Tiếng lóng Internet

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tiếng lóng Internet (cũng gọi từ lóng trên mạng, chatspeak) (tiếng Anh: Internet slang) là một dạng ngôn ngữ không chuẩn, phi chính thức được mọi người trên Internet sử dụng để giao tiếp với nhau.[1] Một ví dụ về tiếng lóng Internet là "LOL" nghĩa là "cười to". Vì tiếng lóng Internet liên tục thay đổi, nên rất khó để đưa ra một định nghĩa chuẩn hóa.[2] Tuy nhiên, nó có thể hiểu là bất kì loại tiếng lóng nào mà người dùng Internet đã phổ biến, và trong nhiều trường hợp là đã đặt ra. Các thuật ngữ như vậy thường bắt nguồn từ mục đích là tiết kiệm các lần gõ phím, hoặc để bù đắp cho các giới hạn kí tự nhỏ. Nhiều người sử dụng các từ viết tắt giống như nhau trong việc nhắn tin văn bản, nhắn tin tức thời hay các dịch vụ mạng xã hội. Từ viết tắt từ chữ đầu, kí hiệu bàn phím và những chữ viết tắt là các loại tiếng lóng phổ biến trên Internet. Các "phương ngữ" mới của loại tiếng lóng này, chẳng hạn như phương ngữ leet hay Lolspeak, được phát triển dưới dạng meme Internet nhập nhóm hơn là dạng mục đích tiết kiệm thời gian. Nhiều người cũng dùng tiếng lóng Internet trong cả giao tiếp trực diện, ngoài đời thực.

Hình thành và phát triển[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng lóng Internet bắt nguồn từ những ngày đầu của mạng Internet, cùng với một số thuật ngữ có trước Internet.[3] Các dạng tiếng lóng sớm nhất của Internet giả định kiến thức của mọi người về lập trình và các câu lệnh trong một ngôn ngữ cụ thể.[4] Tiếng lóng Internet được dùng trong các phòng chat, dịch vụ mạng xã hội, trò chơi trực tuyến, trò chơi video và trong cộng đồng mạng. Kể từ năm 1979, những người dùng mạng truyền thông như Usenet đã tạo ra loại tốc ký của riêng họ.[5]

Thúc đẩy[sửa | sửa mã nguồn]

Động lực chính để người ta dùng một tiếng lóng duy nhất trên Internet là để cho dễ dàng giao tiếp. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của Đại học Tasmania,[6] trong khi các phím tắt tiếng lóng trên Internet tiết kiệm thời gian hơn cho người viết, thì người đọc lại mất gấp đôi thời gian để có thể đọc hiểu được. Mặt khác, tương tự như việc sử dụng tiếng lóng trong cách nói trực tiếp hoặc ngôn ngữ viết truyền thống, tiếng lóng trên Internet thường là một phương pháp để chỉ tới tư cách thành viên của một nhóm.[7]

Tiếng lóng Internet cung cấp một đường lối tạo điều kiện và hạn chế khả năng giao tiếp theo những cách cơ bản khác, với những cách được tìm ra trong các tình huống kí hiệu học khác. Nhiều kì vọng và thực hành mà ta liên kết với ngôn ngữ nói và viết không còn áp dụng được nữa. Bản thân Internet là lí tưởng để tiếng lóng mới xuất hiện vì sự phong phú của phương tiện và tính sẵn có của thông tin.[8] Vì vậy, tiếng lóng cũng được thúc đẩy cho việc "tạo ra và duy trì các cộng đồng trực tuyến".[8] Đến lượt mình,[9][10] thì những cộng đồng này đóng một vai trò trong tinh thần đoàn kết hoặc sự đồng nhất hoặc một mục đích riêng hay chung.[11]

David Crystal phân biệt giữa năm lĩnh vực của Internet, nơi mà tiếng lóng được sử dụng - Bản thân Web, email, trò chuyện phi đồng bộ (ví dụ: danh sách gửi thư), trò chuyện đồng bộ (ví dụ: IRC), và thế giới ảo.[12] Đặc tính điện tử của đường lối này có ảnh hưởng cơ bản đến ngôn ngữ của phương tiện. Các tùy chọn giao tiếp bị hạn chế bởi bản chất của phần cứng cần thiết giúp truy cập Internet. Do đó, năng lực ngôn ngữ sản xuất (loại thông tin có thể được gửi đi) được xác định bởi các kí tự kí sẵn trên bàn phím và năng lực ngôn ngữ tiếp thu (tức loại thông tin có thể nhìn thấy) được quyết bởi kích thước, cấu hình của màn hình. Ngoài ra, cả người gửi lẫn người nhận đều bị ràng buộc về mặt ngôn ngữ, bởi các thuộc tính của phần mềm internet, phần cứng máy tínhphần cứng mạng liên kết chúng. Diễn ngôn điện tử đề cập đến việc viết "rất thường xuyên đọc như thể nó đang được nói ra - nghĩa là, như thể người gửi đang viết ra cái nói chuyện vậy".[13]

Quan điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiều cuộc tranh luận về việc việc sử dụng tiếng lóng trên Internet ảnh hưởng đến ngôn ngữ bên ngoài lĩnh vực kĩ thuật số diễn ra như thế nào. Mặc dù mối quan hệ nhân quả trực tiếp giữa Internet và ngôn ngữ vẫn chưa được chứng minh bởi bất kì nghiên cứu khoa học nào,[14] tiếng lóng Internet đã đưa ra những quan điểm khác biệt về ảnh hưởng của nó đối với tiêu chuẩn sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp không qua máy tính.

Những người theo chủ nghĩa kê đơn có xu hướng tin tưởng rộng rãi rằng Internet có ảnh hưởng tiêu cực đến tương lai của ngôn ngữ, và nó sẽ dẫn đến sự xuống cấp tiêu chuẩn.[11] Một số người thậm chí còn cho rằng bất cứ sự suy giảm nào của tiếng Anh chính thức thông thường là do sự gia tăng sử dụng giao tiếp điện tử.[14] Cũng có ý kiến cho rằng sự khác biệt về ngôn ngữ giữa Tiếng Anh Chuẩn và CMC có thể có tác động đến công tác giáo dục xóa mù chữ.[15] Điều này được minh họa bằng ví dụ được báo cáo rộng rãi về một bài luận ở trường của một thiếu niên người Scotland, trong đó chứa rất nhiều chữ viết tắt và từ viết tắt được ví như ngôn ngữ SMS. Các phương tiện truyền thông đại chúng cũng như các nhà giáo dục lên án rất nhiều về phong cách này, những người bày tỏ rằng điều này cho thấy khả năng đọc viết hoặc ngôn ngữ đang giảm sút.[16]

Báo chí[sửa | sửa mã nguồn]

Vào tháng 4 năm 2014, tổng biên tập Max Read của Gawker đã thiết lập nguyên tắc về phong cách viết mới, là cấm tiếng lóng internet đối với nhân viên soạn của mình.[17][18][19][20][21][22]

Tiếng lóng Internet trong quảng cáo[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng lóng Internet được coi là một hình thức quảng cáo.[23] Qua hai nghiên cứu thực nghiệm, người ta đã chứng minh rằng tiếng lóng Internet có thể giúp thúc đẩy hoặc thu hút sự chú ý của đám đông thông qua việc quảng cáo, nhưng lại không làm tăng doanh thu của sản phẩm.[23] Tuy nhiên, việc sử dụng tiếng lóng Internet trong quảng cáo có thể thu hút một số nhân khẩu học nhất định và có thể không phải là cách tốt nhất để sử dụng, tùy thuộc vào sản phẩm hoặc hàng hóa.[23] Hơn nữa, việc lạm dụng tiếng lóng Internet cũng ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu do chất lượng của quảng cáo, nhưng sử dụng một lượng thích hợp sẽ đủ để thu hút sự chú ý nhiều hơn đến quảng cáo.[23] Theo thử nghiệm, tiếng lóng Internet đã giúp thu hút người tiêu dùng về các mặt hàng cần thiết.[23] Tuy nhiên, nhân khẩu học của các mặt hàng xa xỉ khác nhau cũng như việc sử dụng tiếng lóng Internet có khả năng khiến thương hiệu bị mất uy tín do chính tính phù hợp của tiếng lóng Internet.[23]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Zappavigna, Michele (2012). Discourse of Twitter and Social Media: How We Use Language to Create Affiliation on the Web. eBook. tr. 127. ISBN 9781441138712.
  2. ^ Yin Yan (2006) World Wide Web and the Formation of the Chinese and English "Internet Slang Union". Computer-Assisted Foreign Language Education. Vol. 1. ISSN 1001-5795
  3. ^ Daw, David. “Web Jargon Origins Revealed”. Pcworld.com. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2014.
  4. ^ McCulloch, Gretchen (2019). Because Internet: Understanding the Rules of Language. New York: Riverhead Books. tr. 88–95. ISBN 9780735210950.
  5. ^ Meggyn. “Trolling For Slang: The Origins of Internet Werdz”. Theunderenlightened.com. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2014.
  6. ^ “Don't be 404, know the tech slang”. BBC. 10 tháng 12 năm 2008.
  7. ^ Crystal, David (1997). The Cambridge Encyclopedia of Language . Cambridge: Cambridge University Press.
  8. ^ a b Flamand, E (2008). “The impossible task of dialog analysis in chatboxes”.
  9. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên :1
  10. ^ Wei Miao Miao (2010) "Internet slang used by online Japanese anime fans." 3PM Journal of Digital Researching and Publishing. Session 2 2010 pp 91–98
  11. ^ a b Meng Bingchun (2011) "From Steamed Bun to Grass Mud Horse: E Gao as alternative political discourse on the Chinese Internet." Global Media and Communication April 2011 vol. 7 no. 1 33–51
  12. ^ Crystal, David (2001). Language and the Internet. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 0-521-80212-1.
  13. ^ Davis, B.H.; Brewer, J. P. (1997). Electronic discourse: linguistic individuals in virtual space. Albany, NY: State University of New York Press.
  14. ^ a b “Internet's Effect on Language Debated”. Newjerseynewsroom.com. 20 tháng 1 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2012.
  15. ^ Hawisher, Gale E. and Cynthia L. Selfe (eds). (2002). Global Literacies and the World-Wide Web. London/New York: Routledge
  16. ^ “BBC NEWS | UK | Is txt mightier than the word?”. Newsvote.bbc.co.uk. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2012.
  17. ^ Beaujon, Andrew (3 tháng 4 năm 2014). “Gawker bans 'Internet slang'. Poynter Institute. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2014.
  18. ^ Crugnale, James (3 tháng 4 năm 2014). “Gawker Rips Buzzfeed in Ban on 'WTF,' 'Epic' and Other Internet Slang From Its Website”. TheWrap. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2014.
  19. ^ Kassel, Matthew (3 tháng 4 năm 2014). 'Massive' Attack: Gawker Goes After Whopping Word”. The New York Observer. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2014.
  20. ^ Weaver, Alex (3 tháng 4 năm 2014). “Gawker Editor Bans 'Internet Slang,' Challenges Staff to 'Sound Like Regular Human Beings'. BostInno. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2014.
  21. ^ Poole, Steven (10 tháng 4 năm 2014). “A ban on internet slang? That's derp”. The Guardian. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2014.
  22. ^ McWhorter, John (7 tháng 4 năm 2014). “Gawker is Trying to Use 'Adult' Language. Good Luck to Them”. The New Republic. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2014.
  23. ^ a b c d e f Liu S, Gui DY, Zuo Y, Dai Y (7 tháng 6 năm 2019). “Good Slang or Bad Slang? Embedding Internet Slang in Persuasive Advertising”. Frontiers in Psychology. 10: 1251. doi:10.3389/fpsyg.2019.01251. PMC 6566129. PMID 31231278.