Thuốc thử Barfoed

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thuốc thử Barfoed
Phân loạiPhương pháp so màu
Nhận biếtmonosaccharide

Thuốc thử Barfoed là một thuốc thử trong hóa hữu cơ được sử dụng để phát hiện sự hiện diện của monosaccharide. Phản ứng này dựa trên quá trình khử đồng(II) acetat thành đồng(I) oxide (Cu2O) tạo kết tủa màu đỏ gạch.[1][2]

RCHO + 2Cu2+ + 2H2O → RCOOH + Cu2O ↓ + 4H+

(Disaccharide cũng có thể tham gia phản ứng trên nhưng chậm hơn monosaccharide nhiều)

Nhóm aldehyde của monosaccharide thường tạo thành hemiacetal mạch vòng bị oxi hóa thành carboxylat. Một số chất khác, bao gồm natri chloride[3] có thể cản trở phản ứng xảy ra.

Thuốc thử Barfoed được phát minh bởi nhà hóa học Đan Mạch Christen Thomsen Barfoed[1] và chủ yếu được sử dụng trong thực vật học.[cần dẫn nguồn]

Thuốc thử này tương tự như phản ứng của thuốc thử Fehling với aldehyde.

Thành phần[sửa | sửa mã nguồn]

Thuốc thử Barfoed gồm dung dịch đồng (II) acetat 0,33 mol/l trong dung dịch acid acetic 1%.[4] Thuốc thử sau khi pha chế không giữ được hiệu quả lâu và do đó nên chỉ pha chế khi thực sự cần thiết.[5]

Thao tác[sửa | sửa mã nguồn]

Thêm 1 giọt thuốc thử Barfoed vào 2 mL mẫu đã cho trong ống nghiệm và đun sôi trong 3 phút rồi để nguội. Nếu xuất hiện kết tủa đỏ gạch Cu2O thì mẫu thử có chứa monosaccharide.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b C. Barfoed (1873). “Über die Nachweisung des Traubenzuckers neben Dextrin und verwandten Körpern”. Fresenius' Zeitschrift für Analytische Chemie. 12 (1): 27. doi:10.1007/BF01462957.
  2. ^ Biochemistry Department. “Colorimetric Identification of Unknown Sugars”. Biochemistry Laboratory 353. Smith College. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2006.
  3. ^ William H. Welker (1915). “A Disturbing Factor in Barfoed's Test”. J. Am. Chem. Soc. 37 (9): 2227–2230. doi:10.1021/ja02174a036.
  4. ^ “Barfoed Reagent Safety Data Sheet” (PDF). Broward Central Science. Carolina Biological Supply Company. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2020.
  5. ^ Bowen, Graham and Williams (1957). A Students' Handbook of Organic Qualitative Analysis. University of London Press. tr. 73.