Tiếng Puyuma
Giao diện
Tiếng Puyuma | |
---|---|
卑南語 | |
Sử dụng tại | Đài Loan |
Tổng số người nói | 8.500 (2002) |
Dân tộc | Người Puyuma |
Phân loại | Nam Đảo
|
Mã ngôn ngữ | |
ISO 639-3 | pyu |
Glottolog | puyu1239 [1] |
Linguasphere | 30-JAA-a |
(đỏ) Puyuma | |
ELP | Puyuma |
Tiếng Puyuma (tên tự gọi Pinuyumayan, tiếng Trung: 卑南語; Hán-Việt: Ti Nam Ngữ; bính âm: Bēinán Yǔ) là ngôn ngữ của người Puyuma, một dân tộc bản xứ Đài Loan (xem thổ dân Đài Loan). Đây là một ngôn ngữ Formosa (một nhóm địa lý) trong ngữ hệ Nam Đảo. Hầu hết người nói là người trung niên hay lớn tuổi.
Tiếng Puyuma là một ngôn ngữ Nam Đảo có nhiều nét khác biệt.
Phương ngữ
[sửa | sửa mã nguồn]Phân loại nội tại cho các phương ngữ tiếng Puyuma dưới đây lấy từ Ting (1978). Phương ngữ Nam Vương là một phương ngữ vừa có phần nguyên thủy về âm vị học vừa có phần đổi mới về ngữ pháp: nó lưu giữ âm tắc hữu thanh của tiếng Puyuma nguyên thủy, song hợp nhất sỡ hữu cách và bổ cách.[2]
- Puyuma nguyên thủy
- Nam Vương
- (Nhánh chính)
- Pinaski–Ulivelivek
- Rikavung
- Kasavakan–Katipul
Những làng nói tiếng Puyuma:[3]
- Cụm Puyuma
- Puyuma (tiếng Trung: 南王 Nam Vương)
- Apapulu (tiếng Trung: 寶桑 Bảo Tang)
- Cụm Katipul
- Alipai (tiếng Trung: 賓朗 Tân Lãng)
- Pinaski (tiếng Trung: 下賓朗 Hạ Tân Lãng); cách Puyuma/Nam Vương 2 km, có giao lưu tiếp xúc cho đến ngày nay
- Pankiu (tiếng Trung: 班鳩 Ban Cưu)
- Kasavakan (tiếng Trung: 建和 Kiến Hoà)
- Katratripul (tiếng Trung: 知本 Tri Bản)
- Likavung (tiếng Trung: 利嘉 Lợi Gia)
- Tamalakaw (tiếng Trung: 泰安 Thái An)
- Ulivelivek (tiếng Trung: 初鹿 Sơ Lộc)
Âm vị học
[sửa | sửa mã nguồn]Tiếng Puyuma có 18 phụ âm, 4 nguyên âm:
Đôi môi | Chân răng | Quặt lưỡi | Vòm | Ngạc mềm | Thanh hầu | ||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Mũi | m | n | ŋ | ||||
Tắc | vô thanh | p | t | ʈ | k | ʔ | |
hữu thanh | b | d | ɖ | ɡ | |||
Xát | s | ||||||
Rung | r | ||||||
Tiếp cận | l | ɭ | j | w |
Trước | Giữa | Sau | |
---|---|---|---|
Đóng | i | u | |
Vừa | ə | ||
Mở | a |
Nguồn tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Puyuma”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
- ^ Teng (2009), tr. 839, 841.
- ^ Zeitoun & Cauquelin (2006), tr. 655.
- ^ a b Teng (2008), tr. 11, 18.
Tài liệu
[sửa | sửa mã nguồn]- Cauquelin, Josiane (1991). Dictionnaire puyuma-français. Paris: Ecole Française d'Extreme-Orient. ISBN 9782855395517.
- Cauquelin, Josiane (2004). Aborigines of Taiwan: the Puyuma - From Headhunting to the Modern World. London: RoutledgeCurzon. ISBN 9780203498590.
- Teng, Stacy Fang-Ching (2007). A reference grammar of Puyuma, an Austronesian language of Taiwan (Luận văn). doi:10.25911/5D63C47EE2628. hdl:1885/147042.
- Teng, Stacy Fang-Ching (2008). A reference grammar of Puyuma, an Austronesian language of Taiwan (PDF). Pacific Linguistics 595. Canberra: Pacific Linguistics, Research School of Pacific and Asian Studies, Australian National University. hdl:1885/28526. ISBN 9780858835870. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2020.
- Teng, Stacy Fang-Ching (2009). Case Syncretism in Puyuma. Languages and Linguistics. 10.
- Ting, Pang-hsin (tháng 9 năm 1978). “Reconstruction of Proto-Puyuma Phonology”. Bulletin of the Institute of History and Philology. Academia Sinica. 49: 321–391. OCLC 4938029239. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2014.