Theta Scorpii

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
θ Scorpii
Theta Scorpii trên bản đồ 100x100
Theta Scorpii
θ Scorpii (trong vòng tròn) trong chòm sao Thiên Yết.
Dữ liệu quan sát
Kỷ nguyên J2000      Xuân phân J2000
Chòm sao Thiên Yết
Xích kinh 17h 37m 19,12985s[1]
Xích vĩ –42° 59′ 52,1808″[1]
Cấp sao biểu kiến (V) 1,84 (1,862 + 6,22)[2]
Các đặc trưng
Kiểu quang phổF0 II[3]
Chỉ mục màu U-B+0,21[4]
Chỉ mục màu B-V+0,40[4]
Trắc lượng học thiên thể
Vận tốc xuyên tâm (Rv)+1,4[5] km/s
Chuyển động riêng (μ) RA: +5,54[1] mas/năm
Dec.: –3,12[1] mas/năm
Thị sai (π)10,86 ± 1,49[1] mas
Khoảng cách300 ly
(90 pc)
Cấp sao tuyệt đối (MV)−2,71[6]
Chi tiết
Khối lượng5,66 ± 0,65[7] M
Bán kính26[8] R
Độ sáng1.834[7] L
Hấp dẫn bề mặt (log g)2,4 ± 0,2[9] cgs
Nhiệt độ7.268[7] K
Tốc độ tự quay (v sin i)125[10] km/s
Tên gọi khác
Sargas, Girtab, 160 G. Scorpii, θ Sco, CD−42° 12312, FK5 654, HD 159532, HIP 86228, HR 6553, SAO 228201, CCDM J17373−4300[11]
Cơ sở dữ liệu tham chiếu
SIMBADdữ liệu

Theta Scorpii (θ Scorpii, viết tắt Theta Sco, θ Sco) là một sao đôi trong chòm sao hoàng đạo phương nam là Thiên Yết. Cấp sao biểu kiến của ngôi sao này là +1,87,[4] khiến nó có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường và là một trong những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm. Nó đủ gần để có thể đo trực tiếp khoảng cách bằng cách sử dụng kỹ thuật thị sai và các phép đo như vậy thu được trong nhiệm vụ Hipparcos đưa ra ước tính khoảng 300 năm ánh sáng (90 parsec) tính từ Mặt Trời.[1]

Hai sao thành phần được định danh θ Scorpii A (chính thức đặt tên Sargas /ˈsɑːrɡæs/, tên truyền thống cho hệ sao này)[12][13]θ Scorpii B,

Danh pháp[sửa | sửa mã nguồn]

θ Scorpii (được Latin hóa thành Theta Scorpii) là tên gọi Bayer của hệ thống. Các tên gọi của hai sao thành phần là Theta Scorpii ATheta Scorpii B xuất phát từ quy ước được sử dụng bởi Danh lục Bội số Washington (WMC) cho các hệ nhiều sao, và được Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (IAU) thông qua.[14]

Nó mang tên truyền thống Sargas, có nguồn gốc từ tiếng Sumer.[15] Một nguồn gốc khác có thể là tiếng Ba Tư nghĩa là Đầu mũi tên سر. Tên gọi 'Sar Gaz' được sử dụng ở Iran như một ngôi sao và được sử dụng để chia sẻ thời gian tưới nước.[16] Vào năm 2016, IAU đã tổ chức một Nhóm Công tác về Tên sao (WGSN) [17] để lập danh lục và chuẩn hóa tên riêng cho các ngôi sao. WGSN quyết định gán tên thích hợp cho từng ngôi sao thay vì toàn bộ hệ nhiều sao.[18] Nhóm này đã phê duyệt tên Sargas cho sao θ Scorpii A vào ngày 21 tháng 8 năm 2016 và hiện tại nó đã được đưa vào Danh sách Tên Sao được IAU phê duyệt.[13]

Trong tiếng Trung, 尾宿 (Wěi Xiù, Vĩ Tú), có nghĩa là Sao Vĩ, đề cập đến một khoảnh sao gồm Theta Scorpii, Epsilon Scorpii, Zeta1 ScorpiiZeta2 Scorpii, Eta Scorpii, Iota1 ScorpiiIota2 Scorpii, Kappa Scorpii, Lambda Scorpii, Mu1 ScorpiiUpsilon Scorpii.[19] Do đó, tên tiếng Trung của chính Theta Scorpii là 尾宿五 (Wěi Xiù wǔ, Vĩ Tú ngũ), "Ngôi sao thứ năm của Sao Vĩ".[20]

Tính chất[sửa | sửa mã nguồn]

Ngôi sao chính (θ Scorpii A) là một sao khổng lồ sáng đã tiến hóa với phân loại sao F0 II.[3] Với khối lượng gấp 5,7 lần khối lượng Mặt Trời, nó đã mở rộng gấp khoảng 26[8] lần bán kính Mặt Trời. Nó phát ra độ sáng gấp 1.834[7] lần so với Mặt Trời từ lớp vỏ ngoài của nó ở nhiệt độ hiệu dụng 7.268 K,[7] tạo cho nó ánh sáng màu vàng trắng của một sao loại F. Ngôi sao này đang tự quay rất nhanh, tạo cho nó một hình dạng xiên với bán kính xích đạo lớn hơn 19% so với bán kính cực.[10]

Ngôi sao đồng hành (pi Scorpii B) có cấp sao 5,36 ở khoảng cách góc 6,470 giây cung.[21]

Di sản hiện đại[sửa | sửa mã nguồn]

Scorpii xuất hiện trên quốc kỳ của Brasil, tượng trưng cho bang Alagoas.[22]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f van Leeuwen, F. (tháng 11 năm 2007). “Validation of the new Hipparcos reduction”. Astronomy and Astrophysics. 474 (2): 653–664. arXiv:0708.1752. Bibcode:2007A&A...474..653V. doi:10.1051/0004-6361:20078357.
  2. ^ Høg, E.; Fabricius, C.; Makarov, V. V.; Urban, S.; Corbin, T.; Wycoff, G.; Bastian, U.; Schwekendiek, P.; Wicenec, A. (2000). “The Tycho-2 catalogue of the 2.5 million brightest stars”. Astronomy and Astrophysics. 355: L27. Bibcode:2000A&A...355L..27H. doi:10.1888/0333750888/2862.
  3. ^ a b Houk, Nancy (1978), “Michigan catalogue of two-dimensional spectral types for the HD stars”, Ann Arbor: Dept. of Astronomy, Ann Arbor: Dept. of Astronomy, University of Michigan, 2, Bibcode:1978mcts.book.....H
  4. ^ a b c Johnson, H. L.; và đồng nghiệp (1966), “UBVRIJKL photometry of the bright stars”, Communications of the Lunar and Planetary Laboratory, 4 (99): 99, Bibcode:1966CoLPL...4...99J
  5. ^ Wilson, R. E. (1953). General Catalogue of Stellar Radial Velocities. Carnegie Institute of Washington D.C. Bibcode:1953GCRV..C......0W.
  6. ^ Anderson, E.; Francis, Ch. (2012), “XHIP: An extended hipparcos compilation”, Astronomy Letters, 38 (5): 331, arXiv:1108.4971, Bibcode:2012AstL...38..331A, doi:10.1134/S1063773712050015.
  7. ^ a b c d e Hohle, M. M.; Neuhäuser, R.; Schutz, B. F. (tháng 4 năm 2010), “Masses and luminosities of O- and B-type stars and red supergiants”, Astronomische Nachrichten, 331 (4): 349–360, arXiv:1003.2335, Bibcode:2010AN....331..349H, doi:10.1002/asna.200911355
  8. ^ a b Pasinetti-Fracassini, L. E.; và đồng nghiệp (tháng 2 năm 2001) [December 2000 (arXiv)], “Catalogue of Stellar Diameters (CADARS)”, Astronomy and Astrophysics, 367 (2): 521–524, arXiv:astro-ph/0012289, Bibcode:2001A&A...367..521P, doi:10.1051/0004-6361:20000451
  9. ^ Samedov, Z. A. (1988), “Investigation of the atmospheres of the stars ι1 Sco (F2 Ia) and θ Sco (F1 II)”, Astrophysics, 28 (3): 335–341, Bibcode:1988Ap.....28..335S, doi:10.1007/BF01112969
  10. ^ a b van Belle, Gerard T. (tháng 3 năm 2012), “Interferometric observations of rapidly rotating stars”, The Astronomy and Astrophysics Review, 20 (1): 51, arXiv:1204.2572, Bibcode:2012A&ARv..20...51V, doi:10.1007/s00159-012-0051-2.
  11. ^ “* tet Sco”. SIMBAD. Trung tâm dữ liệu thiên văn Strasbourg. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2012.
  12. ^ Kunitzsch, Paul; Smart, Tim (2006). A Dictionary of Modern star Names: A Short Guide to 254 Star Names and Their Derivations . Cambridge, Massachusetts: Sky Pub. ISBN 9781931559447.
  13. ^ a b “Naming Stars”. IAU.org. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2018.
  14. ^ Hessman, F. V.; Dhillon, V. S.; Winget, D. E.; Schreiber, M. R.; Horne, K.; Marsh, T. R.; Guenther, E.; Schwope, A.; Heber, U. (2010). "On the naming convention used for multiple star systems and extrasolar planets". arΧiv:1012.0707 [astro-ph.SR]. 
  15. ^ Burnham, Robert (1978), Burnham's celestial handbook: an observer's guide to the universe beyond the solar system, Dover books explaining science, 3 (ấn bản 2), Courier Dover Publications, tr. 1676, ISBN 0-486-23673-0
  16. ^ Nash Harriet; và đồng nghiệp (2012). Traditional Timing of Qanat Water Shares. International Conference on Traditional Knowledge for Water. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2017.
  17. ^ IAU Working Group on Star Names (WGSN), International Astronomical Union, truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2016.
  18. ^ “WG Triennial Report (2015-2018) - Star Names” (PDF). tr. 5. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2018.
  19. ^ 陳久金 (Trần Cửu Kim), 2005. 中國星座神話 (Trung Quốc tinh tọa thần thoại). 台灣書房出版有限公司 (Đài Loan thư phòng xuất bản hữu hạn công ty), ISBN 9789867332257.
  20. ^ 香港太空館 - 研究資源 - 亮星中英對照表 Lưu trữ 2008-10-25 tại Wayback Machine, Hong Kong Space Museum. Truy cập on line ngày 23 tháng 11 năm 2010.
  21. ^ Eggleton, P. P.; Tokovinin, A. A. (tháng 9 năm 2008). “A catalogue of multiplicity among bright stellar systems”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 389 (2): 869–879. arXiv:0806.2878. Bibcode:2008MNRAS.389..869E. doi:10.1111/j.1365-2966.2008.13596.x.
  22. ^ “Astronomy of the Brazilian Flag”. FOTW Flags Of The World website.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]