giải
London Film Critics' Circle Film of the Year Đề cử
Director of the Year David Fincher Đoạt giải
British Supporting Actress of the Year Tilda Swinton Đoạt giải
Screenwriter of the Year Eric Roth Đề cử
MTV Movie Awards Best Female Performance Taraji P. Henson Đề cử
National Board of Review[7][8] National Board of Review: Top Ten Films
Best Director David Fincher Đoạt giải
Best Adapted Screenplay Eric Roth Đoạt giải
Satellite Awards Best Adapted Screenplay Eric Roth and Robin Swicord Đề cử
Best Art Direction and Production Design Donald Graham Burt and Tom Reta Đề cử
Best Cinematography Claudio Miranda Đề cử
Best Costume Design Jacqueline West Đề cử
Saturn Award Best Fantasy Film Đoạt giải
Best Actor Brad Pitt Đề cử
Best Actress Cate Blatchett Đề cử
Best Supporting Actress Tilda Swinton Đoạt giải
Best Director David Fincher Đề cử
Best Writing Eric Roth Đề cử
Best Music Alexandre Desplat Đề cử
Best Make-Up Đoạt giải
Best Visual Effects Đề cử
Scream Awards Best Fantasy Actor Brad Pitt Đề cử
Screen Actors Guild Awards Outstanding Performance by a Male Actor in a Leading Role Brad Pitt Đề cử
Outstanding Performance by a Female Actor in a Supporting Role Taraji P. Henson Đề cử
Outstanding Performance by a Cast in a Motion Picture Mahershalalhashbaz Ali
Cate Blanchett
Jason Flemyng
Jared Harris
Taraji P. Henson
Elias Koteas
Julia Ormond
Brad Pitt
Phyllis Somerville
Tilda Swinton
Đề cử
St. Louis Gateway Film Critics Association Awards[9] Best Film Đoạt giải
Vancouver Film Critics Circle Awards[10] Best Director David Fincher Đoạt giải
Washington D.C. Area Film Critics Association Best Art Direction Đoạt giải
Writers Guild of America Awards Writers Guild of America Award for Best Adapted Screenplay Eric Roth
Robin Swicord
Đề cử

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Eller, Claudia (ngày 23 tháng 1 năm 2009). 'Benjamin Button's' Oscar nominations may not pay off for Paramount”. Los Angeles Times. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2010.
  2. ^ Barnes, Brooks; Carr, David (ngày 22 tháng 1 năm 2009). 'Button' and 'Slumdog' Lead Oscar Nods”. The New York Times. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2010.
  3. ^ “The Curious Case of Benjamin Button”. Box Office Mojo. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2009.
  4. ^ Mi Lan (ngày 11 tháng 2 năm 2009). “Brad Pitt làm 'Dị nhân Benjamin'. Zing.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2018.
  5. ^ American Society of Cinematographers (ngày 7 tháng 1 năm 2009). “ASC Names Feature Film Nominees”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2009.
  6. ^ “2008 Austin Film Critics Association award winners”. Alternative Film Guide. ngày 16 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2008.
  7. ^ a b Hayes, Dade (ngày 9 tháng 12 năm 2008). “Broadcast critics favor 'Milk,' 'Button'. Variety. Reed Business Information. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2008.
  8. ^ Hayes, Dade (4 tháng 12 năm 2008). “NBR names 'Slumdog' best of year”. Variety.
  9. ^ “2008 St. Louis Film Critics Association Awards”.
  10. ^ “Vancouver Film Critics Circle Awards 2009: Alternative Film Guide”.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]