Thiền lâm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Thiền lâm (tiếng Trung禪林Chánlín) hay tùng lâm (tiếng Trung丛林Cónglín), là một thuật ngữ Phật giáo cũng mang nghĩa là thiền viện, thiền tự, là đạo tràng tu hành thiền pháp; là nơi mà người học từ khắp nơi tụ họp về để khích lệ nhau tham thiền, học đạo. Ví dụ người về chùa viện tu hành, nhiều như cây trong rừng, nên gọi là Lâm.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Từ này bắt nguồn từ a-lan-nhã, tiếng Phạn Araṇya, tiếng Pali Arañña,[1][2] "tịch tĩnh xứ" (tiếng Trung寂静處Jìjìng chù), "không nhàn xứ" (tiếng Trung空閑處Kōngxián chù), "viễn ly xứ" (tiếng Trung遠離處Yuǎnlí chù), "vô sự xứ" (tiếng Trung無事處Wúshì chù) để chỉ những nơi xa xôi hoang vắng, tịch tĩnh, thích hợp với người tu hạnh viễn ly[3]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “a lan nhã”. Từ điển Phật học online. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2019.
  2. ^ “Tuyển tập từ ngữ Phật học thường dùng (Collected book of Commonly used Buddhism Terms)”. trang Tự điển Phật học. |first1= thiếu |last1= (trợ giúp)
  3. ^ Nguyễn, Minh Tiến (dịch và chú giải) (2006). Thiếu Thất Lục Môn - Yếu Chỉ Thiền Đạt Ma (PDF). Nhà sách Quang Minh 416 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam: Nhà xuất bản Tôn giáo. tr. 231. Đã bỏ qua tham số không rõ |khxb= (trợ giúp)Quản lý CS1: địa điểm (liên kết)