Tiếng Pa Dí

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiếng Pa Dí
Sử dụng tạiTrung Quốc, Việt Nam
Tổng số người nói1.300
Phân loạiTai-Kadai
  • Thái
    • Thái Tây Nam
      • ?
        • Tiếng Pa Dí
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3pdi
Glottologpadi1241[1]
ELPPa Di

Tiếng Pa Dí [pa31 zi31] là một ngôn ngữ thuộc ngữ chi Thái được nói tại khu vực biên giới Việt-Trung. Có khoảng 300 người nói tiếng Pa Di ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, Việt Nam, được chính phủ Việt Nam xếp vào nhóm dân tộc Tày.[2]

Tại Trung Quốc, người Pa Dí (tiếng Hoa: Bài Di 摆彝) sống ở huyện tự trị Dao Hà Khẩu, huyện tự trị Miêu Dao Thái Kim Bình và châu tự trị Cáp Nê Di Hồng Hà của Vân Nam. Người Pa Dí được phân loại là người dân tộc Đại ở Hà Khẩu và Tráng ở Yên Sơn và Mã Quan. Năm 1960, dân số Pa Dí là 6.958 người.

Người ta cho rằng tiếng Pa Dí có thể giống với tiếng Tày Lự.[3] Tiếng Pa Dí chia thanh điệu tương tự như tiếng Thái Lan tiêu chuẩn.

Jerold Edmondson[2] báo cáo có khoảng 300 người nói. Tuy nhiên, Bùi Quốc Khánh (2013) báo cáo có 3.000 người Pa Dí sống ở 19 làng tự nhiên ở thị trấn Mường Khương và các xã Tung Chung Phố, Nậm Chảy của huyện Mường Khương.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Pa Di”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ a b “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2019.
  3. ^ Yunnan minzu shibie zonghe diaocha zubian 云南民族识别综合调查组编 (1979). Yunnan minzu shibie zonghe diaocha baogao (1960 nian) Lưu trữ 2021-04-23 tại Wayback Machine 云南民族识别综合调查报告(1960年). Kunming: Yunnan minzuxue yanjiu suoyin 云南民族学研究所印.
  • Bùi Quốc Khánh. 2013. Tri thức dân gian trong canh tác cây lúa nước của người Pa Dí ở Lào Cai. Nhà xuất bản Thời Đại. ISBN 978-604-930-596-2
  • Ngô Đức Thịnh (1975). "Mấy ý kiến góp phần xác minh người Pa Dí ở Mường Khương (Lào Cai)". In, Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam: Viện dân tộc học. Về vấn đề xác định thánh phần các dân tộc thiểu số ở miền bắc Việt Nam, 287-305. Hà Nội: Nhà xuất bản khoa học xã hội.