Thiên hoàng Chōkei

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trưởng Khánh Thiên hoàng
Thiên hoàng Nhật Bản
Thiên hoàng thứ 98 của Nhật Bản
Trị vìTháng 3 năm 13681383
(15 năm hoặc ít hơn)
Tiền nhiệmThiên hoàng Go-Murakami
Kế nhiệmThiên hoàng Go-Kameyama
Thái thượng Thiên hoàng thứ 44 của Nhật Bản
Tại vị1383 – 27 tháng 8 năm 1394
(11 năm hoặc ít hơn)
Tiền nhiệmThái thượng Thiên hoàng Go-En'yū
Kế nhiệmThái thượng Thiên hoàng Go-Kameyama
Thông tin chung
Sinh1343
Mất27 tháng 8, 1394(1394-08-27) (50–51 tuổi)
Phối ngẫuxem bài viết bên dưới
Hậu duệxem bài viết bên dưới
Hoàng tộcHoàng thất Nhật Bản
Thân phụThiên hoàng Go-Murakami
Thân mẫuKaki Mon'in
Chữ kýChữ ký của Trưởng Khánh Thiên hoàng

Chōkei (長慶天皇Chōkei-tennō) (1343 - 27 tháng 8 năm 1394) là Thiên hoàng thứ 98 của Nhật Bản theo danh sách kế thừa truyền thống. Ông trị vì từ năm 1368 đến năm 1383

Phả hệ[sửa | sửa mã nguồn]

Tên cá nhân của ông là Yutanari. Ông là con trai cả của Thiên hoàng Go-Murakami có với hoàng hậu là Fujiwara Masako.

  • Trung cung (chūgū): con gái của Saionji Kinshige
    • Gyōgo (行悟; 1377–1406)
  • Nữ ngự (Nyōgo): Noriko (không có thông tin rõ ràng)
    • Hoàng trưởng tử: Thân vương Tokiyasu (世泰親王)
  • Người vợ không xác định
    • Kaimonji Kosho (海門承朝; 1374–1443)
    • Sonsei (尊聖; 1376–1432),
    • Hoàng tử: Người sáng lập gia tộc Tamagawa (玉川宮)

Lên ngôi Thiên hoàng[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 29/3/1368[1], thân vương Yutanari lên ngôi tại Đền lớn Sumiyoshi (Osaka) sau cái chết của cha mình, Thiên hoàng Go-Murakami. Ông lấy niên hiệu cũ của cha, đặt làm niên hiệu Shōhei nguyên niên (1368–1370).

Thiên hoàng Chōkei là người hiếu chiến, nhiều lần đem quân tấn công Bắc triều của các triều đại Go-Kōgon, Go-En'yū và cả vua Bắc triều mới lên ngôi là Thiên hoàng Go-Komatsu. Nhưng các cuộc chiến tranh của ông làm sức chiến đấu của quân đội hao mòn, tài chính khánh kiệt. Nhân dân chán ghét đã nổi dậy khắp nơi.

Trước tình hình đó, năm 1383 phe chủ hòa đứng đầu là Shogun Ashikaga Yoshimitsu buộc ông thoái vị, đưa thân vương Hironari là em trai thứ hai của ông vốn có tư tưởng chủ hòa lên thay và lấy hiệu là Thiên hoàng Go-Kameyama.

Đến khi đất nước thống nhất vào năm 1392, ông về sống tại chùa và mất tại đó năm 1424[2].

Ông không lập gia đình, không đặt chức quan nào khi đang ở ngôi.

Niên hiệu[sửa | sửa mã nguồn]

Niên hiệu ở Nam triều[sửa | sửa mã nguồn]
  • Shōhei (1346–1370)
  • Kentoku (1370–1372)
  • Bunchū (1372–1375)
  • Tenju (1375–1381)
  • Kōwa (1381–1384)
Niên hiệu của Bắc triều[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ōan (1368–1375)
  • Eiwa (1375–1379)
  • Kōryaku (1379–1381)
  • Eitoku (1381–1384)

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Ponsonby-Fane, Richard. (1959). The Imperial House of Japan, p. 158.
  2. ^ Ponsonby-Fane, p. 128