Sh2-155

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Tinh vân Hang Động)
Sh2-155
Tinh vân phát xạ
Sh2–155
Dữ liệu quan sát: kỷ nguyên J2000
Xích kinh22h 57m 17,14s
Xích vĩ+62° 28′ 33,4"
Khoảng cách2400 ly
Cấp sao biểu kiến (V)7,7
Không gian biểu kiến (V)50,0' x 30,0'
Chòm saoTiên Vương
Đặc trưng vật lý
Bán kính35 ly
Cấp sao tuyệt đối (V)16
Tên gọi khácSh2-155, Caldwell 9, LBN 110.11+02.44
Xem thêm: Danh sách tinh vân

Sh2-155 (tên gọi khác là Caldwell 9, Sharpless 155 hay S 155) là tên của một tinh vân khuếch tán nằm trong chòm sao Tiên Vương. Khoảng cách của nó tới Trái Đất là 2400 năm ánh sáng (725 parsec).[1][2] Nó nằm trong một phức hợp tinh vân, vừa có tính chất phát ra, phản chiếu và tinh vân này còn là một tinh vân tối. Tên thường gọi của tinh vân Sh2-155 là Tinh vân trong động, mặc dù tên này đã được đặt cho một tinh vân khác nằm trong chòm Tiên Vương là Ced 201. Sh2-155 còn là một vùng H II bị ion hóa với hoạt động hình thành sao đang diễn ra.[3]

Sh2-155[4] được ghi nhận lần đầu tiên là một tinh vân phát xạ thiên hà vào năm 1959 trong lần sửa đổi thứ hai của danh sách Sharpless[5]. Mặc dù tinh vân này tương đối mờ nếu không quan sát để nghiên cứu. Nếu bầu trời tối, ta có thể nhìn thấy một vài phần của nó bằng một kính viễn vọng có kích thước vừa phải.[6][7]

Tinh vân này nằm ở rìa của đám mây Cepheus B (một phần của đám mây phân tử Cepheus) và bị ion hóa bởi những ngôi sao trẻ trong mối liên kết sao Cep OB3.[8]

Tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]

Cái tên "Tinh vân trong động" được đặt ra cho vật thể này bởi nhà thiên văn học người Anh Patrick Moore, có lẽ xuất phát từ hình ảnh chụp ảnh cho thấy một vòng cung cong của tinh vân này giống với miệng hang[9]. Mặc dù tên gọi này đã được đặt cho một tinh vân khác tên là Ced 201[10] hoặc VdB 152[11][12] ở vị trí xích kinh 22h 13m 27s và độ nghiêng +70° 15′ 18″.

Tinh vân trong động trong Bảng màu Hubble (Sii, Ha, Oiii), Được chụp từ Leeds Vương quốc Anh bởi nhiếp ảnh chiêm tinh nghiệp dư urmymuse.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Blaauw, A.; Hiltner, W. A.; Johnson, H. L. (1959). “Photoelectric Photometry of the Association III Cephei”. The Astrophysical Journal. 130: 69. Bibcode:1959ApJ...130...69B. doi:10.1086/146697. ISSN 0004-637X.
  2. ^ Crawford, D. L.; Barnes, J. V. (1970). “Four-color and H-beta photometry of open clusters - VI - the association III Cep”. The Astronomical Journal. 75: 952. Bibcode:1970AJ.....75..952C. doi:10.1086/111045. ISSN 0004-6256.
  3. ^ Getman, Konstantin V.; Feigelson, Eric D.; Townsley, Leisa; Broos, Patrick; Garmire, Gordon; Tsujimoto, Masahiro (2006). “ChandraStudy of the Cepheus B Star‐forming Region: Stellar Populations and the Initial Mass Function”. The Astrophysical Journal Supplement Series. 163 (2): 306–334. arXiv:astro-ph/0601405. Bibcode:2006ApJS..163..306G. doi:10.1086/501453. ISSN 0067-0049.
  4. ^ “Sh2-155”. SIMBAD. Trung tâm dữ liệu thiên văn Strasbourg. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2017.
  5. ^ Sharpless, S. (1959). “A Catalogue of H II Regions”. Astrophysical Journal Supplement. 4: 257. Bibcode:1959ApJS....4..257S. doi:10.1086/190049. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2017.
  6. ^ Patrick Moore (1990). The Amateur Astronomer (11th ed), W.W. Norton & Company, ISBN 0-393-02864-X
  7. ^ Trusock, T. (ngày 11 tháng 3 năm 2017). “The Caldwell Objects – Deep Sky Companions” (PDF).
  8. ^ Panagia, N.; Thum, C. (1981). “A study of the S 155A – CEP B cloud and its relation to Cepheus OB3 association”. Astronomy and Astrophysics. 92 (2): 295–299. Bibcode:1981A&A....98..295P.
  9. ^ Mobberley, M. (ngày 9 tháng 3 năm 2017). “The Caldwell Objects and How to Observe Them”.
  10. ^ “Ced 201”. SIMBAD. Trung tâm dữ liệu thiên văn Strasbourg. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2017.
  11. ^ “VdB 152”. SIMBAD. Trung tâm dữ liệu thiên văn Strasbourg. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2017.
  12. ^ “APOD: 2012 October 31 – VdB 152: A Ghost in Cepheus”. apod.nasa.gov. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2017.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]