Bước tới nội dung

Tiếng Masaba

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiếng Masaba
Lumasaba
Sử dụng tạiUganda
Khu vựcVùng Đông, phía nam vùng nói tiếng Kupsabiny
Tổng số người nói2,7 triệu
Dân tộcMasaba, Luhya
Phân loạiNiger-Congo
Phương ngữ
Gisu
Kisu
Syan
Tachoni
Dadiri
Buya
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3tùy trường hợp:
myx – Masaba (Gisu, Kisu, Dadiri, Buya)
bxk – Bukusu (Tachoni)
lts – Tachoni
Glottologmasa1299  Masaaba[1]
buku1249  Bukusu[2]
tach1242  Tachoni[3]
JE.31[4]

Tiếng Masaba (Lumasaaba), có lúc còn gọi là tiếng Gisu (Lugisu) (theo tên một phương ngữ), là một ngôn ngữ Bantu có hơn hai triệu người nói, ở Đông Phi. Phương ngữ Gisu ở miền đông Uganda thông hiểu được với phương ngữ Bukusu (ngôn ngữ của một bộ phận người Luhya) tại miền tây Kenya. Masaba vừa là tên địa phương của núi Elgon, vừa được cho là tên con trai của tổ tộc Gisu. Như đa phần ngôn ngữ Bantu, tiếng Masaba có một tập hợp tiền tố lớp danh từ (có đôi nét tương đồng với hệ thống giống trong ngôn ngữ Rôman hay German). Ngôn ngữ này có hình thái động từ tương đối phức tạp.

Phương ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Masaba có các phương ngữ sau:[5]

  • Gisu (Lugisu)
  • Kisu
  • Bukusu (Lubukusu; của người Luhya)
  • Syan
  • Tachoni (Lutachoni; của người Luhya)
  • Dadiri (Ludadiri)
  • Buya (Lubuya)

Phương ngữ Dadiri nói ở phía bắc, Gisu ở mạn trung, còn Buya ở miền trung-nam vùng nói tiếng Masaba ở Uganda. Phương ngữ Bukusu nói ở Kenya.

Âm vị học

[sửa | sửa mã nguồn]
Môi Chân răng Vòm Ngạc mềm
Mũi m n ŋ
Tắc vô thanh p t k
hữu thanh b d g
Xát vô thanh f s
hữu thanh β z
Tiếp cận l j

Nguyên âm

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Masaba có hệ thống 5 nguyên âm: /i, e, a, o, u/.

Nguồn tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Masaaba”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Bukusu”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  3. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Tachoni”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  4. ^ Jouni Filip Maho, 2009. New Updated Guthrie List Online
  5. ^ Maho (2009)

Tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Brown, Gillian (1972) Phonological Rules and Dialectal Variation: A study of the phonology of Lumasaaba ISBN 0-521-08485-7

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]