Tiếng Hà Nhì

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiếng Hà Nhì
Haqniqdoq
Sử dụng tạiMiền Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Myanmar
Tổng số người nói760.000
Dân tộcNgười Hà Nhì
Phân loạiHán-Tạng
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3hni
Glottologhani1248[1]

Tiếng Hà Nhì (Haqniqdoq hay xa31ɲi31; giản thể: 哈尼语; phồn thể: 哈尼語; bính âm: Hāníyǔ) là một ngôn ngữ Tạng-Miến thuộc nhóm ngôn ngữ Lô Lô, được người Hà NhìTrung Quốc, LàoViệt Nam sử dụng [2][3].

Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]

Ở Trung Quốc, tiếng Hà Nhì hiện diện chủ yếu ở khu vực phía đông sông Mê Kông thuộc trung-nam tỉnh Vân Nam, chủ yếu ở Phổ NhĩHồng Hà. Tiếng Hà Nhì còn có mặt ở tỉnh Lai ChâuLào Cai miền Tây Bắc Việt Nam và ở tỉnh Phongsaly của Lào.

Edmondson (2002) ghi nhận rằng tiếng Hà Nhì tại Việt Nam gồm hai phương ngữ riêng rẽ, một ở phía đông (huyện Mường Tè) và một ở phía tây (Phong Thổ, Bát Xát). Người Hà Nhì ở Việt Nam nói các phương ngữ khác nhau có thể hiểu lẫn nhau. Edmondson (2002) ghi nhận các phương ngữ Hà Nhì ở Việt Nam khác nhau chủ yếu ở từ vựng.

Âm vị học[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Hà Nhì có 3 thanh điệu chính và ba loại nguyên âm ngắn.

Chữ viết[sửa | sửa mã nguồn]

Biển báo của Trung học Lí Hạo trại Kiến Thủ huyện, tại Kiến Thủy, Vân Nam, viết lần lượt bằng tiếng Hà Nhì, tiếng Lô Lôtiếng Trung Quốc.

Truyện dân gian của người Hà Nhì có nhắc đến một loại chữ viết cổ nhưng đã thất truyền khi người Hà Nhì di cư khỏi Tứ Xuyên. Ở Trung Quốc, người Hà Nhì ngày nay viết chữ Latinh với dạng chuẩn dựa trên phương ngữ Haya ở Lục Xuân thuộc Hồng Hà.

Ví dụ[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Hà Nhì Tiếng Việt
Aqsol liq yoqdeivq yoqpyuq bo, meeqyaovq ssolnei colpyuq qiq kov dei. Davqtavcolssaq neenyuq bel neema meeq ya siq, laongaoq meilnaol nadul meil e gaq ssol hhyul hha bavqduv nia. Tất cả mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền lợi. Mọi con người đều được tạo hóa ban cho lý trí và lương tâm và cần phải đối xử với nhau trong tình anh em.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Hani”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Hani Lưu trữ 2016-03-04 tại Wayback Machine. Ethnologue, 18th ed., 2015. Truy cập 18/08/2015.
  3. ^ Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin, eds. (2017). "Hani". Glottolog 3.1. Jena, Germany: Max Planck Institute for the Science of Human History. Truy cập 12/12/2017.
  • Edmondson, Jerold A. 2002. "The Central and Southern Loloish Languages of Vietnam". Proceedings of the Twenty-Eighth Annual Meeting of the Berkeley Linguistics Society: Special Session on Tibeto-Burman and Southeast Asian Linguistics (2002), pp. 1–13.
  • Li Yongsui [李永燧]. 1986. A sketch of the Hani language [哈尼语简志]. Beijing: Ethnic Publishing House [民族出版社].
  • Tạ Văn Thông, Lê Đông. 2001. Tiếng Hà Nhì. Hà Nội: Nhà xuất bản văn hóa dân tộc.
  • Yang Shihua [杨世华]; Bai Bibo [白碧波]. 2003. A study of the culture of the Hani people of Yuxi City [玉溪哈尼族文化研究]. Kunming: Yunnan Nationalities Press [云南民族出版社]. ISBN 7-5367-2652-X

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]