Thiết đạo phi hổ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thiết đạo phi hổ
Poster
Phồn thể鐵道飛虎
Giản thể铁道飞虎
Bính âmtiědào fēi hǔ
Dịch nghĩanhững chú hổ bay trên đường sắt
Đạo diễnĐinh Thịnh
Sản xuấtZhou Mao Fei
Zhao Lei
Diễn viênThành Long
Hoàng Tử Thao
Phòng Tổ Danh
Vương Khải
Vương Đại Lục
Hãng sản xuất
Shanghai Film Group
Yaolai Entertainment Media
Shanghai New Culture Media Group
Beijing Motianlun Media[1]
Phát hànhYuyue Film Company[2]
Công chiếu
  • 23 tháng 12 năm 2016 (2016-12-23)
Độ dài
124 phút
Quốc gia Trung Quốc
Ngôn ngữQuan thoại
Tiếng Nhật
Kinh phí50 triệu đô la Mỹ[3]
Doanh thu103 triệu đô la Mỹ

Thiết đạo phi hổ là một phim hài hành động Trung Quốc được ra mắt vào năm 2016 của đạo diễn Đinh Thịnh và có sự tham gia của Thành Long.[3] Bộ phim được phát hành tại Trung Quốc vào ngày 23 tháng 12 năm 2016. Phim kể về một công nhân đường sắt, người lãnh đạo một đội đấu tranh tự do chống lại quân Nhật trong chiến tranh thế giới thứ hai. Phim đạt thành tích tốt tại phòng vé.[4]

Bối cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 12 năm 1941, Nhật Bản mở rộng sự chiếm đóng các nước láng giềng sang khu vực Đông Nam Á. Tuyến đường sắt từ Thiên Tân đến Nam KinhHoa Đông trở thành tuyến đường vận tải quân sự trọng yếu, được quân Nhật canh gác cẩn mật. Công nhân đường sắt Mã Nguyên (Thành Long) là người lãnh đạo một đội đấu tranh cho tự do. Sử dụng kiến thức sâu rộng của mình về mạng lưới xe lửa, Mã Nguyên và người của mình đã phá hoại nó, phục kích lính Nhật và lấy trộm vật tư để nuôi những người Trung Quốc đang chết đói. Mặc dù những người đấu tranh cho tự do không có vũ khí của riêng mình, nhưng họ sử dụng bất kỳ công cụ nào có trong tay, bao gồm búa và xẻng, ván đường ray lỏng lẻo và tàu hỏa chuyển hướng. Người Trung Quốc địa phương gọi những anh hùng này là “Thiết đạo phi hổ” (những con hổ đường sắt). Tuy nhiên, những chiến binh này nhận thấy mình đã đi sai đường khi quân Nhật gửi quân tiếp viện đến Sơn Đông. Trong một lần hành động bất chấp, Mã Nguyên đã bắt đầu nhiệm vụ nguy hiểm nhất của mình, làm nổ tung một cây cầu đường sắt được bảo vệ nghiêm ngặt. Sau nhiều cơ hội bị bỏ lỡ, cây cầu đã bị nổ tung bởi những Thiết đạo phi hổ Trung Quốc.

Diễn viên[sửa | sửa mã nguồn]

Sản xuất[sửa | sửa mã nguồn]

Kinh phí sản xuất bộ phim là 50 triệu đô la Mỹ.[3] Phim có cảnh đường sắt được quay ở Điệu Binh Sơn bằng tàu hơi nước.

Ra mắt[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 1 tháng 9 năm 2016, Well Go Entertainment thông báo mua lại Thiết đạo phi hổ để phân phối tại các lãnh thổ nói tiếng Anh bao gồm Bắc Mỹ, Vương quốc Anh, ÚcNew Zealand. Phim khởi chiếu vào tháng 12 trùng với thời điểm phát hành tại Trung Quốc.[6]

Tiếp nhận[sửa | sửa mã nguồn]

Chỉ trong tuần đầu tiên ra mắt tại Trung Quốc, phim đã thu về 215 triệu Nhân dân tệ (30,1 triệu đô la Mỹ).[7] Tổng cộng, bộ phim đã thu về 697.2 triệu Nhân dân tệ ở Trung Quốc. Tính đến năm tháng 6 năm 2020, bộ phim đạt 38% đánh giá hài lòng trên trang web tổng hợp phê bình Rotten Tomatoes, dựa trên 34 bài phê bình với điểm đánh giá trung bình là 5,49/10. Một đánh giá trên trang web viết: "Thiết đạo phi hổ đã tạo ra một vài tia sáng gợi nhớ lại những ngày vinh quang của Thành Long với tư cách là một ngôi sao phim hài hành động, nhưng chúng bị bóp nghẹt bởi một câu chuyện không tập trung và sự thay đổi giai điệu chói tai."[8]

Clarence Tsui của The Hollywood Reporter đánh giá tích cực về bộ phim, coi đây là một bộ phim hài hành động "khá hiệu quả"; ông viết rằng mặc dù đây không phải là một trong những bộ phim hay nhất của Thành Long, nhưng "ít nhất nó cũng hoàn thành sứ mệnh khiêm tốn của bộ phim." [9]

Giải thưởng và đề cử[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Lễ trao giải Hạng mục Đối tượng Kết quả
2017 Giải thưởng điện ảnh châu Á lần thứ 11 Đạo diễn nghệ thuật xuất sắc nhất Phùng Lập Cương Đề cử
Hiệu ứng hình ảnh xuất sắc nhất Tôn Lập, Thịnh Dũng, Vương Thượng, Tôn Tĩnh Đề cử

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “铁道飞虎(2016)”. Cbooo.cn (bằng tiếng Trung). Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2017.
  2. ^ Papish, Jonathan (22 tháng 12 năm 2016). “On Screen China: 'Tigers' and 'Tomorrow' Look to Scale 'The Great Wall'. China Film Insider. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2016.
  3. ^ a b c Coonan, Clifford (13 tháng 5 năm 2015). “Cannes: Jackie Chan's Action Comedy 'Railroad Tigers' Goes to Golden Network Asia”. The Hollywood Reporter. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2016.
  4. ^ Verhoeven, Beatrice (8 tháng 1 năm 2017). “Jackie Chan's 'Railroad Tigers' Earns $127,600 at Indie Box Office”. TheWrap. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2021.
  5. ^ a b c d e “铁道飞虎 (2016)”. movie.douban.com (bằng tiếng Trung). douban.com. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2016.
  6. ^ McNary, Dave (1 tháng 9 năm 2016). “Jackie Chan's World War II Comedy 'Railroad Tigers' Bought by Well Go”. Variety.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2016.
  7. ^ Papish, Jonathan (25 tháng 12 năm 2016). “China Box Office: 'The Great Wall' Adds $26.5 Million in Second Weekend”. China Film Insider. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2016.
  8. ^ “Railroad Tigers”. Rotten Tomatoes. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2020.
  9. ^ Tsui, Clarence (28 tháng 12 năm 2016). 'Railroad Tigers' ('Tie Dao Fei Hu'): Film Review”. The Hollywood Reporter. MRC Media & Info. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2020.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]