Tiếng Tshangla
Tiếng Tshangla | |
---|---|
Tiếng Sharchop | |
Phát âm | [tsʰaŋla] |
Sử dụng tại | Bhutan, Arunachal Pradesh, Tây Tạng |
Tổng số người nói | 170.000 (1999–2007)[1] |
Dân tộc | Người Sharchop, người Memba |
Phân loại | Hán-Tạng
|
Phương ngữ | Tshangla Bhutan (Trashigang)
Tây Kameng (Tây Kameng, Ấn Độ)
|
Hệ chữ viết | không thống nhất; chữ Tạng thường được sử dụng |
Mã ngôn ngữ | |
ISO 639-3 | cả hai:tsj – Tshanglakkf – Monpa Kalaktang (?) |
Glottolog | tsha1247 [2] |
Tiếng Tshangla (đọc là /tsʰaŋla/) hay tiếng Sharchop là một ngôn ngữ Hán-Tạng. Tiếng Tshangla chủ yếu được nói ở miền đông Bhutan và đóng vai trò là một lingua franca tại đây, trong những khu vực nơi đa số người Sharchop sinh sống, nó cũng hiện diện tại Arunachal Pradesh (Ấn Độ) và Tây Tạng. Tiếng Tshangla là ngôn ngữ phi Tạng chính ở Bhutan.[3][4]
Phân loại
[sửa | sửa mã nguồn]Tiếng Tshangla, dù không phải một ngôn ngữ Tạng, vẫn thường được xem là có quan hệ gần với những ngôn ngữ này. Bradley (2002) xếp nó vào nhóm ngôn ngữ Đông Bod.[5] Tuy nhiên, Van Driem (2011) giữ nó như một ngôn ngữ chưa được phân loại trong ngữ hệ Hán-Tạng, cần nghiên cứu sâu hơn.[6]
Phương ngữ
[sửa | sửa mã nguồn]Tiếng Tshangla là một cụm phương ngữ gồm một vài phương ngữ không thông hiểu lẫn nhau, gồm (Gerber 2018):[7]
- Trashigang
- Dungsam
- Dirang
- Bjokapakha (Bjoka)
Dạng tiếng Tshangla ở Trashigang đóng vai trò lingua franca. Dungsam là phương ngữ nguyên thủy nhất, còn Dirang và Bjokapakha lại khá "đổi mới".[7]
Chữ viết
[sửa | sửa mã nguồn]Tiếng Tshangla ít khi là ngôn ngữ viết và không có địa vị chính thức. Lúc được viết ra, người bản ngữ hay dùng chữ Tạng.[8]
Ngữ âm học
[sửa | sửa mã nguồn]Bản dưới là hệ thống phụ âm tiếng Tshangla theo Andvik (2010). Âm vị ngoại lai, trong ngoặc kép, thường được hợp nhất vào âm vị nguyên hữu: /ɬ/ thành /l/; /dz/ thành /z/; và /ʑ/ thành /y/.[8]:8–12
Môi | Chân răng | Quặt lưỡi | Vòm | Ngạc mềm | Thanh hầu | ||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Tiếp cận | w /w/ ཝ | j /y/ ཡ | h /h/ ཧ | ||||
Mũi | m /m/ མ | n /n/ ན | ɲ /ny/ ཉ | ŋ /ng/ ང | |||
Tắc | vô thanh | p /p/ པ | t /t/ ཏ | ʈ /tr/ ཏྲ | k /k/ ཀ | ||
bật hơi | pʰ /ph/ ཕ | tʰ /th/ ཐ | ʈʰ /thr/ ཐྲ | kʰ /kh/ ཁ | |||
hữu thanh | b /b/ བ | d /d/ ད | ɖ /dr/ དྲ | ɡ /g/ ག | |||
Tắc xát | vô thanh | ts /ts/ ཅ | tɕ /tsh/ ཆ | ||||
hữu thanh | (dz /dz/ ཛ) | dʑ /j/ ཇ | |||||
Xát | vô thanh | s /s/ ས | ɕ /sh/ ཤ | ||||
hữ thanh | z /z/ ཟ | (ʑ /zh/ ཞ) | |||||
Cạnh lưỡi | vô thanh | (ɬ /lh/ ལྷ) | |||||
hữu thanh | l /l/ ལ | ||||||
Vỗ | r /r/ ར |
Bản trên gồm chủ yếu phụ âm đầu. Cụm phụ âm đầu bị giới hạn theo cấu trúc phụ âm + /r/, ngoại lệ là /pɕi/, được dùng hạn chế.[nb 1][8]:14–15 Phụ âm bật hơi /pʰ/ /tʰ/, và /kʰ/ lúc ở vị trí giữa nguyên âm lenite thành lần lượt /ɸ/, /θ/, và /x/ hay /h/.[8]:10 Phụ âm cuối là /p/, /t/, /k/, /s/, /m/, /n/, và /ŋ/.[8]:16
Nguyên âm tiếng Tshangla như sau, theo Andvik (2010). Nguyên âm trong ngoặt kép có trong từ mượn, chủ yếu lấy từ tiếng Tạng, tiếng Dzongkha, và Chöke. Nguyên âm mượn có thể trở thành nguyên âm trước không làm tròn.[8]:12–14
Trước | Giữa | Sau | ||
---|---|---|---|---|
không làm tròn |
làm tròn |
làm tròn | ||
Đóng | i /i/ ི | (y /ü/ ུ) | u /u/ ུ | |
Vừa | e /e/ ེ | (œ /ö/ ོ) | o /o/ ོ | |
Mở | a /a/ |
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Tiếng Tshangla tại Ethnologue. 18th ed., 2015.
- ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Tshanglic”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
- ^ van Driem, George L. (1993). “Language Policy in Bhutan”. Luân Đôn: SOAS. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2011.
- ^ van Driem, George (2001). Languages of the Himalayas: An Ethnolinguistic Handbook of the Greater Himalayan Region. Brill. tr. 915 et seq.
- ^ David Bradley (2002), "The Subgrouping of Tibeto-Burman", in Beckwith & Blezer, Medieval Tibeto-Burman languages, BRILL, pp. 73–112
- ^ George van Driem (2011), "Tibeto-Burman subgroups and historical grammar", Himalayan Linguistics Journal 10(1):31–39
- ^ a b Gerber, Pascal. 2018. Areal features in Gongduk, Bjokapakha and Black Mountain Mönpa phonology Lưu trữ 2019-03-24 tại Wayback Machine. Unpublished draft.
- ^ a b c d e f Andvik, Erik E. (2010). A Grammar of Tshangla. Tibetan Studies Library. 10. Brill. ISBN 90-04-17827-9.