Tiếng M'Nông
M'Nông (Mnong) | |
---|---|
Sử dụng tại | ![]() ![]() ![]() |
Khu vực | Việt Nam: Tây Nguyên: Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông và Bình Phước; Mondulkiri ở Campuchia |
Tổng số người nói | 130.000 (2009) |
Phân loại | Nam Á
|
Hệ chữ viết | Khmer Latinh (bảng chữ cái tiếng Việt) |
Mã ngôn ngữ | |
ISO 639-3 | tùy trường hợp:cmo – Central Mnongmng – Eastern Mnongmnn – Southern Mnongrka – Kraol[1] |
Glottolog | mnon1259 [2] |
Tiếng M'Nông (còn gọi là Pnong hoặc Bunong) (Bunong: ឞូន៝ង) là ngôn ngữ thuộc ngữ chi Bahnar của người M'Nông, một dân tộc cư trú ở vùng Tây Nguyên ở Việt Nam và người Pnong ở vùng Mondulkiri ở đông bắc Campuchia.
Tiếng M'Nông là thành viên của ngữ chi Bahnar thuộc họ ngôn ngữ Môn-Khmer của ngữ hệ Nam Á [3]
Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]
Ở Việt Nam, tiếng M'Nong được nói ở huyện Đăk Song, Đăk Mil, Đăk R'Lấp, Krông Nô, thị xã Gia Nghĩa và các khu vực lân cận ở tỉnh Đắk Nông (Nguyễn & Trương 2009).
Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]
Theo Ethnologue, có bốn phương ngữ chính: Trung, Đông, Nam (tất cả được nói ở Việt Nam) và Kraol (nói ở Campuchia). Các phương ngữ không hiểu lẫn nhau. Tiếng M'Nong được nghiên cứu đầu bởi nhà ngôn ngữ học Richard Phillips vào đầu những năm 1970.[4][5]
Nguyễn & Trương (2009) phân chia các phương ngữ như sau:
- M'Nông Preh
- Kuênh
- Mạ
- M'Nông Nâr (Bu Nâr)
- M'Nông Noong (Bu Noong)
- M'Nông R'Lâm
- M'Nông Prâng
Từ vựng[sửa | sửa mã nguồn]
Từ vựng M'Nông, theo Nguyễn & Trương (2009):
Việt | Preh | Bu Noong | Bu Nâr | Prâng | R'Lâm | Mạ | Kuênh |
---|---|---|---|---|---|---|---|
đầu | bôk | bôt | puôl | bôô | buk | bô̆ | |
mắt | măt, play | măt | mă | măt | măt | măt | |
mặt | măt | năp | muh măt | muh măt | muh măt | ||
mũi | muh | muh | kmu | muh | muh | muh | |
lưỡi | mpiăt, piăt | mpiăt | mpiêt | piat | mpiêl | ||
miệng | mbung | mbung | mur | mbung, ndôi | băr yuai | mbung | |
bụng | ndŭl, dâng, proch | ndŭl | rung | klŭng | ndưl | njul | |
chân | jâng, chưng | jâng | chưng | joơ̆ng | jâng | jơng | |
da | ntô | n'tô | h'đo | l'tău | tâu | klơ̆ tau | |
chó | so | sâu | sô | ||||
mèo | meo, eo, mieo | meo | meo | meo | mieo | meo | meo |
chim | sĭm, klang | sĭm | sim | sêêm | sưm | sêm | sim |
cá | ka | ka | ka | kăanh | ka | ka | |
mẹ | mễ | mê, mễ | mễ | măi | may | mễ | mư |
bông | dêh | dêh | cri, đê̆h | dih | sơni | ||
nam | bu klôm pơdơng, nhŭng | bu klô | diih da | clâu | bơ kơi | ||
ăn | sa, sông | sa | kha | saah | sa | sa, hưp | sa |
mua | rvăt, pơk | rvăt | rôt | hun | ruat | blơi | tach |
cho | khŭt | ân | ănh | ăi | ân | ai | ê, it |
cười | gâm | gâm | n'hot | gâm | nho,gơm | tjo | |
khóc | nhĭm | nhim | ngêm | niim | nhim | nim | |
bơi | gâm, wah | re | răi | ray | re | ||
mới | mhê, êng | mhê | dĭ he | uc | mhay | pa | mhê |
khô | kro, prăng, sơh, wai | kro | kro | rău | renh | ranh | |
đen | krăk, ôch | ôch | kră | ỗn | juh | ônh | |
đỏ | chăng | gŭr | kunr | căng, be | brung | kăng | chơr |
mặt trời | nar, măt nar | măt nar | mă nar | măt ngăi | năr | tơ gai | mat ta |
ngày | nar | nar | nar | kla ngăi | năr, năng | năng | ngê |
mây | tŭk, tâm mih | tŭk | tô | tŭc | |||
đất | neh | neh | net | tiêh | teh | u | tọh, teh |
lửa | ŭnh | ŭnh | ĭnh | ôih | ưnh | ôs |
Số đếm[sửa | sửa mã nguồn]
Bảng so sánh số đếm tiếng M'Nông trong các phương ngữ khác nhau, theo Nguyễn & Trương (2009).
Số | Preh | Bu Noong | Bu Nâr | Prâng | R'Lâm | Mạ | Kuênh |
---|---|---|---|---|---|---|---|
1 | du, ngoay, hŏ | muay | waay | dul | muay | dul | đu |
2 | bar | bar | ra'r | baar | baar | bar | par |
3 | pê | pê | per | păi | pay | pê | |
4 | puăn | puăn | waam | puôn | puan | puôn | |
5 | prăm | prăm | t'rơ̆m, năm | prăm, năm | prăm | jorăm, sơ năm | snăm |
6 | prau | proh | |||||
7 | poh | poh | pops | pŏh | poh | poh | pêh |
8 | pham | pahm | |||||
9 | dŭm, sĭn | sĭn | chĭnh | sin | sân | sin | |
10 | jât | jât | dư | joơt | măt | jơt |
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ Central Mnong at Ethnologue. 18th ed., 2015.
Eastern Mnong at Ethnologue. 18th ed., 2015.
Southern Mnong at Ethnologue. 18th ed., 2015.
Kraol at Ethnologue. 18th ed., 2015. - ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Mnong”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
- ^ Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin, eds. (2017). "Mnong". Glottolog 3.1. Jena, Germany: Max Planck Institute for the Science of Human History. Truy cập 12/12/2017.
- ^ Harry Leonard Shorto; Jeremy Hugh Chauncy; Shane Davidson (1991). Austroasiatic Languages. Routledge. ISBN 0-7286-0183-4.
- ^ “Language Family Trees”. ethnologue.com. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2008.
Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]
- Blood, Henry Florentine. A Reconstruction of Proto-Mnong. Waxhaw, N.C.: Wycliffe-JAARS Print Shop, 1968.
- Nguyễn Kiên Trường & Trương Anh. 2009. Từ Điển Việt - M'Nông. Hà Nội: Nhà Xuất Bản Từ Điển Bách Khoa.