Tiếng Môn
Tiếng Môn
| |
---|---|
ဘာသာ မန် | |
Phát âm | [pʰesa mɑn] |
Sử dụng tại | Myanmar, Thái Lan |
Khu vực | Đồng bằng Irrawaddy |
Tổng số người nói | 850.000 (1984–2004) |
Phân loại | Nam Á
|
Hệ chữ viết | Chữ Môn |
Địa vị chính thức | |
Ngôn ngữ thiểu số được công nhận tại | Myanmar, Thái Lan |
ISO 639-3 | cả hai:mnw – Tiếng Môn hiện đạiomx – Tiếng Môn cổ |
Glottolog | monn1252 Tiếng Môn hiện đại[1]oldm1242 Tiếng Môn cổ[2] |
Tiếng Môn (tiếng Môn: ဘာသာ မန်; tiếng Miến Điện: မွန်ဘာသာ) là ngôn ngữ của người Môn, một dân tộc sống tại Myanmar và Thái Lan. Tiếng Môn có chia sẻ sự liên hệ với chính Tiếng Việt và tiếng Khmer vì cùng hệ Ngữ hệ Nam Á; giống như tiếng Khmer, nhưng không giống nhiều ngôn ngữ tại Đông Nam Á lục địa, không phải là một ngôn ngữ thanh điệu. Tiếng Môn hiện được nói bởi khoảng một triệu người.[3] Trong những năm gần đây, lượng người nói tiếng Môn đang giảm nghiêm trọng, đặc biệt trong giới trẻ.[3] Nhiều người Môn nay chỉ biết tiếng Miến Điện. Tại Myanmar, đa phần người nói sống tại bang Mon, tiếp đến là vùng Tanintharyi và bang Kayin.[4]
Chữ Môn là một hệ chữ viết xuất phát từ chữ Brahmi.
Phương ngữ[sửa | sửa mã nguồn]
Tiếng Môn Myanmar có ba phương ngữ chính, phân theo vùng định cư của người Môn. Đó là phương ngữ Trung (vùng quanh Mottama và Mawlamyine), phương ngữ Bago, và phương ngữ Ye.[5] Tiếng Môn Thái có một số khác biệt biệt so với các phương ngữ tại Myanmar, nhưng vẫn thông hiểu được nhau.
Ethnologue liệt kê các phương ngữ tiếng Môn là Martaban-Moulmein (Trung Môn, Mon Te), Pegu (Mon Tang, Bắc Môn), và Ye (Mon Nya, Nam Môn).
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Tiếng Môn hiện đại”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
- ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Tiếng Môn cổ”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
- ^ a ă Gordon, Raymond G., Jr. (2005). “Mon: A language of Myanmar”. Ethnologue: Languages of the World, Fifteenth edition. SIL International. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2006.
- ^ “The Mon Language”. Monland Restoration Council. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2016.
- ^ South, Ashley (2003). Mon Nationalism and Civil War in Burma: The Golden Sheldrake. Routledge. ISBN 0-7007-1609-2.