Tiếng Q'eqchi'

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiếng Q'eqchi'
Kekchi
Sử dụng tạiGuatemala, Belize
Khu vựcAlta Verapaz, Petén, Izabal, Baja Verapaz, El Quiché; Toledo
Tổng số người nói800.000 (2009)
Dân tộcNgười Q'eqchi'
Phân loạiMaya
  • Quiche–Mam
Hệ chữ viếtLatinh
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
(ngôn ngữ được công nhận ở Guatemala[1])
Quy định bởiAcademía de las Lenguas Mayas de Guatemala
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3kek
Glottologkekc1242[2]
ELPQ'eqchi'
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tiếng Q'eqchi' (cũng được viết là Kekchi, K'ekchi', hay Kekchí) là một ngôn ngữ Maya, được các cộng đồng người Q'eqchi' tại GuatemalaBelize sử dụng.

Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]

Bản đồ phân bố các ngôn ngữ Maya

Khu vực nơi tiếng Q'eqchi' nằm dọc theo miền bắc Guatemala đến miền nam Belize. Cũng có vài cộng đồng nói tiếng Q'eqchi' tại México.

Ước tính rằng vùng trung tâm nói tiếng Q'eqchi' ở bắc Guatemala rộng trên 24,662 kilômét vuông[3] (tức khoảng 9.522 dặm vuông). Những tỉnh nơi tiếng Q'eqchi' thường được nói gồm:[3]

Tỉnh Đô thị
Alta Verapaz Chahal, Chisec, Cobán, Fray Bartolomé de las Casas, Lanquín, Panzós, Chamelco, Carchá, Cahabón, Senahú, Tucurú
Baja Verapaz Purulhá
Petén La Libertad, Poptún, San Luis, Sayaxché
Quiché Ixcán, Playa Grande, Uspantán
Izabal El Estor, Livingston, Morales

Tại Belize, tiếng Q'eqchi' hiện diện ở Toledo.[3] Tiếng Q'eqchi' được đa số người Maya tại Toledo nói.

Terrence Kaufman cho rằng tiếng Q'eqchi' có hai nhóm phương ngữ chính: đông và tây. Nhóm đông có mặt ở Lanquín, Chahal, Chahabón và Senahú, còn nhóm tây ở những nơi còn lại.[4]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Proyecto de Reformas a la Constitución Política
  2. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Kekchi”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  3. ^ a b c Richards, Michael (2003). Atlas Lingüístico de Guatemala (PDF). Guatemala: Instituto de Lingüística y Educación. tr. 76–77. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 11 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2017.
  4. ^ Stewart 1980, tr. xiii.