Bước tới nội dung

Tiếng Swazi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiếng Swazi / Swati
siSwati
Sử dụng tại Eswatini
 Nam Phi
 Lesotho
 Mozambique
Tổng số người nói2,3 triệu (2006–2011)
2,4 triệu người nói L2 tại Nam Phi (2002)[1]
Phân loạiNiger-Congo
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
 Eswatini
 Nam Phi
Mã ngôn ngữ
ISO 639-1ss
ISO 639-2ssw
ISO 639-3ssw
Swati (Swazi)
PersonliSwati
PeopleemaSwati
Ngôn ngữsiSwati
Quốc giaeSwatini
Phân bổ tiếng Swazi tại Nam Phi: tỷ lệ người sử dụng Swazi tại nhà.

Tiếng Swazi hay Swati (nội danh tiếng Swazi: siSwati [siswatʼi]) là một ngôn ngữ Bantu được người Swazi sử dụng tại EswatiniNam Phi. Số người sử dụng ngôn ngữ này ước tính khoảng 3 triệu người. Ngôn ngữ này được giảng dạy tại Eswatini và trong một số trường học tại Nam Phi thuộc các tỉnh Mpumalanga và khu vực KaNgwane. Tiếng Swazi là một ngôn ngữ chính thức tại Eswatini (cùng với tiếng Anh) và cũng là một trong 11 ngôn ngữ tại Nam Phi.

Mặc dù thường được gọi là "Swati" bởi những người sử dụng bản địa, trong tiếng Anh thường thường được gọi là Swazi. Tiếng Swazi có quan hệ gần gũi nhất các ngôn ngữ Nguni "Tugela" khác, như Phuthi; nhưng cũng rất gần với các ngôn ngữ Nguni "Zunda": Zulu, Nam Ndebele, Bắc Ndebele, và Xhosa.

Phương ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Swazi nói tại Eswatini có thể phân thành 4 phương ngữ tương ứng với 4 vùng hành chính của nước này: Hhohho, Lubombo, Manzini, và Shiselweni.

Tiếng Swazi có ít nhất hai biến thể (hay "dạng"): chuẩn, biến thể chiếm ưu thế được nói chủ yếu tại phía bắc trung và tây nam của đất nước, và biến thể còn lại được nói ở những vùng khác.

Ở xa về phía nam, đặc biệt trong các đô thị như NhlanganoHlathikhulu, ngôn ngữ nói chịu ảnh hưởng đáng kể từ tiếng Zulu (iSiZulu). Nhiều người Swazi (số nhiều eMaSwati, số ít liSwati), không xem biến thể này là tiếng Swazi "thực sự". Biến thể này được coi là phương ngữ thứ hai của đất nước. Một lượng khá lớn người nói tiếng Swazi cư trú tại Nam Phi (chủ yếu tại tỉnh Mpumalanga và tại Soweto) được người nói tiếng Swazi Eswatini cho rằng nói ngôn ngữ không chuẩn.

Không giống như biến thể tại miền nam của Eswatini, biến thể Mpumalanga ít chịu ảnh hưởng của tiếng Zulu, và vì vậy được coi là gần với tiếng Swazi chuẩn hơn. Tuy nhiên, biến thể Mpumalanga này có thể nhận ra vì có những khác biệt trong âm điệu, và có thể trong thanh điệu. Kiểu âm điệu trong tiếng Mpumalanga thường được coi là "chói tai" với những người tại Eswatini.

Một đặc điểm của biến thể chuẩn chiếm ưu thế của tiếng Swazi (được nói ở miền bắc và miền trung Eswatini) là kiểu hoàng gia với lối nói chậm rãi, phát âm nhấn mạnh, thường được người dân thường coi là lối nói ngọt ngào.

Nguyên âm

[sửa | sửa mã nguồn]
Nguyên âm tiếng Swazi
Trước Giữa Sau
Đóng i u
Vừa ɛ ɔ
Mở a

Tiếng Swazi chi có một vị trí phát âm với phụ âm click (răng), nhưng lại phân biệt 5-6 cách phát âm khác nhau.[2]

Phụ âm tiếng Swazi
Môi Răng Chân răng Sau
chân răng
Ngạc mềm Thanh hầu
thường mũi hoá trước thường mũi hoá trước
Click thường ǀ ᵑǀ
bật hơi ǀʰ ᵑǀʰ
hà hơi ᶢǀʱ ᵑǀʱ
Mũi hà hơi n̤ʱ ndʒʱ
thường m n ɲ ŋ, ŋɡ
Tắc tống ra k̬, kʼ
bật hơi
hà hơi ɡʱ
khép ɓ
Tắc xát vô thanh tf tsʼ, tsʰ kʼˡ
hữu thanh dv mɓ, mbʱ dz dʒʱ
Xát vô thanh f s ɬ ʃ h
hà hơi ɮ ʒ ɦ
Tiếp cận w l j

Ngữ pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Danh từ tiếng Swazi (libito) gồm hai phần thiết yếu, tiền tố (sicalo) và gốc danh từ (umsuka). Danh từ được chia thành nhiều lớp danh từ dựa trên tiền tố.

Bảng dưới thể hiện các lớp danh từ tiếng Swazi, phân theo cặp số ít-số nhiều.

Lớp Số ít Số nhiều
1/2 um(u)- ba-, be-
1a/2a Ø- bo-
3/4 um(u)- imi-
5/6 li- ema-
7/8 s(i)- t(i)-
9/10 iN- tiN-
11/10 lu-, lw-
14 bu-, b-, tj-
15 ku-

Điều 1 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền:

Bonkhe bantfu batalwa bakhululekile balingana ngalokufananako ngesitfunti nangemalungelo. Baphiwe ingcondvo nekucondza kanye nanembeza ngakoke bafanele batiphatse nekutsi baphatse nalabanye ngemoya webuzalwane.[3][4]

Bằng tiếng Việt:

Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền. Mọi người đều được phú bẩm về lý trí và lương tâm và vì thế phải đối xử với nhau trên tinh thần bác ái.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Webb, Vic. 2002. "Language in South Africa: the role of language in national transformation, reconstruction and development." Impact: Studies in language and society, 14:78
  2. ^ Taljaard, Khumalo, Bosch, van Schaik (1991) Handbook of SiSwati
  3. ^ Omniglot.com
  4. ^ http://www.eatoni.com/wiki/index.php/Seswati Lưu trữ 2012-06-16 tại Wayback Machine Eatoni.com

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Wiktionary
Wiktionary
Wiktionary có sẵn các định nghĩa trong:
Tiếng Swazi

Phần mềm

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Ngôn ngữ Liên minh châu Phi